(VietNamNet) - Bằng mọi thủ đoạn, từ đơn giản đến tinh vi, bọn buôn người phỉnh dụ phụ nữ lọt vào vòng vây của đường dây buôn người quốc tế... Vì cái nghèo, có người tự tay bán con, hay người thầy tự mình đánh mất đạo đức, đi lừa cả học trò, rồi đẩy các em vào đường cùng, trong vòng vây của những kẻ buôn người...
>>Bài 1: Mái tranh nghèo xóa mộng đời thường!
Bọn buôn người cấu kết với nhau thành một mạng lưới, trong đó, bọn chúng cài cắm người Việt
Qua hàng loạt các vụ án được phá cho thấy, mục tiêu của bọn buôn người nhắm đến vẫn là phụ nữ trẻ nhẹ dạ, có trình độ văn hóa thấp, cuộc sống khó khăn, không có việc làm, "éo le" về tình cảm ở những vùng quê hẻo lánh. Chỉ bằng lời đường mật, không ít cô gái đã sa chân vào cạm bẫy của những đường dây buôn người quốc tế, không lối thoát.
Cạm bẫy lấy chồng ngoại và đi lao động nước ngoài
Vào cuối tháng 10/2005, lợi dụng mối quan hên quen biết trước đó, Nguyễn Thị Ngọc Hân đến thăm chị Nguyễn Thị Kim Hồng (cùng ngụ tại Tiền Giang), sau một hồi trò chuyện, thăm hỏi sức khỏe, Hân gạ gẫm chị Hồng đi lấy chồng nước ngoài giàu có. Nếu Hồng đồng ý, Hân có nhiều mối để giới thiệu cho chị, tha hồ lựa chọn.
Hân vẽ bức tranh về thiên đường ở miền đất hứa, nếu chị Hồng đồng ý, cơ hội thoát ly cảnh nghèo nàn, ở vùng quê nghèo sẽ đến nhanh. Mơ ước đổi đời, chị Hồng đồng ý và được đưa lên TP.HCM. Tại đây, Hồng bị chuyền tay qua một người khác tên Lý Thị Đào, rồi lại bị chuyển đến nhà một người khác nữa. Trong thời gian chờ cấp hộ chiếu, chị Hồng được đưa đến khách sạn để ra mắt các "ông chồng ngoại".
Vài ngày sau, khoảng giữa đầu tháng 11/2005, chị Hồng lại bị chuyền tay qua thêm một người nữa tên Phan Văn Long, để đưa ra sân bay Tân Sơn Nhất, xuất ngoại qua Malaysia cùng 11 cô gái khác.
May mắn cho chị Hồng và 11 cô gái kia, khi vừa xuống sân bay
Sau khi được bảo lãnh về Việt
Qua điều tra, công an xác định các đối tượng bị bắt nằm trong đường dây buôn người lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam, có khoảng 110 đối tượng tham gia và đã có hơn 260 cô gái Việt đã bị tổ chức tội phạm này bán ra nước ngoài, đẩy vào các động mại dâm.
Chưa đầy nửa tháng sau, ngày 11/4, Công an tỉnh Bến Tre phối hợp với Bộ Công an phá thêm đường dây buôn người sang
Nắm được nhu cầu tìm việc của những cô gái nghèo, Phan Ngọc Hà (ngụ tại TP.HCM) cấu kết Bùi Văn Út (quê Bến Tre), đến huyện nghèo ở các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, dụ dỗ các cô gái trẻ lên TP.HCM, cho học việc để có việc làm ổn định.
Tin những lời đường mật và hứa hẹn với mức thu nhập cao, nhiều cô gái đã đồng ý, từ bỏ quê nhà lên TP.HCM để được đổi đời. Nhưng sau đó, Út và Hà đã phỉnh dụ các cô gái làm thủ tục đi ra nước ngoài làm việc để có thu nhập cao hơn. Gạ gẫm thành công, hai đối tượng này đưa các cô gái sang
Theo lời khai của đối tượng này, y đã đưa trót lọt hàng chục cô gái quê sang
Tình mẹ: 300USD, nghĩa thầy trò: 1 triệu VNĐ!
