221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
710720
Cưỡng chế - cái giá của lấn chiếm?
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Cưỡng chế - cái giá của lấn chiếm?
,

(VietNamNet) - Trả lời PV VietNamNet sáng 24/9, ông Trần Minh Thơ, trưởng ban BTGPMB Q. Bình Thạnh cho biết vẫn sẽ cưỡng chế những hộ dân ở công trình cầu Thủ Thiêm nếu không chịu di dời sau khi cơ quan này ra "tối hậu thư".

 

- Việc giải quyết bồi thường, đền bù cho các hộ dân trong khu vực chịu ảnh hưởng của công trình cầu Thủ Thiêm phía Q. Bình Thạnh dựa trên cơ sở nào?

 

- Dựa trên phương án bồi thường đã được UBND TP phê duyệt. Phương án bồi thường được căn cứ vào quy định của Luật đất đai; dựa theo những nghị định của Chính phủ về công tác đền bù Nghị định 22, thông tư 145. Nhưng TP.HCM cụ thể hóa cho phù hợp với tình hình, đặc điểm địa phương mình. Theo ý kiến chủ quan của tôi, chính sách đền bù của TP so với quy định của luật đất đai có nhiều điểm thoáng hơn.

 

Soạn: AM 559821 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Ông Trần Minh Thơ, Trưởng ban BTGPMB Q. Bình Thạnh.

 - Khi Đoàn công tác đất đai của Bộ Tài nguyên Môi trường đến làm việc với Q. Bình Thạnh, có ý kiến của lãnh đạo đoàn cho rằng: các trường hợp lấn chiếm trước ngày 15/10/1993 nếu sử dụng đất ổn định, nhà nước chưa xử lý thu hồi thì có thể xem xét bồi thường tái định cư?

 

- Lãnh đạo Bộ tài nguyên Môi trường (TNMT) và lãnh đạo thành phố đã có một buổi làm việc về vấn đề này. Vì sau khi lãnh đạo của của Bộ TNMT phát biểu ý kiến và báo chí đăng tải ý kiến trên thì tình hình giải tỏa mặt bằng ở Q. Bình Thạnh rất phức tạp. Những hộ dân lấn chiếm trước đây đã đồng tình với kết quả giải quyết của thành phố rồi thì quay trở lại lập luận: căn cứ vào ý kiến của ông Đặng Hùng Võ, không thể nào xếp họ thuộc diện lấn chiếm.

 

Thế nhưng, tới giờ này, ý kiến đó cũng chưa thể hiện trong văn bản pháp luật nào để có thể áp dụng.

 

Giải tỏa đã đúng chính sách?

 

- Những quy định về đối tượng, điều kiện để được bồi thường nhà đất tại Bình Thạnh khi cơ quan nhà nước tiến hành giải tỏa mặt bằng được thể hiện cụ thể như thế nào?

 

- Điều kiện được bồi thường được quy định trong điều 7, 8 của Nghị định 197. Về mặt pháp lý khi tiến hành bồi thường phải căn cứ vào hồ sơ pháp. Đất này (đất trong khu vực công trường cầu Thủ Thiêm - NV) do nhà nước tiếp quản từ chế độ cũ rồi đem phân phối cho các cơ quan doanh nghiệp nhà nhà nước đăng ký sử dụng như một phần diện tích đất của Xí nghiệp liên hiệp Ba Son, phần đất do các doanh nghiệp của Bộ GTVT...

 

Những người dân đến đây lập nhà ở mà không hề có sự chấp thuận của bất kỳ cơ quan nào. Khi đã lấn chiếm thì họ không phải là đối tượng được bồi thường, điều đó cũng có nghĩa đối tượng này không thuộc tiêu chuẩn tái định cư.

 

- Thế nhưng số hộ dân không được tái định cư khá lớn?

 

- Q. Bình Thạnh cũng đã báo cáo lên lãnh đạo thành phố rằng không chỉ có 10 hay 20 hộ mà tổng số tới 60 hộ. Nhưng 19 hộ thuộc diện này đã được giải quyết xong, họ đã lấy tiền và tháo dỡ bàn giao mặt bằng. Số hộ còn lại, Q. Bình Thạnh đã kiến nghị và lãnh đạo thành phố xét giải quyết. TP cũng đã chấp thuận cho sử dụng chung cư An Sương để bố trí cho những hộ dân này.

 

Soạn: AM 559825 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Vị trí của những hộ dân phải giải tỏa được thể hiện trên bản đồ.

 

TP đã phải bỏ tiền ngân sách ra mua lại chung cư An Sương từ một công ty phát triển xây dựng nhà để bố trí chỗ ở cho người dân. Tùy theo khung pháp lý mà mỗi hộ có một mức hỗ trợ giá khác nhau. Những hộ được bồi thường thì được bố trí, bán lại theo giá tái định cư; còn những hộ không được bồi thường nhưng có hộ khẩu tại TP.HCM (hoặc có gốc hộ khẩu tại TP.HCM) hiện nay không có nơi ở nào khác thì thành phố quyết định bán lại cho họ với giá không kinh doanh, tức là ngân sách bỏ ra bao nhiêu thì nhà nước thu lại, không tính lời.

 

Nếu người dân không đủ tiền mua thì thành phố cho thuê với giá khấu hao 30 năm. Những ưu đãi ấy, ngay cả đối tượng chính sách, cán bộ công nhân viên đang công tác không phải ai cũng được giải quyết như vậy.

