221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
718848
Những "ông Giời" nào xây cầu Văn Thánh 2?
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Những 'ông Giời' nào xây cầu Văn Thánh 2?
,

(VietNamNet)- Những lỗ thủng trên cầu Văn Thánh 2 đã được cảnh báo từ lâu thế nhưng chuyện khắc phục lại ì ạch từ năm này sang năm khác. Vì sao?  

ABTK = “Ai bằng ta không?”

Trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, người ta thường dùng cụm từ ABTK để chỉ bốn đơn vị: Chủ đầu tư, Nhà thầu thi công, Tư vấn thiết kế và Tư vấn giám sát.  “Bộ tứ” này quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau nhằm đảm bảo chất lượng công trình.  

Ở công trình đường Nguyễn Hữu Cảnh (trong đó bao gồm hạng mục cầu Văn Thánh 2), ngoài Công ty Sản xuất, kinh doanh thương mại và dịch vụ xuất nhập khẩu Thanh niên xung phong (Cty TNXP- thuộc lực lượng thanh niên xung phong TP.HCM), một công ty được UBND TP dành nhiều “ưu ái” và ba đơn vị khác cũng đều được xếp hạng "đại gia" thuộc Bộ GTVT.

“Uy thế” này khiến dư luận đặt câu hỏi: Có phải đó là lý do mà suốt nhiều năm qua, các đơn vị này thả sức chây ỳ trong việc khắc phục những tồn tại của công trình đường Nguyễn Hữu Cảnh?
 

Soạn: AM 586182 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Một vết vứt ở đường dẫn vào cầu Nguyễn Hữu Cảnh (thuộc công trình cầu đường Nguyễn Hữu Cảnh).

Tìm lời giải cho câu hỏi “tế nhị” trên, PV VietNamNet được ông Trần Quang Phượng, Phó giám đốc Sở GTCC TP.HCM cho biết: “ Ngày 3/10/2005, tức trước khi xuất hiện lỗ hổng trên cầu Văn Thánh 2 không lâu, chúng tôi có cuộc họp với các đơn vị liên quan (Cty TNXP, TEDI South, Phân viện khoa công nghệ GTVT phía Nam, CIENCO6) yêu cầu đẩy nhanh công tác khắc phục, sửa chữa công trình đường Nguyễn Hữu Cảnh. Tuy nhiên tính trì trệ của các đơn vị này hơi cao. Người ta không ý thức được rằng chuyện chậm trễ này tác động đến niềm tin của nhân dân với lãnh đạo, chính quyền thành phố”.  

Soạn: AM 586194 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Lấy gỗ chống bê-tông.

Theo ông Phượng, trong những cuộc họp bàn về những giải pháp khắc phục những tồn tại ở công trình đường Nguyễn Hữu Cảnh, “bộ tứ” đều yêu cầu Sở GTCC cho họ thời gian vì cần phải cân nhắc kỹ các phương án xử lý khắc phục sự cố để có “tính kinh tế” hơn.

Vì sao như vậy? Theo giải thích của ông Phượng, phương án xử lý phải đảm bảo rẻ tiền, phù hợp và không ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh, sản xuất của đơn vị. 
 

Trả lời câu hỏi của báo chí “ Các đơn vị quản lý nhà nước có cả bộ máy quyền lực trong tay nhưng tại sao lại để tình trạng chậm trễ kéo dài gây nhiều bức xúc trong nhân dân Thành phố?”, ông Phượng thừa nhận: “Chúng ta có bộ máy quản lý nhà nước, nhưng không phải cứ muốn ép là được”(?!).  

Đề xuất xử lý hình sự?

Kết luận mới đây của đoàn kiểm tra chất lượng công trình đường Nguyễn Hữu Cảnh cho thấy, đơn vị Tư vấn thiết kế tính toán không phù hợp trong việc xử lý móng làm cho hầm chui bị nứt; đường dẫn vào cầu chưa đủ thời gian gia tải theo quy dẫn đến hiện tượng chuyển vị dầm của cầu Văn Thánh 2.  

Ngoài ra do tính toán độ lún không chính xác nên trên đoạn đường Nguyễn Hữu Cảnh, mặt đường quá thấp (Thậm chí có nơi cao độ hiện nay còn thấp hơn mực nước triều bình thường). Vì vậy, cứ triều lên là đoạn đường này lại ngập ngụa nước. Đó là chưa kể hậu quả của những cơn mưa lớn. Những yếu tố trên làm cho công trình đường Nguyễn Hữu Cảnh càng ngày càng xuống cấp, rệu rã.  

Soạn: AM 586192 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Phần tường bao che cầu Văn Thánh 2 xuống cấp trầm trọng.

