221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
846932
Miền Trung thực hiện cuộc di dân kỷ lục tránh bão
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Miền Trung thực hiện cuộc di dân kỷ lục tránh bão
,

(VietNamNet) - Không dễ thực hiện sơ tán hơn 18 vạn dân tránh bão số 6 chỉ trong 17 giờ. Các tỉnh miền Trung đang khẩn trương chạy đua với thời gian!

 

 

Soạn: HA 910049 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Người dân miền Trung đang sơ tán đến nơi an toàn để tránh bão số 6 (Ảnh: HC)
Sơ tán dân - Cần khẩn trương nhưng không đơn giản

 

Phát biểu ý kiến chỉ đạo của về công tác di dời dân ở các vùng nguy hiểm đến nơi an toàn để tránh bão số 6, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: “Đừng chờ bão vào rồi mới biết có việc gì. Chúng ta đều biết là bão to, lũ có thể lớn, triều cường có thể 5m, thậm chí có thể 10m, như vậy là rất phức tạp.

 

Sau khi vượt quần đảo Hoàng Sa, bão lại tăng tốc nữa thì rất là gay. Bão đổ bộ vào đất liền ban đêm thì càng phức tạp. Tôi đề nghị không để bà con bị bão giữa đêm. Chậm nhất đến chiều 30/9 phải hoàn tất di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm”.

 

Trong khi đó, Thiếu tướng Trần Văn Thanh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần (Bộ Công an) cảnh báo việc sơ tán dân hoàn toàn không đơn giản. Rút kinh nghiệm các lần chỉ đạo công tác này ở một số tỉnh phía Bắc trong mùa mưa bão năm ngoái, ông Thanh cho hay, người dân không dễ gì bỏ nhà cửa và toàn bộ gia sản để đi sơ tán.

 

Dù nguy hiểm đến mấy thì khi cả gia đình đi sơ tán, họ cũng để lại ít nhất một người trông nhà. Chỉ cần mỗi nhà còn lại một người thôi thì khi bão đến cũng đã rất gay rồi. Hơn nữa, người dân không thể đi sơ tán với hai bàn tay không mà còn đem theo chăn màn, chiếu gối, lương thực, nhu yếu phẩm, thuốc men…rất đùm đề, cồng kềnh.

 

 

Đường dây nóng nhận tin bão

Quý vị có tin tức về bão, hãy gọi điện về tòa soạn VietNamNet theo số điện thoại: 0902206999 hoặc gửi email về tòa soạn theo địa chỉ: hotnews@vasc.com.vn

“Sơ tán hết 18 vạn dân chỉ trong vòng chưa tới 20 tiếng đồng hồ là điều “không tưởng” nếu không làm thật quyết liệt. Để người dân yên tâm đi sơ tán thì nhất thiết chúng ta phải có biện pháp đảm bảo an toàn tài sản, nhà cửa cho họ. Đồng thời đối với những người nhất quyết không chịu đi sơ tán, cần thiết thì phải ra lệnh cưỡng chế chứ không chỉ vận động mà được!” - ông Thanh nói.

 

Trên tinh thần đó, từ chiều và đêm qua, nhiều địa phương ở miền Trung đã khẩn trương triển khai thực hiện công tác khó khăn này.

 

Tại Quảng Nam, có hơn 5.500 hộ với khoảng 20.000 dân ở 5 huyện Thăng Bình, Duy Xuyên, Núi Thành, Điện Bàn, Hội An và hơn 400 khách du lịch đang ở tại các khách sạn ven biển cần phải di dời đến nơi an toàn. Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Hải đã có công điện khẩn cho Chủ tịch UBND các địa phương và lãnh đạo các ngành hữu quan xem việc sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm là nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm trước mắt.

 

Trong đó tập trung lực lượng cho các vùng có nguy cơ cao ở ven biển, vùng trũng thấp dễ bị chia cắt và ngập sâu, đề phòng lũ quét, lũ ống và sạt lở núi. Các huyện, thị xã cùng các đơn vị quân đội, công an trên địa bàn huy động mọi phương tiện, chọn phương án tối ưu nhất khẩn trương di dời dân đến nơi an toàn. Nếu di dời dân trong nội bộ xã thì chủ tịch xã chịu trách nhiệm; di dời dân giữa các xã thì chủ tịch huyện chịu trách nhiệm.

 

Vùng ven biển phải xong trước 12h; vùng ven sông, ven núi có nguy cơ sạt lở phải xong trước 17h ngày 30/9. Tại các địa điểm sơ tán dân đến phải chuẩn bị đầy đủ lương thực, thuốc men… để nhân dân yên tâm trong thời gian tránh bão. Đối với những trường hợp không chịu di dời, nhất thiết phải cưỡng chế để đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân. Đồng thời làm tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự, giữ an toàn tài sản của người dân phải đi sơ tán trước, trong và sau cơn bão.

