221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
853614
Hô "biến" 25,7ha cao su Nhà nước thành của riêng
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Bình Phước:
Hô 'biến' 25,7ha cao su Nhà nước thành của riêng
,

(VietNamNet) – Mặc dù đã có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhưng 25,7ha đất công mà hai “sếp” tại Công ty Cao su Phú Riềng lỡ “chiếm” vẫn chưa bị thu hồi?   

 

Vào tháng 5/1995, Công ty Cao su Phú Riềng (tỉnh Bình Phước) tiến hành kiểm kê tình hình sử dụng đất của công ty, làm cơ sở cho việc điều chỉnh quy hoạch và bàn giao đất điều chỉnh cho địa phương.

 

Soạn: HA 927377 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Một góc trong diện tích 10ha của ông Phan Hữu Nam - Giám đốc nông trường 4 đang quản lý sử dụng. 

 

Tuy nhiên, sau đợt kiểm kê này, hàng loạt đơn thư của cán bộ công nhân viên công ty được gửi đến cơ quan chức năng tố cáo sai phạm của Ban Giám đốc trong quản lý điều hành. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã tiến hành thanh tra và phát hiện diện tích giao khoán (trên 2.000ha) của công ty đã bị mất quyền quản lý; một phần diện tích đất giao khoán đã bị chuyển dịch sang tay cá nhân.

 

Trách nhiệm để thất thoát diện tích đất giao khoán của công ty thuộc về Ban Giám đốc công ty và một số cá nhân. Vụ việc sau đó đã được kiến nghị chuyển cơ quan điều tra làm rõ.

 

Đến tháng 8/2005, Ủy ban kiểm tra tỉnh Bình Phước đã có kết luận kiểm tra Đảng viên đối với ông Võ Mạnh Sâm - Phó Bí thư đảng ủy Công ty Cao su Phú Riềng; ông Trình Văn Sơn - Ủy viên thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc công ty và ông Phan Hữu Nam - Bí thư Đảng ủy cơ sở, Giám đốc nông trường 4 cho thấy: bên cạnh trách nhiệm để thất thoát đất giao khoán của Nhà nước, 2/3 cá nhân này đã có vụ lợi khi "biến" đất giao khoán của Nhà nước thành của riêng.

 

Trường hợp ông Võ Mạnh Sâm, thời điểm làm Phó Giám đốc công ty là người trực tiếp làm việc, kiểm kê tình hình sử dụng đất nhưng cố tình “quên” diện tích đất giao khoán cho dân, không kiến nghị thu hồi.

 

Còn vào thời điểm năm 1995, ông Trình Văn Sơn lúc đó giữ chức Trưởng phòng nông nghiệp, là người biết rõ diện tích đất giao khoán mà công ty ký hợp đồng, không được phép bàn giao cho địa phương. Thế nhưng, đến tháng 10/1996, chính ông Sơn với tư cách cá nhân đã đề nghị cấp giấy CNQSDĐ trên diện tích 15,7ha đất mà vợ ông ký hợp đồng nhận khoán. Trong phần kê khai nguồn gốc, ông Sơn đã “quên” khai đây là đất mượn của Công ty Phú Riềng, và đến nay nghiễm nhiên khai thác mủ cao su trên diện tích này.

 

Tương tự, một “sếp” nhỏ hơn là ông Phan Hữu Nam, Giám đốc nông trường 4 cũng lợi dụng việc “quên” giao trả đất giao khoán cho Nhà nước để rồi tự đứng ra xin cấp giấy CNQSDĐ trên diện tích 10ha mà gia đình ông đã nhận giao khoán trước đó. 

 

Theo kết luận của Ủy ban kiểm tra Bình Phước thì hai cá nhân ông Sơn, ông Nam đã “lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của công ty cộng với vị trí công tác đã biến từ đất nhận khoán thành đất được cấp giấy CNQSDĐ cho cá nhân”. Tổng cộng hai ông Sơn, Nam đã "tư túi" của công lên tới 25,7ha. Diện tích cao su này hiện đang được khai thác, có giá trên thị trường là trên 20 tỷ đồng.       

 

Tuy nhiên, có một điều lạ, dù Ủy ban kiểm tra Tỉnh uỷ đã có kết luận yêu cầu các ông Trình Văn Sơn, Phan Hữu Nam phải giao nộp ngay giấy CNQSDĐ cho Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Bình Phước như ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, nhưng đến nay hai ông này vẫn phớt lờ chỉ đạo này. Nhiều cán bộ, CNV Cao su Phú Riềng cho rằng vụ việc đang có nguy cơ “chìm xuống” !?

 

 

  • Thái Thiện

 

  • Ý kiến của bạn ?  

                        

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,