221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
710666
“Đừng đòi hỏi phụ nữ chúng tôi quá nhiều”
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
“Đừng đòi hỏi phụ nữ chúng tôi quá nhiều”
,

(VietNamNet) - Bức thư của độc giả nữ gửi về tòa soạn VietNamNet với lời nhắn: Còn gì vui mừng hơn khi kinh nghiệm và tâm huyết của tôi được nhà báo và chị em phụ nữ trao đổi và tác động vào xã hội để tìm được bình yên trong cuộc sống gia đình.

 

Soạn: AM 559635 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Trong xã hội có cả bạo hành xuôi và bạo hành ngược.
Theo sát dư luận về các vụ bạo hành phụ nữ cũng như những mâu thuẫn ngày càng tăng trong các gia đình, tôi thử đi tìm câu trả lời xuất phát điểm là một người phụ nữ.

 

Có thể nói, khi người phụ nữ bị chửi mắng, đánh đập, ta thường hay nghe lời khuyên bảo kiểu như: "Thôi, phận đàn bà là vậy. Chịu nhiều thiệt thòi và hi sinh vì gia đình. Truyền thống thế rồi, thay đổi sao được, một điều nhịn chín điều lành." Ta thử tìm hiểu xem, những lời khuyên đó còn phù hợp hoặc có giúp gì không nhé?

 

Kinh tế thời mở cửa, nhà nhà phải tự lo mọi việc, không còn có các dịch vụ bao cấp của Nhà nước cho người phụ nữ như: có nhà trẻ mẫu giáo miễn phí trong nhà máy để phụ nữ yên tâm lao động sản xuất. Người phụ nữ thời mở cửa phải thực hiện nhiều vai trò: đi làm kiếm tiền, chăm sóc con cái, dọn dẹp nhà cửa, lo cho người ốm trong gia đình.

 

Vậy nếu ta so sánh với người phụ nữ thời trước và với… đàn ông, ta nghiệm xem: người phụ nữ ngày nay phải đảm đương rất nhiều công viêc, gánh nặng về khối lượng công việc, sức ép về thời gian làm người phụ nữ bị căng thẳng, làm tốt việc này lại hỏng việc kia, mà xã hội và gia đình lại mong đợi và đỏi hỏi cả tứ đức: Công - Dung - Ngôn - Hạnh vẹn toàn! Liệu có bao nhiêu nguời phụ nữ đảm đương được tất cả những vai trò ấy?

 

Tất nhiên, có người nói: bây giờ đã có ôsin lo hộ, có bao nhiêu gia đình có khả năng tài chính thuê ô sin hoặc giả có tiền thì cho phép thuê người giúp việc? mà ôsin cũng thường là các bé gái, những người phụ nữ về hưu hoặc có hoàn cảnh khó khăn từ nông thôn tìm tìm việc, họ được trả công và đối xử thế nào?

 

Ôsin đảm đương những việc mà người vợ không thể làm hoặc không có thời gian làm, người vợ cảm thấy rất ghen khi mà thằng cu cái hĩm bé bỏng theo ôsin hơn là theo mình, nhà cửa tươm tất dưới bàn tay  người ngoài, tổ ấm tạo nên bởi người khác!  Căng thẳng lắm chứ, nhất là khi thêm sức ép gia đình nhiếc móc: dâu Tây!

 

Có người nói: là phụ nữ thì gia đình là chính, công việc là phụ làm nhiều để cho chồng nó đi với bồ và ăn chơi trác tang thì làm làm gì? Mà đàn ông thường thành công hơn về sự nghiệp, cả những nghề được cho là sở trường của đàn bà như thiết kế mẫu, đầu bếp, thì đỉnh cao sự nghiệp vẫn là đàn ông đấy thôi! Đua sao được với họ?

 

Gia đình và Xã hội kỳ vọng, đầu tư và tạo điều kiện rất nhiều cho người đàn ông. Vì vậy đàn ông có nhiều cơ hội và điều kiện để phát triển. Nhưng cuộc đời cũng lắm chông gai, có phải ai cũng thành công đâu? Có những thất bại trong kinh doanh, có những lúc bị lừa tiền, bị mất việc, cạnh tranh khốc liệt... Trong lòng căng thẳng tức tối, về nhà trút lên người vợ vì điều kiện trút giận hết sức dễ dàng, thoải mái và “an toàn”: vợ có thể chịu đựng, không dám kể với ai, chứ ra ngoài chửi mắng đánh đập người khác thì có thể bị trừng trị ngay lập tức!

 

Đảng và Nhà nước tạo điều kiện để người phụ nữ được tham gia học tập, lao động, làm ăn, nghiên cứu không phân biệt giới tính! Lẽ nào gia đình và xã hội lại vì những quan niệm cũ, không chịu nhìn nhận hoàn cảnh mới của đất nước, không chia sẻ mà còn kìm kẹp người phụ nữ! Đời các bà các chị có thể có sức chịu đựng là 10 năm, 20 năm hoặc là dài hơn thế! Nhưng chúng ta những người phụ nữ trẻ, sống trong môi trường kinh tế mở cửa đa dạng năng động đòi hỏi nhiều kỹ năng sống v à làm việc,  chúng ta nhẫn nhục được bao lâu?

 

Khi sự bạo hành mang tính thường xuyên, tàn ác và ngày càng thâm hiểm, người phụ nữ - không muốn và biết là thiệt thòi - vẫn phải lựa chọn giải pháp mà li dị!  

 

Có thể có những người đàn ông mất hết nhân tính, bệnh hoạn, thậm chí sung suớng li dị để tìm đến thú vui mới, hành hạ được những nạn nhân mới, thậm chí quay lại đánh đập vợ cũ khi biết người ta có mối quan hệ mới, tôi hết cách và chỉ còn trông mong vào dư luận và pháp luật can thiệp.

 

Đối với người đàn ông đã lỡ hành hạ, lăng mạ vợ và hối hận về những hành động của mình, được vợ cho cơ hội hàn gắn hạnh phúc thì còn nhiều cách lắm!Người đàn ông hãy nhận thức công lao của vợ, chia sẻ bớt những gánh nặng gia đình, giải toả căng thẳng bằng các cách khác như đi ra ngoài tìm nơi yên tĩnh, viết thư cho vợ bộc bạch nỗi niềm, nói chuyện với bạn bè, bố mẹ, tìm tư vấn, chơi thể thao, đi câu cá, đọc truyện, viết nhật ký, đi du lịch... Đánh chửi vợ không thể nào là giải pháp của các ông!

  • Nguy ễn Thị Mai Anh (Trương Định – Hai Bà Trưng - Hà nội, email: maiemtn@yahoo.com)

Ý kiến của bạn:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,