221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
708108
Bão số 6 đổ bộ vào đất liền
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Bão số 6 đổ bộ vào đất liền
,

(VietNamNet) - Bão số 6 đã đổ bộ vào đất liền tác động trực tiếp đến các tỉnh từ Quảng Bình, Quảng Trị đến Nghệ An, Thanh Hóa. Hồi 19 giờ tối qua (18/9), vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,8 độ vĩ bắc; 105,0 độ kinh đông, trên vùng biên giới Việt - Lào.

>> Các tỉnh sẵn sàng đối phó với bão số 6

Hải Phòng: Bão số 6 suy yếu dần

Thông tín viên của VietNamNet tại Hải Phòng cho biết, trong đất liền Hải Phòng, gió cấp 6, 7 giật trên cấp 8, ngoài khơi khu vực đảo Bạch Long Vỹ gió cấp 8,9 giật cấp 10.

Chiều 18/9, gió giật mạnh nhất đo được tại Hải Phòng lên đến cấp 11. Bão số 6 ảnh hưởng đến Hải Phòng sẽ giảm dần cường độ và so với cơn bão số 2 thì yếu hơn. Do triều cường và nước dâng cao dẫn đến sóng biển cao đến 7m.

Gần 400 tàu, thuyền đánh cá ở ngư trường đảo tiền tiêu Bạch Long Vỹ đã vào vị trí an toàn neo đậu tránh bão. 3.210 tàu, thuyền ngoài khơi vùng biển Hải Phòng cũng đã kịp thời vào nơi tránh bão an toàn

Tại huyện đảo Cát Hải, Hải Phòng, nước biển vượt qua đê tràn vào đảo Cát Hải làm hàng trăm gia đình trên đảo đã phải lánh nạn lên khu vực cao. Hơn 1.500 ha ô muối và ruộng bị nước biển tràn trắng xoá... Gần 1.000 tàu, thuyền đã được neo đậu an toàn. Minh Luận

Ngày 18/9, bão số 6 đã gây ra gió mạnh cấp 8, cấp 9, giật trên cấp 10 ở Vịnh Bắc Bộ và vùng biển ngoài khơi Trung Bộ; cấp 7, cấp 8, giật trên cấp 8 ở các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh; cấp 6, cấp 7 ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Đà Nẵng.

Do ảnh hưởng của bão số 6, trong 2 ngày qua, các tỉnh thuộc phía đông Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ đã có mưa vừa đến mưa to, riêng các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị đã có mưa to đến rất to.

Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật trên cấp 8.

Tính đến 13h chiều 18/9, tổng lượng mưa đo được phổ biến ở mức 100 - 200 mm, có nơi mưa lớn hơn như: Chu Lễ (Hà Tĩnh) 266 mm; Minh Hóa (Quảng Bình) 268 mm; Đồng Tâm (Quảng Bình) 280 mm; Tuyên Hóa (Quảng Bình) 269 mm; Thạch Hãn (Quảng Trị) 215 mm.

Hồi 13h chiều 19/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,5 độ vĩ bắc - 107,3 độ kinh đông, cách bờ biển Hà Tĩnh - Quảng Bình khoảng 120 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (tức là từ 89 đến 102 km một giờ), giật trên cấp 10.

Bão số 6 ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Hải Phòng đến Thừa Thiên Huế, gây ra gió mạnh cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10, giật trên cấp 10.

Do ảnh hưởng của bão, ở Vịnh Bắc Bộ và vùng biển ngoài khơi từ Hải Phòng đến Thừa Thiên Huế có gió mạnh cấp 7, cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9, cấp 10, giật trên cấp 10. Biển động rất mạnh. Đêm nay, gió yếu dần.

Các tỉnh thuộc Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to.

Thông tin ban đầu cho biết, đã có 1 người chết, 1 người mất tích, khoảng 9.000 hộ dân phải di dời khẩn cấp… 

Soạn: AM 551725 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Bão số 6 đang tiến vào đất liền.

