221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
709984
Giải tỏa mặt bằng cầu Thủ Thiêm bằng "tối hậu thư"?
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Giải tỏa mặt bằng cầu Thủ Thiêm bằng 'tối hậu thư'?
,

(VietNamNet)- “Tài sản của chúng tôi chỉ có bấy nhiêu thôi! Mỗi hộ chỉ được hỗ trợ 10 triệu đồng làm sao chúng tôi mua nổi nhà mới? Chắc phải ra đường ở thôi!”- Một người dân sống trong khu vực xây dựng công trình cầu Thủ Thiêm thuộc Q. Bình Thạnh than vãn.

 

Vì sao người dân không chịu bàn giao mặt bằng?

 

Mấy ngày nay, tâm trạng của 41 hộ dân nằm trong khu vực thi công cầu Thủ Thiêm giai đoạn 1 như “ngồi trên đống lửa” vì chủ trương của Ban bồi thường giải phóng mặt bằng (BBTGPMB) quận Bình Thạnh rất rõ ràng: chỉ hỗ trợ 10 triệu đồng/ hộ, không được nhận tiền đền bù giải tỏa nhà, đất.

 

Mặt khác trong các quyết định mới đây, UBND Q. Bình Thạnh yêu cầu 14 hộ dân phải thực hiện ngay việc tháo dỡ cấu trúc công trình và bàn giao mặt bằng trước ngày 21/9.

 

Soạn: AM 557347 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Người dân xúm quanh, trình bày sự việc với PV VietNamNet.

 

Sáng ngày 22/9, có mặt ở công trình xây dựng cầu Thủ Thiêm phía bờ Q. Bình Thạnh, chúng tôi chỉ nhận thấy sự im ắng khác xa với không khí nhộn nhịp ở những công trường xây dựng lớn. Những chiếc xáng cạp không người điều khiển đứng chơ trọi. Trong lán trại, một vài công nhân đang tụ tập tán gẫu. Một người dân địa phương cho chúng tôi biết, tình trạng này đã xảy ra nhiều ngày nay do người dân không chịu bàn giao mặt bằng.

 

Tiếp xúc với chúng tôi, bà Đinh Thị Ngọc Nga (14B1, Ngô Tất Tố, P22, Bình Thạnh), một trong 41 hộ dân phải di dời, trao trả mặt bằng kiên quyết: “Tôi rất lo lắng khi nhận được quyết định bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng do UBND quận Bình Thạnh ký ngày 16/9, trong đó có đề cập đến việc quận sẽ cho tiến hành cưỡng chế nhưng tôi sẽ không đi”. Lý do mà bà Nga đưa ra là đất nhà bà đã sử dụng trước ngày 15/10/1993, không tranh chấp vì vậy phải được bồi thường cả tiền nhà lẫn tiền đất.

 

Chị Nguyễn Thị Đan Hà, một trường hợp đồng cảnh ngộ như trên cũng cho biết, tài sản của chị chỉ có căn nhà làm nơi trú ngụ cho 5 nhân khẩu là đáng giá. Cả nhà cũng chỉ trông chờ vào nguồn thu nhập chính từ người chồng làm nghề sửa chữa điện thoại di động. Thế nhưng khi di dời chỉ được đền bù hơn 10 triệu đồng. Với số tiền ấy cũng chỉ đủ thuê nhà sống đỡ vài tháng chứ làm sao có thể mua nổi một căn nhà trong khi giá của một căn hộ chung cư không ít hơn 250 triệu đồng. “Chúng tôi không có chỗ nào để đi cả!” - chị Hà nói.

 

Qua tiếp xúc, chúng tôi được biết, ngoài nguyện vọng được nhận tiền đền bù nhà đất, được hỗ trợ tái đinh cư và mua nhà trả góp, các hộ dân còn trình bày hiện nay con em họ đang theo học tại các trường trên địa bàn quận Bình Thạnh, do đó đề nghị được quan tâm bố trí căn hộ chung cư thuận tiện cho việc học hành của con em. Các hộ dân này cho rằng, sẽ bám trụ chừng nào những nguyện vọng ấy chưa được giải quyết.

 

Làm sao giải quyết có lợi cho dân?

 

Hiện nay, tiến độ giải phóng mặt bằng phía bờ Q. Bình Thạnh chỉ đạt 62,5%, chậm hơn so với dự kiến. Theo ý kiến của Ban giải phóng mặt bằng Bình Thạnh, sự chậm trễ này do nhiều nguyên nhân. Trong đó chủ yếu những kiến nghị thuộc thẩm quyền của các sở, ngành thành phố chậm được đề xuất giải quyết hoặc cá biệt có nội dung kết luận không nhất quán với nội dung chỉ đạo, giải quyết trước đây dẫn đến sự phản ứng của các hộ dân phải di dời, giải tỏa.

