221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
871484
Đêm hôm qua bão số 9 đã mạnh thêm 1 cấp
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Đêm hôm qua bão số 9 đã mạnh thêm 1 cấp
,

Ngay sau công điện số 1977/CĐ-TTg yêu cầu các địa phương ven biển bằng mọi biện pháp kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền trú ẩn, cùng ngày 2/12, Thủ tướng Chính phủ ra công điện số 1978/CĐ-TTg đốc thúc phòng chống bão số 9.

>>Bão Durian yếu dần khi vào VN
>>
Gần 100 tàu đang ở vùng nguy hiểm của bão
>>
Bão DURIAN mạnh, tàu thuyền không hoạt động ở vùng nguy hiểm
>>Ngày 1/12, bão DURIAN sẽ vào biển Đông

Soạn: HA 973289 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tuy đã suy yếu nhưng ảnh chụp từ vệ tinh vẫn thấy rõ mắt bão số 9.

Công điện 1978/CĐ-TT được gửi tới các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài Nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Ngoại giao, Thủy sản, Bưu chính - Viễn thông, Quốc phòng, Công an; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Uỷ ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, BCĐ Phòng chống lụt, bão Trung ương; Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia; Tổng công ty Dầu khí Việt Nam; Tổng cục Du lịch; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam. 

Nội dung Công điện như sau: Bão số 9 với sức gió mạnh, tốc độ di chuyển nhanh và sẽ đổ bộ vào đất liền. Vùng ảnh hưởng của bão từ Phú Yên đến Cà Mau, đặc biệt là khu vực Nam Trung bộ và Đông Nam bộ từ Phú Yên đến Bà Rịa-Vũng Tàu. 

Đêm hôm qua bão số 9 đã mạnh thêm 1 cấp 

Vùng tâm bão đi qua
(Ảnh: TTDBKTTV TƯ)

Theo TT Dự báo KTTV TƯ, hồi 4 giờ ngày 3/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,9 độ vĩ bắc; 114,3 độ kinh đông; cách bờ biển các tỉnh từ Bình Định đến Khánh Hòa khoảng 550km về phía đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149 km một giờ), giật trên cấp 13.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây nam, mỗi giờ đi được khoảng 15 km. Đến 4 giờ ngày 4/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,2 độ vĩ bắc; 111,2 độ kinh đông, cách bờ biển Bình Định - Ninh Thuận khoảng 220 km về phía đông đông bắc. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 10 trở lên có bán kính khoảng 120 km, từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 250 - 300 km.

Trong 24 đến 48 giờ tới, bão di chuyển theo hướng tây tây nam, mỗi giờ đi được khoảng 15 km. Như vậy, khoảng chiều và tối ngày 4/12, bão sẽ đổ bộ vào địa phận các tỉnh ven biển từ Phú Yên đến Bình Thuận, sau đó đi sâu vào đất liền. Đến 4 giờ ngày 5/12 vị trí tâm bão ở vào khoảng 11,9 độ vĩ bắc; 108,0 độ kinh đông, trên địa phận Đắk Nông - Lâm Đồng.

Do ảnh hưởng của bão, khu vực giữa Biển Đông có gió mạnh cấp 10, cấp 11, vùng gần tâm bão cấp 12, cấp 13, giật trên cấp 13, sóng biển cao từ 10 đến 12 mét. Biển động dữ dội.

Từ chiều ngày 3/12 ở vùng biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Bà Rịa - Vũng Tàu, gió bão sẽ mạnh dần lên cấp 8 - 9, sau tăng lên cấp 10 - 11, vùng gần tâm bão cấp 12, giật trên cấp 12. Biển động dữ dội.

Từ sáng sớm ngày 4/12, các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận gió sẽ mạnh dần lên cấp 7, cấp 8, sau tăng lên cấp 9, cấp 10, vùng gần tâm bão cấp 11, cấp 12, giật trên cấp 12.

