221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
796810
"Thua" dịch LMLM, Bộ trưởng NN-PTNT sẽ nhận trách nhiệm
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
'Thua' dịch LMLM, Bộ trưởng NN-PTNT sẽ nhận trách nhiệm
,

(VietNamNet) - Trước tình hình dịch bệnh lở mồm long lóng (LMLM) đang có nguy cơ lây lan mạnh, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát nói ông sẽ nhận trách nhiệm trước Chính phủ nếu để dịch bệnh bùng phát và không khống chế được.

Soạn: AM 778617 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Bộ trưởng Cao Đức Phát: "Tôi sẽ nhận trách nhiệm nếu không kiểm soát được dịch".

Gia súc bị bệnh sớm muộn cũng phải tiêu hủy

- Thưa Bộ trưởng, hiện nhiều địa phương có số gia súc mắc bệnh đã đến mức tiêu hủy nhưng người dân vẫn cố giữ, vậy phải giải quyết như thế nào để tránh lây lan nguồn bệnh?

- Dịch LMLM gây bệnh ở lợn, trâu bò, dê, cừu. Đối với nông dân, đây đều là những gia súc có giá trị cao. Nhà nông thì con trâu là tài sản lớn nhất. Do vậy, việc tiêu hủy là điều mà tất cả chúng ta đều xót xa và cố gắng mọi cách để cứu chữa.

Nhưng loại dịch bệnh này chúng ta chỉ có thể chữa được triệu chứng, và sau khi chữa chúng vẫn còn virus. Virus này có thể tồn tại 1 năm trong lợn, 2-3 năm ở trâu bò. Trong thời gian này, chúng vẫn có thể làm lây lan ra các con khác nên tốt nhất là phải tiêu hủy. Nếu không tiêu hủy được phải tìm mọi cách để cách ly với các con khác. Giải pháp cách ly này cũng chỉ là tình thế và sớm muộn cũng phải giết mổ bắt buộc hoặc tiêu hủy.

Phát hiện bệnh sớm: Cách dập dịch hiệu quả nhất

Địa phương vừa có gia súc mắc bệnh nên tiêu hủy và tiêu độc khử trùng chặt chẽ để triệt tiêu nguồn bệnh. Bởi khi virus lây lan trên diện rộng, rất khó dập dịch, tiêu hủy rất khó khăn.

Ngoài ra, cần tổ chức tiêm phòng trên diện rộng, kiểm soát vận chuyển, giết mổ gia súc vì đây là nguồn quan trọng lây lan dịch bệnh giữa các địa phương.

Các địa phương biên giới phải thực hiện quyết liệt việc ngăn chặn buôn lậu gia súc từ các nước láng giềng.

- Vậy đến nay, chúng ta đã có chính sách hỗ trợ gì đối với các gia đình có gia súc bị tiêu hủy chưa?

- Khi tiêu hủy gia súc phải có sự hỗ trợ cho bà con. Mức hỗ trợ này là khoảng 70% giá trị của gia súc. Hiện Bộ Tài chính đã cụ thể hóa con số này và đang kiến nghị với Chính phủ hỗ trợ bình quân 10.000 đồng/kg đối với lợn và 15.000 đồng/kg đối với trâu bò. Đây là mức trung bình, còn tại các địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh sẽ ra quyết định về mức hỗ trợ này.

Ngoài ra, cũng cần tiêm phòng bắt buộc toàn bộ gia súc tại vùng ổ dịch và những xã xung quanh. Việc tiêm phòng do ngân sách nhà nước hỗ trợ.

Công bố dịch khi thấy có nguy cơ lây lan

- Dịch LMLM có nguy hiểm như dịch cúm gia cầm không, thưa Bộ trưởng?

- Khác với dịch cúm gia cầm là có thể lây sang người, làm chết người và có nguy cơ dẫn tới đại dịch ở người, phần lớn các báo cáo khoa học cho thấy và ghi nhận thực tế tại Việt Nam cũng chưa thấy có trường hợp nào bệnh LMLM gây tử vong hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nhưng dịch bệnh có thể lây lan rất nhanh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của chăn nuôi, nếu xảy ra diện rộng sẽ ảnh hưởng đến cả du lịch, thương mại và một số ngành kinh tế - xã hội khác. Nếu không phòng chống quyết liệt dịch bệnh sẽ lây lan rất nhanh như chúng ta đã chứng kiến ở một số địa phương.

- Dịch LMLM đã xuất hiện ở nước ta nhiều năm trước, nhưng Bộ NN-PTNT đã không công bố mà để đến tận năm nay. Liệu che giấu thông tin có phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng dịch bùng phát mạnh như hiện nay không, thưa ông?

- Trước đây, vì nhiều lý do nên chúng tôi đã cân nhắc tác hại của dịch bệnh này đối với không chỉ ngành chăn nuôi mà cả ngành khác, và cuối cùng chỉ thông báo về dịch ở các địa phương. Đối với quốc tế, chỉ khi nào có yêu cầu thì chúng tôi mới báo cáo. Thực tế trong chống dịch những năm gần đây cho thấy, nếu không công bố rộng rãi thông tin để mọi người dân biết được và có biện pháp tích cực phòng chống thì không có hiệu quả. Do vậy vừa qua chúng tôi cũng đã quyết định công bố rộng rãi thông tin này.

- Vậy khi nào thì một vùng nên công bố dịch?

- Trong Pháp lệnh Thú y đã ghi rõ điều kiện công bố dịch là khi xác định loại bệnh đó có nguy cơ lây lan trên diện rộng, cơ quan thú y khẳg định đó là bệnh nguy hiểm và chính quyền địa phương cơ sở báo cáo lên UBND cấp cao hơn là có dịch xảy ra. Khi đó, UBND có trách nhiệm công bố vùng nào ở địa phương có dịch. Việc công bố dịch không phục thuộc vào số lượng con bị nhiễm bệnh mà quan trọng là dịch bệnh có xu hướng lây lan hay không.

- Xin cảm ơn Bộ trưởng!

  • Hà Yên (thực hiện)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,