221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
868726
Nhà dùng hai “sổ đỏ”, “sổ hồng” đi thế chấp được không?
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Nhà dùng hai “sổ đỏ”, “sổ hồng” đi thế chấp được không?
,

Bộ Xây dựng vừa ban hành thông tư 05/2006/TT-BXD hướng dẫn thực hiện một số nội dung của nghị định 90/2006/NĐ-CP của Chính phủ...

 

Soạn: HA 966705 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Nguyễn Mạnh Hà,Cục trưởng Cục Quản lý nhà (Bộ Xây dựng)

Theo đó, nhà ở đã có giấy chứng nhận đất ở (sổ đỏ) nếu có nhu cầu vẫn được cấp thêm giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (sổ hồng) mà không phải nộp lại giấy chứng nhận đất ở. Như vậy, có thể xảy ra trường hợp dùng hai sổ đi thế chấp vay tiền ở hai nơi hoặc đem bán cho hai người.

 

Tuổi Trẻ đã có cuộc trao đổi về vấn đề này với ông Nguyễn Mạnh , cục trưởng Cục Quản lý nhà (Bộ Xây dựng).

 

Ông Hà nói:

 

- Nội dung trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng như trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thể hiện rất rõ ràng, dễ nhận biết cho người cho vay hoặc người mua. Ví dụ, trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở nhưng đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà chưa có hoặc chưa ghi nhận về nhà ở nay có nhu cầu cấp thêm giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì trong phần “đất ở” của giấy chứng nhận chỉ ghi: số, ngày, tháng, năm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các mục khác (về thửa đất, diện tích đất…) thì đánh dấu (-), nghĩa là không ghi nhận; cũng như vậy trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không ghi nhận phần nhà ở thì đánh dấu (-).

 

* Ví dụ ông A có một lô đất được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất ở (sổ đỏ), cho ông B mượn đất xây nhà và ông B được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (sổ hồng), vậy cả hai người này có được cầm giấy mà mình có để thế chấp vay tiền ngân hàng không?

 

- Ông B được cấp sổ hồng nhưng sổ hồng cũng có hai loại giấy khác nhau. Một giấy hai quyền và một giấy một quyền. Giấy hai quyền là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở. Giấy một quyền là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở như trường hợp của ông B được cấp. Cả ông A và ông B đều có quyền sở hữu về giấy tờ riêng được cấp cho mình và được dùng giấy tờ đó để đi thế chấp vay tiền ngân hàng.

 

Tuy nhiên, việc vay tiền và cho vay tiền là quyền của cá nhân với ngân hàng và ngược lại, họ phải thẩm định và quyết định việc vay và cho vay. Nhà nước chỉ công nhận quyền sở hữu và bảo hộ tài sản riêng của công dân trong giao dịch chứ không can thiệp vào việc cho vay hay không cho vay, vì đó là quyền thẩm định, quyết định của từng cá nhân, tổ chức.  

                     

Đỗ Hữu Lực( Tuổi Trẻ) 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,