221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
870258
Nhiều công trình khoa học lãng phí, “đốt” tiền tỷ
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Bình Phước:
Nhiều công trình khoa học lãng phí, “đốt” tiền tỷ
,

(VietNamNet) – Trong số 13 công trình khoa học ở tỉnh Bình Phước thì có tới 9 công trình không mang lại hiệu quả, lãng phí, thậm chí phải..."đắp chiếu" vì  không sử dụng được?            

 

Chỉ qua thanh tra 13 trong số 90 đề tài nghiên cứu khoa học (có vốn đầu tư 20 tỷ đồng) Thanh tra Bình Phước đã phát hiện hàng loạt sai phạm.

 

Nhuận bút 1 trang giấy A4 = 250 triệu đồng?

 

Soạn: HA 970475 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Rất nhiều công trình khoa học trong số 90 công trình được đóng thành sách này được xác định là lãng phí, kém hiệu quả.

Tốn kém nhất là công trình “Nghiên cứu ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) để phục vụ công tác quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Phước” với kinh phí lên đến 1,2 tỷ đồng, do Viện Môi trường và Tài nguyên (TN&MT) phối hợp với Sở Khoa học & Công nghệ (KH&CN) thực hiện  

 

Nghiên cứu là vậy, nhưng trong quá trình ứng dụng đề tài GIS ở 8 sở, ngành thì công trình khoa học trị giá 1,2 tỷ đồng này phải…lặng lẽ“ đắp chiếu! Nguyên nhân là do “việc thao tác, cài đặt sử dụng chương trình rất phức tạp, công nghệ lạc hậu so với nhu cầu thực tế trong việc cập nhật thông tin”. Đặc biệt là phần mềm GIS khởi động còn chậm hơn cả... Excel, Access; hệ thống dữ liệu của GIS chỉ có tọa độ VN 72 trong khi theo quy định của Bộ TN&MT phải xây dựng trên hệ tọa độ VN 2.000”.

 

Độc hơn nữa là công trình “Di dời nâng cấp hệ thống điện mặt trời công suất 1.000WP lên 2.000WP tại sóc Suối Đá (xã Thuận Lợi) đến đồn biên phòng 803 thuộc địa bàn huyện Lộc Ninh” của ông Đoàn Thế Nam - Phó giám đốc Sở KH&CN tỉnh Bình Phước.

 

Theo đề tài, do đồn biên phòng 803 cách quốc lộ 13 đến 20 km, khả năng 5 đến 10 năm nữa mới có điện, trong khi đó năng lượng điện mặt trời rất lớn và vĩnh cửu do vậy cần phải lắp đặt để phục vụ sinh hoạt cho khoảng 50 -100 chiến sỹ (xem ti vi, sử dụng máy vi tính...). Ngoài ra còn cung cấp thắp sáng, giao lưu văn hóa, tuyên truyền y tế, nạp ắcquy, sử dụng ti vi (trắng đen), nghe cassette cho các xã  bên cạnh...

 

Đề tài rất “nhân văn” nhưng hiệu quả thì….quá tệ, bởi lẽ việc ứng dụng pin mặt trời tại đồn biên phòng 803 chỉ có thể phát điện được…30phút/đêm. Thế nhưng không hiểu sao với đề án khoa học chỉ vỏn vẹn hơn 1 trang giấy A4, Nhà nước phải trả số tiền thù lao cho ông Nam lên đến... 250 triệu đồng!

 

Yếu kém..nhưng giỏi “đốt tiền”!

 

Soạn: HA 970477 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Một trong 4 công trình đạt hiệu quả là... "mô hình phát triển chăn nuôi dê" tại xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng.   

Theo Thanh tra tỉnh Bình Phước, trong 13 đề tài chọn kiểm tra thực tế, chỉ có 4 công trình được đánh giá là có mang lại hiệu quả. Cụ thể là đề tài “ứng dụng pin mặt trời tại ấp Tà Tê, xã Lộc Thành - huyện Lộc Ninh” kinh phí 167 triệu, đến nay vẫn còn 19 hộ sử dụng. Mô hình “phát triển chăn nuôi dê tại xã Minh Hưng - huyện Bù Đăng” với kinh phí 163 triệu (11 hộ nuôi). Mô hình “phát triển chăn nuôi đàn bò thịt tại xã Tân Tiến -huyện Bù Đốp” với kinh phí 500 triệu đồng (đàn bò đã phát triển được 80 con) và cuối cùng là đề tài “đàn đá Lộc Ninh” cũng được ghi nhận đạt hiệu quả.  

 

Còn lại 9 công trình đều kém hiệu quả như đề tài “Ứng dụng KHCN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn miền núi Đakia, huyện Bình Long” với tổng kinh phí 500 triệu đồng. Đề tài “phát triển cây mít cao sản cho các Đoàn viên thanh niên tại xã Phú Nghĩa - huyện Phước Long” với kinh phí 225 triệu đồng, trồng 1.700 cây mít, chỉ sống sót khoảng 100 cây.

 

Còn nhiều công trình khác vừa nghiệm thu xong lại phải “trùm mềm” như: “ứng dụng Laser bán dẫn công suất thấp nhằm cắt cơn đói ma tuý tại Trung tâm chữa bệnh, giáo dục, lao động Minh Đức, huyện Chơn Thành” có kinh phí 54,8 triệu đồng; mô hình “Ứng dụng công nghệ thích hợp nhằm khống chế ô nhiễm do mùi hôi tại một số nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn tỉnh Bình Phước” kinh phí 248 triệu đồng; đề tài “Ứng dụng hạt nhân về hiệu suất tưới tiêu” với kinh phí 32,2 triệu đồng... Một số đề  tài không thực hiện đúng tiến độ: “Sản xuất ca cao lai F1” kinh phí 194 triệu đồng; hoặc nghiệm thu không đạt: “Thử nghiệm nuôi tôm càng xanh” kinh phí 60 triệu đồng dẫn đến phải ngừng đề tài.

 

Chỉ với 13 công trình được thanh tra, nếu thanh tra hết 90 công trình, chắc chắn danh sách công trình lãng phí, đắp chiếu…sẽ dài hơn rất nhiều.

 

  • Thiện Tuấn
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,