221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
654010
DN lao đao vì trót... ''xã hội hoá xe buýt''!
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
DN lao đao vì trót... ''xã hội hoá xe buýt''!
,

(VietNamNet) - Có 2 DN trúng thầu vận chuyển hành khách bằng xe buýt theo chủ trương ''xã hội hoá xe buýt''. Tuy nhiên, sau khi trúng thầu, một DN không dám triển khai, còn một DN đã triển khai được 2 tháng nhưng trong tình trạng... ''dở khóc dở cười''...

"Ngậm đắng'' trả lãi cao, ''nuốt cay'' mong tiền lời!

Năm 2004, UBND TP.HN có chủ trương xã hội hoá vận tải hành khách công cộng. Chủ trương này đã được Sở GTCC Hà Nội triển khai thực hiện. Sau khi vượt qua gần 20 DN khác, Công ty TNHH Bắc Hà và Công ty Cổ phần Vận tải và Du lịch (CPVTDL) Đông Anh trúng thầu 6 tuyến xe buýt. Trong đó, Công ty TNHH Bắc Hà trúng thầu 5 tuyến buýt số 41, 42, 43, 44, 45, 47 và Công ty Cổ phần Vận tải và Du lịch Đông Anh trúng thầu tuyến buýt số 46.

Ông Nguyễn Trung Tấn, Chủ tịch HĐQT Công ty CPVTTMDL Đông Anh: ''Chúng tôi đang thoi thóp...!''

Bắt đầu từ tháng 3/2005, Công ty CPVTDL Đông Anh đã khai trương tuyến buýt số 46 (Mỹ Đình – Cổ Loa). Còn Công ty TNHH Bắc Hà, sau khi trúng thầu vẫn chưa đưa tuyến buýt nào vào hoạt động, mặc dù trúng thầu tới 5 tuyến.

Khi tuyến buýt số 46 (Mỹ Đình – Cổ Loa) hoạt động, mừng nhất vẫn là nhân dân huyện Đông Anh. Việc đi lại được thuận tiện, khoảng cách giữa ngoại thành và nội thành được rút ngắn. Từ khi có xe buýt tuyến 46, lượng hành khách ngày càng đông. Tháng 3/2005, lượng hành khách đạt trên 90.000 khách, đến tháng 4/2005, lượng khách đã tăng lên tới 166.000 khách. Trong giờ cao điểm, tuyến số 46 luôn trong tình trạng quá tải. Xe buýt tuyến 46 chỉ có 60 chỗ nhưng thậm chí phải chở lên tới 150 – 160 hành khách.

Tuy nhiên, qua trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Công ty CPVTDL Đông Anh cho biết, đến thời điểm này lãnh đạo công ty làm vẫn không có lương, tiền lương hàng tháng chỉ để dành cho anh em lái, phụ xe và nhân viên quản lý điều hành! Theo ông Hùng, công ty có tất cả 15 xe buýt, phải hoạt động hết công suất và đã có đề xuất với Trung tâm điều hành giao thông đô thị Hà Nội cho tăng thêm tần suất xe buýt (hiện nay đang từ 15 – 20 phút/ chuyến). Ông khẳng định chỉ sau một ngày là có thể huy động được xe để vào tuyến hoạt động. Nhưng tiếc thay, những đề xuất này lại chưa được Trung tâm quản lý điều hành GTĐT cho phép (!).

Cũng theo ông Nguyễn Văn Hùng, khi tham gia đấu thầu vận tải hành khách công cộng, các DN đã hết sức ''mạo hiểm'' bởi so với Tổng Công ty Vận tải Hà Nội, các DN tư nhân không có lợi thế gì. Chấp nhận cuộc chơi ''xã hội hoá xe buýt'', DN đã phải ''liều lĩnh'' đầu tư mua xe buýt bằng vay vốn tín dụng ngân hàng với lãi suất rất cao. Cụ thể, công ty đã phải vay vốn ngân hàng 9 tỉ đồng với lãi suất 1,25% để đầu tư mua mới 15 xe buýt, loại 60 chỗ ngồi với giá thành 760 triệu/xe. Trong khi đó, công ty lại không được tính vào chi phí vận hành để thanh toán trợ giá. Thời gian hợp đồng khai thác tuyến là 3 năm (theo quyết định 71/ 2004-QĐ-UB của UBND TP Hà Nội) không phù hợp với dự án đầu tư vay vốn là 5 năm theo quy định hiện hành. Phần đất dành cho bãi đỗ công ty cũng phải đi thuê với giá cao, trong khi đó đơn giá tính theo giá đất nhà nước cho thuê. 

Được biết, năm 2004 Tổng Công ty Vận tải Hà Nội được trợ giá 100 tỷ đồng. Ông Nguyễn Trung Tấn, Chủ tịch HĐQT Công ty CPVTTMDL Đông Anh cho biết: ''Cứ mỗi ngày mở mắt ra là mất mấy triệu bạc vì phải trả lãi ngân hàng cao, không được hỗ trợ sau đầu tư...''.

Sắp tới, Hà Nội sẽ tiếp tục xã hội hoá thêm 6 tuyến buýt nữa. Khi biết thông tin này, ông Tấn không hồ hởi và nói: ''Chúng tôi xin đầu hàng, vì nếu làm thì không thể tồn tại được. Đã mấy tháng nay, từ khi tuyến buýt 46 đi vào hoạt động, chúng tôi vẫn chưa có một đồng tiền trợ giá nào được thanh toán... Chúng tôi đang thoi thóp...!''.

DN sẽ trông chờ vào ai?

Về những khó khăn của DN khi tham gia xã hội hoá xe buýt, một lãnh đạo Sở GTCC Hà Nội cho biết, đó đúng là những bước cản trở DN. Việc DN đề xuất lên Trung tâm quản lý điều hành GTĐT Hà Nội để được tăng thêm tần suất chạy xe, phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách là chính đáng trên cơ sở thực tế.

Nghịch cảnh của xe buýt tuyến 46: luôn đầy khách nhưng không có... tiền !

Được biết, Sở GTCC chưa nhận được đề xuất bằng văn bản của Công ty CPVTTMDL Đông Anh về những khó khăn này. Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Công ty CPVTTMDL Đông Anh cho biết, ngày 12/5/2005, Công ty đã có văn bản đề xuất gửi Sở GTCC và Trung tâm quản lý điều hành GTĐT.

Về vấn đề trợ giá xe buýt, được biết năm 2005 thành phố không ghi kế hoạch cho Sở GTCC, nên Sở không có nhiệm vụ phải thanh toán cho Công ty CPVTTMDL  Đông Anh, vấn đề này do Sở Tài chính phụ trách.

Hiện nay, Sở GTCC đang góp ý điều chỉnh quyết định 71 của UBND thành phố Hà Nội về xã hội hoá vận tải hành khách công cộng. Sắp tới, Sở GTCC sẽ họp một lần nữa để lấy ý kiến về việc góp ý điều chỉnh quyết định 71.

Xã hội hoá xe buýt là chủ trương đúng đắn của Hà Nội nhưng điều DN mong nhất là khi tham gia ''xã hội hoá'', DN sẽ được ưu tiên và được các bộ ngành cùng chung sức tháo gỡ khó khăn.

  • Thụy Du

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,