Đau lòng nhất, có lẽ là những nạn nhân bị chính người thân của mình bán cho những kẻ buôn người. Những câu chuyện đau đến cắt ruột, tưởng như chuyện đùa, nhưng có thật. Đó là những trường hợp mẹ bán con, ông bán cháu, thầy giáo lừa cả học trò cũ của mình để dẫn dắt vào những đường dây buôn người.
Trong năm 2005 và 6 tháng đầu năm 2006, Cảnh sát Việt Nam phát hiện 374 vụ buôn người trên cả nước. Trong ảnh, đối tượng trong đường dây buôn bán trẻ em bị bắt giữ. |
Một trong những chuyện buồn nhất là của em Lê Thị D..., ngụ ở huyện Thanh Bình, Đồng Tháp. Em bị chính mẹ mình bán từ năm 13 tuổi, để nhận 300USD xoay sở cho cuộc sống thiếu hụt. D... bị đưa đến nhà chứa Svay Pak, cách Thủ đô
Em may mắn được thoát khỏi cảnh đày đọa, làm nô lệ tình dục, nhờ một cuộc truy bắt các ổ mại dâm của Cảnh sát Campuchia. Sau đó, em được đưa đến trại xã hội và tại đây, Tổ chức Di dân quốc tế Việt
Với mánh khóe lôi kéo cả những người thân hoặc quen biết với nạn nhân vào đường dây của bọn buôn người, để dụ dỗ phụ nữ trẻ em đưa đi bán, đã khiến nhiều gia đình mất cảnh giác trước thủ đoạn đê tiện này. Nhiều em gái bị đẩy vào vòng xoáy buôn người của những kẻ bất lương.
Đó là trường hợp của đối tượng Nguyễn Công Thạnh, ngụ tại xã Tân Thuận Tây, thị xã Cao Lãnh, Đồng Tháp. Thạnh từng là giáo viên của một trường trung học, nhưng do bị bệnh, nên Thạnh nghỉ dạy, nhảy sang chạy xe ôm. Từ đây, bản chất hiền lành, trung thực của một thầy giáo bị bọn buôn người chiếm đoạt mất. Từ người thầy giáo, Thạnh đến với con đường buôn người bằng việc làm "cò buôn người", với huê hồng 1 triệu đồng/1 nạn nhân. Không ít học trò cũ của Thạnh, đã là nạn nhân của y.
Những ngày hành nghề “cò buôn người”, Thạnh lân la thăm hỏi nữ học sinh cũ của mình, những em đã thôi học và đang cần việc làm để phụ giúp gia đình. Thạnh dụ dỗ sẽ giới thiệu cho một chân làm tiếp viên tại một nhà hàng ở Campuchia, với mức lương cao. Nếu đồng ý ngay, gia đình nạn nhân sẽ nhận được một số tiền trợ giúp ban đầu, xem như là trả công trước.
Với nhiều thủ đoạn, tội phạm buôn người không loại từ bất kỳ mục tiêu nào, Đối tượng buôn người qua biên giới Tây Nam bị bắt. |
Với điều kiện khó khăn ở vùng quê nghèo và thiếu việc làm, ít nhất đã có 2 gia đình tin lời và giao con gái của mình cho Thạnh đưa đi qua Campuchia là việc. Nhưng trên thực tế, khi qua đến Campuchia, các em gái bị ép phục vụ cho các động mại dâm, nhà chứa ở nước bạn.
Một nạn nhân của Thạnh không chịu đựng được cảnh làm nô lệ tình dục nơi xứ người, nên đã lén bỏ trốn về nước. Sau khi về và kể lại câu chuyện, gia đình nạn nhân tố cáo hành động tội ác của Thạnh, y đã bị bắt và đưa ra tòa xử với mức án 8 năm tù giam.
Trên đây là những vụ án tiêu biểu, thể hiện những thủ đoạn của bọn buôn người. Ngoài ra, còn hàng trăm, hàng ngàn trường hợp éo le khác, mà trong đó, chính nạn nhân cũng không hề biết mình bị lừa bán, cho đến khi sang đến đất khách và bị ép buộc bán dâm.
Cũng chỉ vì nghèo khó và thiếu hiểu biết, nên không ít những người nhẹ dạ đã tự mình tiếp tay cho bọn buôn người, bán chính người thân, chỉ vì vài triệu đồng.
· Phan Công