221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
852300
Nổ bình gas làm chết 1.000 người/năm
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Nổ bình gas làm chết 1.000 người/năm
,

(VietNamNet) - Từ khi gas xuất hiện trở lại ở Việt Nam từ năm 1993 đến nay, có hơn 150 vụ tai nạn nổ bình gas chết người; bình quân mỗi năm làm hơn 1.000 người chết. Ông Hoàng Anh - Giám đốc Công ty TNHH gas Petrolimex (Sài Gòn) trả lời PV VietNamNet về sức tàn phá nhân mạng khủng khiếp của tai nạn loại này. 

>>Xe bong bóng dạo - "bom di động" giữa phố đông
>>Nổ xe chở khí đá: 3 người chết, 2 người bị thương  

- Tại sao sang triết ga không an toàn lại có thể gây tai nạn? Việc sang triết khí nói chung và gas nói riêng phải tuân thủ những yêu cầu kỹ thuật gì, thưa ông?

- Đối với những thiết bị áp lực, việc vận hành, thao tác kỹ thuật trong dân dụng cũng như trong công nghiệp đều phải tuân thủ theo các quy định chuyên ngành. Những quy định ấy do các cơ quan nhà nước ban hành.  

Riêng ở lĩnh vực sang triết gas, trong thời gian vừa qua, đã xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc sử dụng bình chứa không an toàn, không đúng với tiêu chuẩn kỹ thuật.  

Ông Hoàng Anh, Giám đốc Công ty TNHH gas Petrolimex (Sài Gòn).

Hầu hết thiết bị sử dụng ở các cơ sở sang triết nạp lậu đều thuộc dạng tự chế hoặc tự gia công, mua thiết bị trôi nổi trên thị trường không đảm bảo chất lưọng dẫn đến chuyện khi sang triết nạp, gas dễ bị rò rỉ.  

Do thiết bị sang triết nạp lậu không chuẩn nên van bình gas dễ bị hư hỏng. Khi người tiêu dùng lắp thiết bị điều áp vào thì rất dễ gây ra nổ ngay từ bình gas.  

- Có bao nhiêu loại bình chứa gas?

Các thiết bị, phụ kiện dùng cho gas dân dụng, thông thường bao gồm: bình chứa gas, dây dẫn gas, van điều áp đấu nối với bếp gas để sử dụng.

Có 3 loại bình chứa. Một là loại loại bình nhỏ dùng cho bếp gas du lịch (bình gas mini) gồm bình chỉ sử dụng một lần và bình tái sử dụng nhiều lần.

Đối với bình chỉ cho phép sử dụng một lần, khí gas để nạp là butane (C4H10). Do đặc tính vật lý của khí này, áp suất hơi bão hoà trong bình chỉ khoảng 3,6- 4kg/cm2. Loại bình này chỉ dùng một lần và buộc phải bỏ không được sang triết lại. Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều cơ sở kinh doanh vì lợi nhuận nên tái sử dụng bằng cách triết nạp gas từ những bình lớn vào bình mini. 

Thượng tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó giám đốc Sở Cảnh sát PCCC cảnh báo: Hiện nay các loại bình chứa khí nén ít được kiểm soát một cách đầy đủ. Các cơ sở sản xuất lậu mua bình chứa khí trôi nổi, kém chất lượng rồi bán cho người tiêu dùng.  

Cách sang nạp khí của các cơ sở này cũng rất nguy hiểm. Vì làm lậu nên họ thường thực hiện công việc trong phòng kín. Thế nhưng khi ở trong điều kiện như thế đã hội tụ đủ điều kiện gây cháy nổ. Chỉ một tia lửa điện của công tắc đèn là căn phòng đó sẽ phát nổ.  

Đối với bình gas mini dùng cho bếp du lịch vật liệu làm bằng inox, người ta cho phép được nạp lại. Tuy nhiên, việc quản lý về quy trình thực hiện nạp hiện vẫn chưa được cơ quan chức năng làm tốt gây mất an toàn. 

Loại thứ hai là bình gas dân dụng chứa 12- 13kg gas lỏng được sản xuất dựa trên tiêu chuẩn của Mỹ. Loại vật liệu dùng để chế tạo bình được quy định rất nghiêm ngặt. Đó phải là loại vật liệu có cơ tính cao, chịu đựng áp lực tốt, ít bị bài mòn. Bình gas này chịu được áp suất làm việc là 17kg/cm2

Ở thị trường lậu, loại bình này đang được cơ sở kinh doanh gas cắt quai sắt, mài hàn gắn thương hiệu của mình vào dẫn đến bình gia công không đúng kỹ thuật gây mất an toàn, sau đó, tung ra lưu thông trên thị trường.  

Loại bình thứ ba là bình gas công nghiệp, chứa 45- 48kg gas (dân kinh doanh thường gọi là “bình bò”), áp suất làm việc của bình là 17kg/cm2, thường được sử dụng trong các nhà hàng, khách sạn. 

- Ở các cửa tiệm tạp hóa, những bình gas chỉ sử dụng một lần được sang triết, trao đổi rất phổ biến. Loại bình này có an toàn không?