Tại Thanh Hóa, tình hình cứu hộ diễn ra rất khẩn trương. Từ sáng sớm và trưa 18/9, ở các huyện ven biển Thanh Hóa mưa rất to, gió mạnh cấp 7- 8. Gió lớn cùng với triều cường đã tạo nên những đợt sóng dữ dội khiến nhiều tuyến đê biển ở xã Thanh Thủy, đê Lạch Bạng trên địa bàn hai xã Hải Bình, Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia; xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn; đê Ninh Phú, xã Đa Lộc, kè Y-Vích, xã Minh Lộc, huyện Hậu Lộc... bị hư hỏng và có nguy cơ sạt lở nghiêm trọng. Hàng ngàn hecta lúa mùa đang vào thời kỳ thu hoạch bị đổ dập, nhiều cây xanh bị đổ gãy, nhiều địa phương bị mất điện trong nhiều giờ. Các huyện ven biển đã huy động hơn một vạn dân cùng các phương tiện, vật tư khẩn trương hộ đê, xử lý những đoạn đê bị tràn, sạt lở, cũng như di dời người dân ở các vùng xung yếu đi tránh bão. Do bão số 6 gặp phải luồng không khí lạnh từ phía Bắc đang di chuyển xuống nên chiều tối qua tại Thanh Hóa đã xảy ra hiện tượng hoàn lưu, gây ra gió Đông Bắc mạnh cấp 8 - 9, tạo ra những cồn sóng lớn ập vào đất liền. Lúc 18 giờ 30, ông Nguyễn Văn Lợi, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã ban hành lệnh khẩn xuống các huyện ven biển khẩn trương di tản hơn 7.000 dân nằm trong vùng nguy hiểm (có nguy cơ vỡ đê biển) vào sâu trong đất liền.

QUẢNG NINH: MỘT TÀU ĐẮM, MỘT NGƯỜI MẤT TÍCH

Vào lúc 15h30', ngày 18/9, tại khu vực đảo Hòn Rều (vịnh Hạ Long), một tàu vỏ sắt số đăng ký HD 0569 trọng tải 50 tấn chở than từ khu vực Khe Tam ( Cẩm Phả, Quảng Ninh) đi Hải Dương đã bị đắm.

Theo tin ban đầu: trên tàu có 3 người và chủ tàu là ông Phạm Văn Phong, 68 tuổi (quê Kinh Môn, Hải Dương). Ngay khi nhận được tin báo, Trung tâm tìm kiếm cứu nạn (Ban quản lý Vịnh Hạ Long) đã khẩn trương triển khai các biện pháp tìm kiếm. Đến 16h30' thì cứu được hai anh Nguyễn Văn Tám và anh Lưu Văn Nam; còn ông Phạm Văn Phong hiện đang mất tích. Hai anh Tám và Nam kể lại: Khi nhận được tin báo có bão, các anh đã đưa tàu vào khu vực Sa Tô (Tp Hạ Long) để trú bão nhưng sau đó tiếp tục di chuyển đến khu vực Nhà Đèn thì gặp nạn.

Tại làng chài Cửa Vạn, gió và sóng lớn đã làm một lớp học trên biển bị đứt neo và trôi dạt tự do trên biển. Rất may, bàn ghế đã được sơ tán kịp thời nên không gây thiệt hại gì lớn. (TTXVN)

Chiều tối 18/9, bão số 6 đã đổ trực tiếp vào phía bắc tỉnh Nghệ An, sức gió cấp 8 - 9 kèm mưa rất lớn. Đến 20 giờ 30 tối qua, tại xã Quỳnh Giang (huyện Quỳnh Châu) 1 người chết do bị cây ngã đè. Gió mạnh làm tốc mái 4 nhà dân và 1 ký túc xá ở xã Nghi Thiết (huyện Nghi Lộc) làm 3 người bị thương, trong đó 1 người bị chấn thương sọ não, 2 người bị gãy chân. Tại 2 huyện ven biển Diễn Châu, Quỳnh Lưu, 1.630 hộ dân đã phải di dời khẩn cấp đến khu vực an toàn để đối phó với nước dâng kết hợp triều cường. Mưa lớn đã làm ngập hơn 7.000 ha lúa hè thu đang trong thời kỳ thu hoạch, nhiều đoạn đê biển ở các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc bị sạt lở nặng; đập Khe Giang (huyện Quỳnh Lưu) bị vỡ; nhiều đoạn đường quốc lộ, tỉnh lộ bị ngập nặng gây ách tắc giao thông.

Ở Hải Phòng, chiều tối 18/9, bão số 6 ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển Hải Phòng, gây gió cấp 8-9, giật trên cấp 9. Nước biển dâng cao kết hợp triều cường làm ngập khu 1 thị xã Đồ Sơn, sạt lở nhiều tuyến đê biển bê tông ở đảo Cát Hải. Sóng tràn qua toàn tuyến đê Gia Lộc, Văn Chấn, gây ngập các khu dân cư lân cận. Đặc biệt, khoảng 9 giờ sáng, một tàu cá thông báo bị hỏng máy cách Hòn Dấu 4,5 hải lý, nhưng khi tàu cứu nạn tiếp cận được khu vực này thì không còn dấu vết của chiếc tàu cùng 4 ngư dân trên đó. Tại thành phố Hải Phòng, tối qua nhiều cây lớn bị đổ, hệ thống điện bị cúp trong khoảng 20 phút.