Từ trưa ngày 4/12, các tỉnh nam Tây Nguyên và Miền đông Nam Bộ, gió sẽ mạnh dần lên cấp 7, cấp 8, sau tăng lên cấp 9, cấp 10, giật trên cấp 10. Ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Thuận, nam Tây Nguyên và Miền đông Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, vịnh Bắc Bộ và ngoài khơi Trung Trung Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 6 - 7, giật trên cấp 7. Biển động mạnh. Khu vực bắc Biển Đông có gió đông bắc mạnh cấp 7, cấp 8, giật trên cấp 8. Biển động rất mạnh.

Bão số 9 có phạm vi ảnh hưởng rộng, gây gió rất mạnh, mưa lớn nên có nhiều khả năng gây lũ lớn, lũ quét và sạt lở đất; vùng ven biển nước dâng cao do bão kết hợp với thủy triều có thể cao từ 3,5 - 4,5m. Cần chú ý theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo bão tiếp theo. 

Tiếp theo công điện số 1977/CĐ-TTg ngày 2/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ, để chủ động đối phó, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão số 9 gây ra, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Tiếp tục nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi, kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú bão an toàn hoặc thoát ra khỏi vùng nguy hiểm. 

2. Chủ tịch UBND các tỉnh ven biển từ Phú Yên đến Bà Rịa-Vũng Tàu và các tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Phước đình hoãn các cuộc họp không thật sự cấp bách, tập trung cao độ cho công tác đối phó với bão số 9; Chuẩn bị sẵn sàng phương án để khi cần thiết thì kịp thời sơ tán dân, đặc biệt chú trọng các vùng cửa sông, ven biển, vùng trũng, dọc sông, kênh rạch và các vùng có nguy cơ cao về sạt lở đất và lũ quét; Có biện pháp chằng chống kho tàng, nhà cửa, đảm bảo an toàn cho các công trình, hồ đập, tài sản của Nhà nước và nhân dân, hạn chế tối đa thiệt hại khi bão vào. 

3. BCĐ Phòng chống lụt bão Trung ương cử 2 Đoàn công tác trực tiếp vào Khánh Hòa, TP.HCM để phối hợp cùng với các địa phương chỉ đạo, kiểm tra các biện pháp cụ thể kịp thời đối phó với bão số 9. 

4. Chủ tịch UBND các tỉnh trên, BCĐ Phòng chống lụt bão Trung ương, Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, các Bộ: Thủy sản, Quốc phòng, Công an và các Bộ, ngành, các lực lượng liên quan tổ chức thực hiện nghiêm túc nội dung công điện số 1977/CĐ-TTg ngày 2/12/2006 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công điện này, báo cáo kịp thời về Ban chỉ đạo Phòng chống lụt, bão Trung ương và Thủ tướng Chính phủ.

Bằng mọi giá rà tàu ngoài khơi, đưa ra khỏi vùng nguy hiểm

Cùng ngày 2/12, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương - Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn (PCLBTW-UBQGTKCN) đã có công điện khẩn điện: Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và TKCN các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa và Bình Thuận; Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và TKCN Bộ Thủy sản, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng. 

Do tại các địa phương nêu trên vẫn còn một số tàu thuyền chưa liên lạc được hoặc đang hoạt động ở vùng nguy hiểm, Ban chỉ đạo PCLBTW-UBQGTKCN yêu cầu:

1. Tìm mọi cách liên lạc với các chủ phương tiện còn chưa liên lạc được, cụ thể: Nghệ An còn 6 tàu với 39 ngư dân, Quảng Bình còn 1 tàu với 6 ngư dân. 

2. Gọi ngay các phương tiện còn đang hoạt động tại khu vực nguy hiểm tìm nơi trú tránh, cụ thể: Quảng Ngãi 2 tàu với 32 người còn ở khu vực Trường Sa; Bình Định 95 tàu với 765 người ở khu vực đông nam Trường Sa; Khánh Hòa 3 tàu với 30 ngư dân hoạt động ở khu vực Trường Sa; Bình Thuận 584 tàu với 4.833 người ở nam Côn Đảo-Phú Quý và 804 tàu với 4.612 người đang đánh bắt gần bờ.

3. Báo cáo kết quả về Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương trước 7h ngày mai (3/12).

(Theo TTXVN)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,