221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
796038
Chốt chặn "ngủ" ở tâm dịch lở mồm long móng
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Chốt chặn 'ngủ' ở tâm dịch lở mồm long móng
,

(VietNamNet) - Ở xã Văn Đức (Gia Lâm, Hà Nội), hầu hết các chốt kiểm dịch đều khẳng định: "Không có 1 con nào qua đây!", trong khi người gác hoặc đi chơi, hoặc... ngủ.

 

Soạn: AM 776921 gửi đến 996 để nhận ảnh này
2 nhân viên chốt kiểm dịch vẫn còn ngon giấc nồng ( Ảnh chụp 11h sáng 14/5 tại xã Văn Đức.)

Xã Văn Đức là xã thuần nông của huyện Gia Lâm , người dân sống chủ yếu nhờ nghề trồng mầu và nuôi bò thịt. Để nuôi gần 1.000 con bò thịt, phần lớn diện tích người dân dành để trồng cỏ Voi - thức ăn yêu thích của bò.

Xã Văn Đức những ngày này, cuộc sống vẫn không có gì thay đổi. Các xe chở cỏ Voi vẫn nườm nượp ra vào. Trên các con đường liên thôn, các xe bò kéo vẫn lững thững lăn bánh. Trạm kiểm dịch chốt ngay đầu xã với biên chế 2 người thì một người vừa chạy... về nhà có việc, người còn lại đang... tha thẩn chơi ở một ngôi đình gần đó,  trên tay  vẫn đeo băng đỏ đề hai chữ “dân phòng”.

PV VietNamNet gọi điện đến Ban chỉ đạo phòng dịch xã để xin gặp Trưởng ban (kiêm Chủ tịch UBND xã) thì được biết ông đang ở nhà vì... bận việc gia đình.

Thay mặt ông Trưởng ban, Phó ban chỉ đạo phòng dịch kiêm trạm Trưởng trạm thú y xã Nguyễn Văn Toa cho biết, sau khi có dịch, Ban chỉ đạo phòng chống dịch của xã đã thành lập 3 trạm kiểm dịch do dân phòng chốt trực 24/24. Sau đó ông Toa đưa phóng viên tham quan các trạm kiểm dịch của xã. 

 
Soạn: AM 776789 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Thịt bò và thịt lợn vẫn được bầy bán la liệt trong vùng tâm dịch xã Văn Đức.
Tại trạm kiểm dịch thôn Chử Xã, khi đồng hồ vừa điểm 11h trưa, 2 dân phòng tham gia chốt trực đang... ngon giấc nồng. Với giọng ngái ngủ, hai anh khẳng định: Từ sáng đến giờ chưa có con trâu bò nào đi qua.
 
Trạm kiểm dịch tiếp theo là một chốt gác trong... một ngôi chùa khá đẹp, nơi khá... vắng vẻ. Chỉ có 1 manh chiếu cho 2 người trực ca đêm.

Dịch không đáng sợ?

Anh Minh - chủ hộ nuôi bò thịt đã 5 năm cho biết, đây là lần đầu tiên bò của gia đình anh bị lở mồm long móng. Lúc đầu gia đình rất lo, tuy nhiên sau khi được cán bộ thú y hướng dẫn cách điều trị bằng phương pháp dân gian cho bò, 2 trong số 10 con bò của gia đình anh đã khỏi bệnh; anh lại còn rút ra được nhiều bài học về vệ sinh chuồng trại để ngăn dịch.

Với những người dân Văn Đức khác, dịch lở mồm long móng không đáng sợ. Chợ cóc xã Văn Đức bầy bán la liệt thịt lợn, thịt bò. Đa số người bán, người mua không biết có dịch lở mồm long móng. Với họ, thịt lợn, bò qua kiểm dịch rồi hay chưa như nhau, đều là thực phẩm quen dùng hàng ngày trong vùng tâm dịch.

 

Soạn: AM 776795 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Bò vẫn được chăn thả tự nhiên ngoài bãi cỏ trong vùng tâm dịch.

Theo báo cáo của UBND xã Văn Đức, toàn xã có 74 con bò của 37 hộ chăn nuôi bị bệnh dịch. Ban chỉ đạo phòng chống dịch đã phun thuốc, khử trùng chuồng trại, khoanh vùng dịch, tiêm vắc xin và trị bệnh cho lợn, bò bị bệnh theo phương pháp dân gian (bằng chanh, khế và phèn chua) kết hợp với vệ sinh chuồng trại. Đến ngày 14/5, cả xã chỉ 10 con của 5 hộ còn bệnh.

 

Trả lời câu hỏi "Làm thế nào để tuyên truyền cho dân về dịch", ông Toa cho biết: Năm 2005 xã  được cấp tờ rơi tuyên truyền về bệnh lở mồm long móng và cúm gia cầm, nhưng từ đầu năm 2006 đến nay xã chỉ nhận được tài liệu tuyên truyền về cúm gia cầm (trong khi gia cầm ở xã Văn Đức rất ít, có hộ còn không nuôi).

Để khắc phục tình trạnh thiếu tài liệu tuyên truyền về bệnh lở mồm long móng, ban chỉ đạo phòng dịch xã đã tự viết tài liệu, đưa sang trạm phát thanh xã để phổ biến cho các hộ chăn nuôi.

Với hình thức chống dịch kiểu này, ông Toa hy vọng lở mồm long móng sẽ không còn cơ hội lây lan, quên hẳn các chốt kiểm dịch "ngủ".

  • Phạm Hải

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,