Tại Quảng Ninh, vào lúc 15 giờ 30 chiều qua, tàu vỏ sắt chở than mang biển kiểm soát HD 0569, trọng tải 50 tấn, chủ tàu là ông Phạm Văn Phong, 68 tuổi, ở huyện Kinh Môn (Hải Dương) đang chở than đi Hải Dương bị đắm ở khu vực đảo Hòn Rều (vịnh Hạ Long). Hiện chủ tàu Phạm Văn Phong bị mất tích, hai thủy thủ Nguyễn Văn Tám, 48 tuổi, trú ở huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) và Lưu Văn Nam, 17 tuổi, trú ở huyện Kim Thành (Hải Dương) đã được Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn (Ban Quản lý vịnh Hạ Long) cứu sống. Sóng to, gió lớn còn làm đứt neo lớp học ở làng chài Cửa Vạn trên vịnh Hạ Long.

Bão số 6 mạnh cấp 10, giật trên cấp 10

Chiều 18/9, bão số 6 khi đi đến sát vùng bờ biển các tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Bình, đã di chuyển chậm lại và dịch dần theo hướng tây bắc, sức gió mạnh cấp 10 (89 - 102 km/giờ), giật trên cấp 10. Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, đêm 18.9, bão đi vào đất liền thuộc địa phận Nghệ An - Thanh Hóa. Các tỉnh từ Hải Phòng đến Quảng Bình có gió mạnh cấp 7- 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9 - 10, giật trên cấp 10. Hôm nay 19.9, gió yếu dần. Do ảnh hưởng của bão số 6, chỉ trong 2 ngày qua, các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế có mưa to đến rất to. Tính đến 13 giờ chiều 18.9, tổng lượng mưa đo được phổ biến ở mức 100 - 200 mm, có nơi mưa lớn hơn như: Chu Lễ (Hà Tĩnh) 266 mm; Minh Hóa (Quảng Bình) 268 mm; Đồng Tâm (Quảng Bình) 280 mm; Tuyên Hóa (Quảng Bình) 269 mm; Thạch Hãn (Quảng Trị) 215mm.

Tại hai tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, mưa rất to đã gây ngập lụt nhiều nơi và sạt lở nghiêm trọng nhiều tuyến đường. Ở hai huyện Hải Lăng, Gio Linh (Quảng Trị), mưa lớn gây ngập lụt nhiều xã ở vùng nội đồng. Riêng ở Gio Linh, gần 900 ha lúa chưa kịp thu hoạch đã bị ngập úng nặng. Đến 17 giờ ngày 18.9, lượng mưa ở thượng nguồn vẫn không giảm, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh phải cho xả nước cống thủy lợi An Tiêm (xã Triệu Phong) để bảo đảm an toàn cho hệ thống đê bao dẫn nước thủy nông Nam Thạch Hãn (thị xã Quảng Trị). Đường Hồ Chí Minh qua địa phận huyện Đakrông bị sạt lở hơn 40 điểm; trong đó, nghiêm trọng nhất là tại Km 238+500 và Km 190+400.

Trên địa phận tỉnh Quảng Bình, đường Hồ Chí Minh cũng bị sạt lở nghiêm trọng cả ở tuyến đông và tuyến tây. Tuyến đông bị sạt lở nghiêm trọng tại nam đèo Đá Đẽo với hơn 10 điểm sạt lở, trong đó có một điểm sạt lở hơn 10.000m3 đất đá rớt xuống đường, gây cản trở lưu thông cho nhiều phương tiện lên hai huyện miền núi Tuyên Hóa, Minh Hóa (Quảng Bình). Tại tuyến phía tây sạt lở diễn biến phức tạp do mái taluy dốc, diễn ra tại các Km 12, 14, 17, 30. Sạt lở còn diễn ra nhiều điểm trên Quốc lộ 12A, Quốc lộ 15. Chiều 18.9, mực nước các sông đã lên trên báo động II, dự kiến lên trên báo động III vào ngày 19.9.  Sở Thủy sản Quảng Bình cho biết đã phát tín hiệu kêu gọi 3.387 tàu thuyền vào trú tại các khu tránh bão, nhưng hiện chưa thống kê được số lượng tàu vào trú.

Ở các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế, bão số 6 chỉ ảnh hưởng nhẹ. Tại Quảng Ngãi, trên 200 tàu thuyền thoát hiểm trong cơn bão số 6 nhờ vũng neo đậu Lý Sơn. Tại Quảng Nam, suốt ngày hôm qua 18.9, hàng nghìn nông dân đã dầm mưa tranh thủ thu hoạch lúa, hơn 3.000 tàu thuyền đã vào bờ, 36 tàu đánh bắt xa bờ kẹt ở ngoài khơi cũng đã nhanh chóng vào trú ẩn tại cảng Cam Ranh và đảo Trường Sa.

  • Lệ Hà & Thanh niên Online

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,