 

Ngoài ra, việc báo chí đăng tải ý kiến phát biểu của đoàn kiểm tra Bộ Tài nguyên môi trường về thi hành Luật đất đai năm 2003, như việc yêu cầu xem xét lại chính sách bồi thường đối với các trường hợp lấn chiếm trước năm 1993 cũng ảnh hưởng đến tình hình chấp hành của các hộ dân thuộc diện này.

 

Ông Trần Minh Thơ, Trưởng ban BTGPMB Bình Thạnh cho biết, hiện còn 41 trường hợp thuộc diện lấn chiếm chưa đồng ý với hiệp thương bồi thường. Các trường hợp này liên quan đến việc Xí nghiệp liên hiệp Ba Son, Xí nghiệp Bảo đảm an toàn Hàng Hải 2, Xí nghiệp Nạo vét trục vớt… đăng ký sử dụng đất.

 

Các đối tượng này chủ yếu thuộc dạng: Người được cơ quan cấp nhà, đất nhưng trong quá trình sử dụng tự cơi nới, lấn chiếm thêm diện tích đất do các cơ quan nói trên đăng ký. Sau đó xây dựng nhà hoàn chỉnh trên phần đất chiếm dụng này và bán lại bằng giấy tờ tay cho người khác; Hoặc do sự quản lý kém của các cơ quan đăng ký, để đất trống, các hộ dân tự san lấp xây dựng nhà ở.

 

Soạn: AM 557349 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Dãy nhà sẽ phải cưỡng chế nếu không tự tháo dỡ.

 

Theo chúng tôi được biết, đa số các  trường hợp trên thuộc diện dân lao động nghèo. Với số tiền được hỗ trợ, các hộ dân không thể mua căn hộ chung cư theo giá kinh doanh làm nơi ở mới ổn định cuộc sống sau khi giải tỏa. Đặc biệt, các hộ dân có hộ khẩu thành phố, với số tiền ít ỏi trong tay, khó có thể mua được 1 căn hộ (thuộc diện hợp pháp, hợp lệ) tại thành phố.

 

Chủ trương hỗ trợ thêm 6 tháng để thuê nhà của UBND TP về bản chất tương tự như giải quyết tiền tạm cư 6 tháng đối với các hộ đủ tiêu chuẩn tái định cư chờ nhận căn hộ. Các hộ thuộc diện này khó có thể chấp nhận hiệp thương bồi thường dẫn đến khiếu nại. Bởi vậy, ông Thơ cho biết, nhiều khả năng sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính để giải phóng mặt bằng.  

 

Nhưng chính ông Thơ cũng tỏ ra băn khoăn: Nếu áp dụng biện pháp hành chính để cưỡng chế giải tỏa, thì UBND TP có phải bố trí tạm cư cho các hộ dân này hay không? Nếu có bố trí tạm cư, sau này việc thu hồi nhà tạm cư có thể phải thực hiện cưỡng chế tiếp tục, khó khăn lại càng chồng chất.

 

Soạn: AM 557351 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Cảnh im ắng trên công trường thi công cầu Thủ Thiêm phía bờ Q. Bình Thạnh.

 

Theo ý kiến của Ban GPMB, nếu giải quyết cho các hộ dân sống trong khu vực công trường cầu Thủ Thiêm mua căn hộ chung cư theo giá không kinh doanh đã được duyệt, công tác hiệp thương với các hộ dân sẽ thuận lợi hơn.

 

Dự kiến đa số các hộ sẽ đồng tình và chọn hình thức thuê (vì không đủ tiền mua), số hộ phải áp dụng biện pháp hành chính để cưỡng chế giải tỏa sẽ rất ít. Trường hợp nếu phải áp dụng biện pháp hành chính đối với số ít hộ này, quận sẽ đơn phương chọn hình thức thuê căn hộ và đưa các hộ dân bị cưỡng chế vào đấy.

 

Trước “tối hậu thư” trên, chị Trần Kim Phượng cho biết, dù đang sắp đến ngày “khai hoa nở nhụy” đứa con đầu lòng nhưng lúc nào chị cũng nặng trĩu lo âu về chuyện nhà bị di dời. Chị Lê Thị Túc còn khổ sở hơn vì chồng đã chết để lại 2 đưa con thơ phải chăm sóc, dạy dỗ. Chị không có nhà cửa. Chẳng biết cuộc sống rồi sẽ ra sao(?!).

  • Trần Duy

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,