221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
671540
Mái ấm của những người bị lừa bán sang Trung Quốc
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Mái ấm của những người bị lừa bán sang Trung Quốc
,

(VietNamNet) - Nơi đất khách quê người, anh chuộc chị khỏi nhà "chồng". Trở về quê, anh chị được người thân giúp mua 1 miếng đất, dựng nhà, sinh 2 con.

Chị Nguyễn Thị Tuyền đang sống hạnh phúc bên chồng con- Ảnh: HS


Năm 1993, nghe theo lời dụ dỗ có việc làm bên Trung Quốc của 1 người phụ nữ cùng địa phương, chị cùng 3 cô gái khác đồng ý sang Trung Quốc gánh hàng thuê. Thế nhưng, sau khi qua biên giới, cả 4 người bị ép lấy chồng Trung Quốc và biết mình bị đem bán với giá 1.200 tệ/người.

 

Sẽ thành lập cơ quan đón nạn nhân nạn buôn người
19:41' 18/05/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Theo Dự thảo đề án ''Tiếp nhận và hỗ trợ ban đầu phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về'' giai đoạn 2005 - 2010, 15.000 nạn nhân sẽ được tiếp cận các dịch vụ pháp lý, y tế, tài chính và việc làm để ổn định cuộc sống với kinh phí dự kiến 77,3 tỷ đồng.

Sau 2 tháng bị giam giữ, chị Tuyền được anh Cao Văn Quân (Đông Triều - Quảng Ninh), từng là nạn nhân của bọn buôn người giải cứu. Anh đã bỏ tiền ra chuộc chị về làm vợ. Sau một thời gian chật vật làm ăn, năm 1995, hai người quyết định về quê sinh sống, nay đã khấm khá. Anh chị được người thân giúp mua 1 miếng đất, dựng nhà, sinh 2 đứa con và làm ăn ổn định.

 

Trong niềm vui được trở về quê hương, sống hạnh phúc bên người chồng chịu thương chịu khó và 2 đứa con ngoan, chị Tuyền vẫn không lúc nào nguôi nỗi nhớ thương 3 người bạn đã bị lừa bán cùng đợt với chị. Lúc bị lừa bán, có chị sắp làm đám cưới, chị sắp được nhà trai ăn hỏi...

 

Chị Lê Thu Thuý, chuyên viên thuộc Hội phụ nữ tỉnh Quảng Ninh, một người thường xuyên gặp gỡ các nạn nhân bị buôn bán cho biết, chị Nguyễn Thị Tuyền chỉ là một trong số hàng trăm phụ nữ và trẻ em huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh thành nạn nhân của bọn buôn người. Chỉ vì cả tin, đời sống khó khăn mà muốn đi làm ăn xa.

 

Chị Thuý còn kể chuyện chị Huân (ở huyện Yên Hưng) bị lừa bán sang Trung Quốc cách đây gần chục năm, bị ép làm vợ của 4 bố con trong một gia đình Trung Quốc, bị đánh đập dã man những khi chống cự đến mức động kinh. Nay đã được công an Trung Quốc cứu về, chị vẫn chưa lành bệnh, không thể làm việc gì nặng nhọc. Hiện chị đang ở với bố mẹ già, gia đình nghèo đói rất cơ cực.

 

Chống buôn nguời: Cần cả hai nước ra tay

Nạn nhân trở về luôn cần sự trợ giúp của cộng đồng- Ảnh: HS

Vừa qua, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra hội thảo giữa Việt Nam và Trung Quốc về phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em.

Từ năm 2000 - 2004, tại tuyến biên giới Việt-Trung, các cơ quan chức năng đã phát hiện 127vụ/210 đối tượng phạm tội buôn người với hàng nghìn phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị bán qua biên giới. Với tuyến biên giới giáp Campuchia, đã xảy ra 217 vụ/1.395 phụ nữ, trẻ em bị lừa bán hoặc xuất cảnh trái phép để hành nghề mại dâm. Tại tuyến biên giới Tây Nam, ước tính, đến năm 2005, số phụ nữ, trẻ em VN là nạn nhân bị buôn bán ra nước ngoài trở về lên đến 10.000 người.

Bà Trương Thị Khuê, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ VN cho biết, tệ nạn buôn người, ảnh hưởng trực tiếp đến danh dự, nhân phẩm, sức khoẻ, tính mạng, tinh thần của phụ nữ, trẻ em cũng như hạnh phúc của nhiều gia đình. Trong nhiều năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ VN đã có nhiều hoạt động tích cực trong việc tham gia ngăn chặn, phòng chống BBPNTE. Một trong những hoạt động nổi bật là công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các tầng lớp phụ nữ về BBPNTE, hỗ trợ các nạn nhân trở về, tổ chức đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, tín chấp cho chị em vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống tái hoà nhập cộng đồng.

Đại biểu Việt Nam và Trung Quốc đã báo cáo về kinh nghiệm hoạt động phòng chống BBPNTE cũng như một số vấn đề trợ giúp pháp lý cho phụ nữ, trẻ em, những người có nguy cơ cao, người bị hại, phụ nữ và nhân dân địa phương.

 

Đại biểu hai nước đã thống nhất kế hoạch hành động chung như: tuyên truyền nâng cao nhận thức về phòng chống BBPNTE, tăng cường năng lực kinh tế, hỗ trợ nạn nhân tái hoà nhập với cộng đồng, hỗ trợ pháp lý. Đồng thời, các đại biểu cũng đưa ra một số khuyến nghị với Chính phủ hai nước: Bổ sung hoàn chỉnh khung pháp lý về phòng chống BBPNTE, đào tạo nâng cao kiến thức, năng lực trợ giúp pháp lý cho đội ngũ cán bộ làm công tác trợ giúp pháp lý, tăng cường hợp tác nghiên cứu và huy động sự tham gia của các nhà nghiên cứu, trao đổi đoàn, chia sẻ kinh nghiệm, huy động sự hỗ trợ về kinh phí của các tổ chức quốc tế cho hoạt động này...

 

Theo bà Sun Xiaoying, Uỷ viên Viện nghiên cứu Đông Nam Á - Học viện KHXH tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), sự phối hợp giữa công an 2 nước rất quan trọng. Bởi trên thực tế Công an Trung Quốc khám phá được nhiều vụ nhưng lại không xác định được nhân thân nạn nhân, dẫn đến tình trạng họ rơi trở lại vào tay bọn buôn người... 

  • Sa Hằng

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,