Trong lúc các chuyên gia về cầu ra sức cảnh báo khả năng sập của cầu Văn Thánh 2, các đơn vị liên quan vẫn chưa thể đưa ra thiết kế kỹ thuật khắc phục sửa chữa công trình. Trước tình hình đó, ông Phượng bức xúc: “Chúng tôi đang yêu cầu các đơn vị liên quan nhanh chóng đưa ra thiết kế kỹ thuật khắc phục sự cố vào đầu tháng 11. Nếu họ không làm thì chúng tôi sẽ áp dụng những biện pháp mạnh, kể cả việc yêu cầu xử lý hình sự. Không thể chần chờ thêm được nữa”.  

Trước mắt, Sở GTCC yêu cầu TEDI South lập thiết kế kỹ thuật và dự toán để bù cao độ ngay ở những đoạn thường xuyên bị ngập nước. Đồng thời, TEDI Suoth phải tiếp tục bổ sung nội dung hồ sơ thiết kế kỹ thuật sửa chữa cầu Văn Thánh 2 theo đầy đủ những nguyên nhân đã được đoàn kiểm tra công trình đường Nguyễn Hữu Cảnh xác định.  

Soạn: AM 586190 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Dùng tấm tôn để vá lỗ hổng trên mặt cầu Văn Thánh 2.

Đối với những vấn đề tồn tại của cầu vượt nút giao thông đầu cầu Sài Gòn, Sở GTCC cho biết đã nhiều lần nhắc nhở, yêu cầu ABTK tiếp tục quan trắc, theo dõi diễn tiến chuyển vị và sự xuống cấp để kịp thời giải quyết, đồng thời khẩn trương hoàn tất hồ sơ thiết kế kỹ thuật sửa chữa hạng mục công trình này. Trong quá trình sửa chữa cần nghiên cứu thêm giải pháp để cách ly phần tường bao che khỏi các tác động xung kích khi thực hiện hồ sơ thiết kế sửa chữa.  

Soạn: AM 586186 gửi đến 996 để nhận ảnh này 
Ông Trần Quang Phượng, Phó giám đốc Sở GTCC TP.HCM.

 

PV: Cầu Văn Thánh hiện nay có an toàn cho người dân không, thưa ông?

Ông Trần Quang Phượng: Theo Chi cục giám định chất lượng (thuộc Bộ GTVT) và một số chuyên gia trong lĩnh vực cầu Thành phố, từ nay đến giai đoạn sửa chữa chính thức, những sự cố nho nhỏ có thể xảy ra. Nhưng vấn đề chịu tải của cầu này vẫn ở trong tình trạng có thể chấp nhận được. 

Hiện nay, Công ty Quản lý công trình cầu phà Thành phố thường xuyên kiểm tra không những trên cầu Văn Thánh 2 mà còn trên cả tuyến cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh và báo cáo những diến biến phức tạp xảy ra để Sở GTCC kịp thời xử lý.  

PV: Sở GTCC sẽ áp dụng những biện pháp phạt hành chính nào đối với những đơn vị để xảy ra sự cố ở công trình đường Nguyễn Hữu Cảnh?  

Ông Trần Quang Phượng: Chúng tôi kiến nghị Bộ GTVT xử lý ba đơn vị trực thuộc Bộ; còn về phía Công ty Thanh niên xung phong, chúng tôi cũng đã đề nghị UBND TP xử lý.  

PV: Sở GTCC từng mời Phân viện Khoa học công nghệ (Bộ Xây dựng) đánh giá, giám định chất lượng công trình đường Nguyễn Hữu Cảnh. Tại sao lại phải tiếp tục mời Cục Giám định chất lượng công trình giao thông (thuộc Bộ GTVT) giám định lần nữa? 

Ông Trần Quang Phượng: Đúng là GTCC có chỉ định Phân viện khoa học công nghệ tiến hành giám định. Tuy nhiên, đơn vị này chưa đủ sức trả lời nguyên nhân vì sao có hiện tượng lún. Chỉ đến khi đoàn kiểm tra của Bộ GTVT (gồm một hội đồng khoa học) mới trả lời câu hỏi này được. 

PV: Kết quả giám định có bắt đúng “bệnh” và có khách quan không?

Ông Trần Quang Phượng: Đây là cơ quan hàng đầu của nhà nước Việt Nam trong việc đưa ra những kết luận về cầu đường. Không có cơ quan nào khác có thể đưa ra kết luận thay cho cơ quan này.  

PV: Trách nhiệm chính trong việc để xảy ra những sự cố vẫn còn tồn tại ở công trình đường Nguyễn Hữu Cảnh, theo ông thuộc về đơn vị nào?

Ông Trần Quang Phượng: Trách nhiệm chính thuộc về đơn vị Tư vấn thiết kế. Nhưng thật ra đơn vị này không phải cố ý hay là thiếu trách nhiệm lớn mà trình độ của họ ở thời kỳ đó còn hạn chế. Các đơn vị khác cũng không phải không có lỗi.

  • Trần Duy (ghi)

  • Trần Duy

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,