 

Phó Chủ tịch, Trưởng Ban chỉ huy PCLB Hội An Nguyễn Văn Dũng cho hay, trên địa bàn thị xã hiện có hơn 1.100 hộ với 5.000 nhân khẩu nằm trong vùng sạt lở cần phải di dời.. Trong đó có trên 50 nhà tạm bợ, gần 150 nhà bán kiên cố của nhân dân ở ven biển và ven sông Thu Bồn, có nguy cơ bị sụp đổ. Từ chiều 29/9, thị xã đã huy động hàng trăm chiến sĩ các lực lượng vũ trang và thanh niên xung kích bám sát địa bàn giúp dân chèn chống nhà cửa và sơ tán khỏi vùng nguy hiểm.

 

Tại hai xã Tam Quang và Tam Hải (huyện Núi Thành), nơi có hàng trăm tàu thuyền đang neo đậu tránh bão, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Kỳ Hà và Hải đội 2 Biên phòng phối hợp cùng địa phương giúp dân chèn chống nhà cửa, neo đậu tàu thuyền an toàn. Đồng thời chuẩn bị sẵn 3 phòng để di dời dân bị ngập lụt và có nguy cơ sạt lở đến ở.

 

Soạn: HA 910047 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Cư dân ven biển Đà Nẵng giúp nhau chèn chống nhà cửa (Ảnh: HC)

Tại Đà Nẵng, Chủ tịch UBND TP Trần Văn Minh cho hay, trên địa bàn có 600 hộ với khoảng 3.000 dân cần di dời khỏi nơi nguy hiểm để tránh bão số 6, tập trung ở các phường ven biển thuộc các quận Sơn Trà, Thanh Khê, Hải Châu, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn.

 

Ngoài ra, 1.000 người đang tạm trú tại các khu nhà tạm ở các khu vực giải tỏa cũng phải có phương án di dời khi cần thiết. Trong khi đó, nhân dân sống tại các xã miền núi huyện Hòa Vang được cảnh báo di chuyển phòng lũ quét có thể xảy ra.

 

Đến thời điểm này, UBND quận Liên Chiểu cho biết đã có kế hoạch di chuyển 280 hộ, 1.000 nhân khẩu ở 3 phường tới các trường học xây dựng kiên cố nằm dọc QL 1A. Ngoài ra, một lượng lớn lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm và thuốc men cũng được chuẩn bị để sử dụng khi cần thiết. Phường Nại Hiên Đông (quận Sơn Trà) đã tập trung hơn 50 dân phòng giúp 407 hộ dân khu nhà liền kề khu Vũng Thùng chèn chống nhà cửa, vì đây là khu vực có nguy cơ cao nhà bị tốc mái lớn nhất do nằm ngay cửa biển.

 

Theo anh Huỳnh Quốc Thăng, Phó phòng Khai thác đất và Tái định cư (Công ty Xây dựng - Phát triển hạ tầng, Sở Xây dựng Đà Nẵng), sau khi nhận được thông báo về cơn bão số 6, đơn vị đã triển khai ngay phương án di dời dân và chống bão tại khu nhà tạm của khu tái định số 4 Nguyễn Tri Phương, hiện có 50 hộ đang tạm trú. Chiều 29/9, công ty phối hợp với chính quyền địa phương vận động các hộ đã làm nhà thì sớm chuyển về nhà mới. Với các hộ còn lại, công ty sẽ di dời qua chung cư mới xây của khu tái định cư số 4 Nguyễn Tri Phương.

 

Trên địa bàn Quân khu 5, Thiếu tướng Phó Tư lệnh Trần Công Thức cho hay đã phân công lực lượng đứng chân ở từng tỉnh triển khai cụ thể con người, phương tiện tham gia với tỉnh đó phòng chống bão số 6. Trong đó, phối hợp với các lực lượng khác tham mưu cho Đảng, chính quyền địa phương tập trung giải quyết số tàu thuyền và ngư dân còn ở ngoài biển, đưa vào bờ an toàn. Tổ chức ngay lực lượng di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm để tránh gây thiệt hại tính mạng và tài sản của nhân dân.

 

Tại những vùng xung yếu mà các phương tiện thông thường khó vào được, Quân khu 5 cũng đã chuẩn bị các phương tiện đặc chủng có thể đi trong mưa to, bão lớn để cứu hộ, đưa con người, tài sản của nhân dân ra vùng an toàn. Đồng thời có phương án phân công cụ thể các lực lượng, phương tiện bảo vệ an toàn cho các hồ đập quan trọng.

 

Hiện Quân khu 5 đã thiết lập Sở chỉ huy phòng chống bão số 6 tại Quảng Ngãi với 2 lữ đoàn sẵn sàng tại chỗ. Một trung đoàn công binh cũng đã được bố trí tại Quảng Nam. Trong khi đó, ở Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đóng tại Đà Nẵng cũng có lực lượng cơ động để đáp ứng nhanh yêu cầu của các địa phương.

  • Hải Châu
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,