- Khi triết nạp từ bình lớn vào bình mini thường rất nguy hiểm. Lý do, đối với loại gas hiện đang được sử dụng trên thị trường (LPC), thành phần gồm có khí butan và propane (C3H8). Tùy vào đơn vị kinh doanh mà người ta pha trộn hai khí này theo tỉ lệ nhất định. Thông thường tỉ lệ  propane chiếm 30- 50% còn lại là butan. 

Propane có tính chất vật lý là áp suất hơi bão hòa rất cao. Nếu sử dụng gas có tỉ lệ propane và butan là 50/50, thì ở nhiệt độ 370, áp suất hơi bão hòa có thể là 9kg/cm2. Như vậy nếu nạp gas này vào bình mini thì áp suất trong đấy tăng gấp hai lần.  Chính điều này làm cho bình mất đi tính bền vững và an toàn.  

Bên cạnh đó khi nạp nhiều lần sẽ làm cho các roang bình bị mòn đi. Do đó có hiện tượng khi bật bếp, lửa cháy ngược vào bình gây cháy nổ. Mặt khác, áp suất trong bình lớn trong khi vỏ bình mỏng nên khi hơi nóng tăng đột biến sẽ gây ra những vụ tai nạn rất thương tâm. Mới đây, có vụ làm chết nhiều em học sinh đi cắm trại và gây bỏng trên 60%. 

-
Thời gian sử dụng bình chứa khí là bao lâu, thưa ông?

- Theo quy định về an toàn kỹ thuật của Việt Nam, tất cả các thiết bị áp lực đều phải được cơ quan cấp phép kiểm định lưu hành đồng thời áp dụng chế độ tái kiểm định 5 năm/ lần đối với bình gas dân dụng. 

- Ông có nhận định gì về những loại bình khí trôi nổi trên thị trường hiện nay?

- Trong thực tế, vỏ bình của các công ty lớn, hợp pháp được các gian thương thu mua trái phép rồi tự gia công không đúng kỹ thuật và dán nhãn hiệu của mình lên đấy. Những loại bình này rất nguy hiểm, nguy cơ cháy nổ rất cao.  

- Theo ông, phải làm gì để ngăn chặn tình trạng sang nạp khí trái phép?

- Điều quan trọng hiện nay là công tác kiểm tra kiểm soát trên thị trường phải ngăn chặn kịp thời những hành vi gian lận thưong mại.  

Bình chứa khí kém chất lượng trong một vụ nổ gây chết người.
Hiện nay các công ty gas kiến nghị chính phủ điều chỉnh các điều khoản để việc kinh doanh gas lành mạnh hơn. Cụ thể buộc cơ sở muốn kinh doanh gas phải có hệ thống kho chứa tốt, có hệ thống tiếp nhận thuỷ bộ hàng hóa, hệ thống công nghệ đúng tiêu chuẩn kỹ thuât… 

Đối với doanh nghiệp không có cơ sở vật chất kỹ thuật, chỉ có xe bồn chuyên chở thì chỉ được kinh doanh dịch vụ vận tải chứ không được phép kinh doanh gas vì đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Có như thế mới đảm bảo được an toàn cho người tiêu dùng và cộng đồng. 

- Ông có thể cho biết, bình chứa khí hoặc gas phát nổ sẽ gây hậu quả đến mức nào?

- Nếu tai nạn xảy ra đơn lẻ thì chỉ có cá nhân gia định chịu thôi nhưng nếu nó xảy ra trong quá trình chuyên chở thì không biết trước được hậu quả như thế nào.  

Hậu quả của việc sang nạp, kinh doanh khí axetylen lậu.

Tôi nghĩ rằng nó sẽ rất khủng khiếp. Bởi vì theo đặc tính của LPC khi chuyển từ thể lỏng sang thể hơi thì LPC thể tích sẽ tăng 250 lần.  

Thử hình dung, một bình gas có dung tích chứa 10 lít gas lỏng trong bình thì khi 10lít gas lỏng này chuyển hóa ra hơi, thể tích của nó khoảng 2.500lít.  

Cũng vì đặc tính này nên khi người sử dụng sơ ý để cho gas lỏng tiếp xúc vào da thì sẽ bị phỏng nặng. Bởi vì nó bay hơi quá nhanh.  

Vừa qua rồi tôi được biết có vụ nổ xe chở khí axetylen. Theo mô tả thì tôi nghĩ nó chỉ là vụ nổ thuần tuý do áp lực cơ học, chưa có cháy. Nếu có lửa thì hậu quả sẽ rất khủng khiếp.  

- Các loại bình chứa khí đều có thể dùng chung cho mọi loại khí không?

- Mỗi loại sản phẩm đều có những đặc tính kỹ thuật tương thích. Ví dụ bình gas được sản xuất để làm việc ở áp suất khoảng 17kg/cm2 thế nhưng bình oxy phải chứa trong bình chịu được áp suất 150kg/cm2. Tóm lại không thể nào lấp lẫn được.

- Xin cám ơn ông!.

  • Trần Duy (thực hiện)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,