 

Đền bù 10 triệu đồng/hộ, không thể làm khác?

 

- Mỗi hộ dân chỉ được lãnh hơn 10 triệu đồng, liệu có thể ổn định cuộc sống ở một nơi giá cả sinh hoạt đắt đỏ như TP.HCM không?

 

- Chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền nên phải đảm bảo kỷ cương nếu người lấn chiếm được hưởng mọi chế độ như người hợp pháp thì ai cũng đi lấn chiếm hết, xã hội này còn kỷ cương gì nữa.

 

- Nhưng lẽ ra khi phát hiện có người lấn chiếm, chính quyền địa phương phải có biện pháp nào đó xử lý ngay từ đầu chứ?

 

- Tình trạng lấn chiếm ở TP.HCM còn rất nhiều chuyện để bàn. Hiện nay Bình Thạnh là một trong những địa phương xử lý tình trạng lấn chiếm rất quyết liệt. Nhưng phần thì do hậu quả lịch sử để lại, phần chịu áp lực của trình đô thị hóa.

 

Nói đâu xa, ngay tại P12, Bình Thạnh có một phường mà người ta gọi là “thành phố ma” - thực chất là khu nghĩa địa. Nếu quyết định dỡ thì đúng là không sai về mặt pháp luật nhưng cách đó không dẫn đến ổn định xã hội. Có thể làm cạch khác nhưng vẫn đúng luật như thu hồi về bán đấu giá hoặc làm dự án nhà ở… dĩ nhiên phải xem xét một số yếu tố ảnh hưỏng khác nữa như: vấn đề giãn dân, cơ sở hạ tầng, trường học.

 

"Nhất thiết phải giải tỏa"

 

- Nhất thiết phải cưỡng chế di dời những hộ dân nằm trong khu vực thi công cầu Thủ Thiêm sao thưa ông?

 

- Trong tháng 9 này sẽ giải quyết trước 14 hộ nằm ở nhánh sát bờ sông đảm bảo cho việc thi công. Phần còn lại cố gắng giải quyết trong tháng 10 tới.

 

Trong 14 hộ dân mà chúng tôi đang xin ý kiến cưỡng chế di dời, đã có 7 hộ đăng ký chung cư, trong đó 4 hộ đã đến nhận căn hộ ở chung cư An Sương. Số còn lại nếu họ không chấp hành bắt buộc phải áp dụng biện pháp hành chính cưỡng chế giải tỏa vì chúng tôi đã giải thích, lắng nghe nguyện vọng của họ trong suốt 6 tháng qua rồi.

 

- Trong những giai đoạn kế tiếp của dự án, sẽ có thêm bao nhiêu hộ bị giải toả?

 

- Trong toàn bộ giai đoạn 1 có 264 hộ, đến giờ này đã giải quyết xong 165 hộ. Những hộ này phần lớn thuộc diện hợp pháp, hợp lệ. Hiện nay, còn khoảng 80 trường hợp nữa.

 

- Trước đây, ông có cho biết sẽ giải quyết đền bù giải tỏa ở công trình cầu Thủ Thiêm theo hướng có lợi cho dân. Những cái lợi đó là gì?

 

- Nếu theo quy định, những trường hợp lấn chiếm không được giải quyết mua chung cư. Nhưng trong thời gian qua chúng tôi đã phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài chánh đề xuất thành phố cách giải quyết như trên đã trình bày… Mong muốn của chúng tôi vẫn là sự đồng thuận cao của người dân. Nhưng đồng thuận phải dựa trên khuôn khổ pháp luật không thể xé rào.


- Được biết có những ý kiến bất nhất trong quá trình giải quyết vấn đề đền bù giải tỏa công trình cầu Thủ Thiêm?  

 

Soạn: AM 559823 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Khu vực dự kiến phải cưỡng chế giải tỏa ngay trong tháng 9

 

Trong quá trình thực hiện chích sách, có những vấn đề bị kéo dài do đặc điểm ở khu vực này rất phức tạp. Có những đối tượng có nhà, đất do cơ quan phân phối, cũng có những đối tượng lấn chiếm thêm…

 

Có những vấn đề thì Sở này xứ lý, vấn đề khác lại do nơi khác xử lý như việc đất liên quan đến quốc phòng, đất của XNLH Ba Son, đất quốc phòng bố trí cho cán bộ công nhân ở... XNLH Ba Son bố trí như vậy là chưa đúng thẩm quyền nhưng chúng tôi đã xin ý kiến của Bộ Quốc phòng.

 

Ví dụ trong 54 hộ trong khu vực đất quốc phòng, sau khi xin ý kiến của Bộ Quốc phòng, nơi đây cho phép chúng tôi đền bù như người thuê nhà của nhà nước. Có 48 trường hợp XNLH Ba Son xác nhận bố trí chỗ ở, xác định luôn diện tịch cụ thể. Nhưng vẫn còn 3 trường hợp XN phủ nhận. 3 hộ này được xếp chung vào 41 hộ lấn chiếm.

 

- Đối với 3 hộ dân này sẽ giải quyết cho họ ra sao?

 

- Về mặt chính sách, chúng tôi đề nghị cho họ thuê nhà. TP cũng đã có ý kiến cho phép những người có KT3 thuê chung cư An Sương.

  • Trần Duy (thực hiện)

Ý kiến của bạn:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,