221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
872032
Bão tràn vào Bình Thuận, một số tàu đánh cá bị chìm
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Bão tràn vào Bình Thuận, một số tàu đánh cá bị chìm
,

(VietNamNet) - Bão số 9 đã đổ bộ vào đảo Phú Quý (Bình Thuận), đánh chìm một số tàu đánh cá và cuốn trôi 2 lồng bè nuôi tôm hùm trên biển. Hiện chưa tính được tổng giá trị thiệt hại.

Bình Thuận: Đã có những thiệt hại đầu tiên

Vào lúc 19h45 tối 4/12, Bão số 9 đã đổ bộ vào Đảo Phú Quý, cách đất liền (tỉnh Bình Thuận) 62 hải lý (khoảng 120 km). Thông tấn xã Việt Nam cho biết, đến thời điểm này, theo tin ban đầu bão đã đánh chìm 9 tàu đánh cá loại nhỏ (công suất 15 CV) và cuốn trôi 2 lồng bè nuôi tôm hùm trên biển.  Tuy nhiên, báo cáo từ Bình Thuận với phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng, Thứ trưởng Bộ Thuỷ sản Nguyễn Việt Thắng - trưởng đoàn công tác của Ban chỉ đạo PCLB TƯ tại Bình Thuận - cho biết đến 20g tối đã có 4 tàu nhỏ (20 CV) của ngư dân bị sóng đánh chìm tại đảo Phú Quý, không có thiệt hại về người.

Tin mới nhất về diễn biến cơn bão số 9

Bản tin do Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn TƯ phát lúc 21h30 cho biết, hồi 22 giờ tối 4/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 10,7 độ vĩ bắc, 109,1 độ kinh đông, cách bờ biển các tỉnh từ Ninh Thuận đến Bình Thuận khoảng 90km về phía đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11 (tức là từ 89 đến 117 km một giờ), giật trên cấp 11.

Cho đến 22 giờ ngày 4/12, tại Nha Trang (Khánh Hòa) đã đo được gió mạnh cấp 9, giật cấp 10, tại đảo Phú Quý đo được gió mạnh cấp 11, giật trên cấp 12. Ven biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Ninh Thuận có gió mạnh cấp 5, giật cấp 8.

 

Bão số 9 đổ vào đất liền 
(Ảnh chụp qua Vệ tinh hồi 1:00 sáng 5/12 của TT DBKTTV TƯ)

Hiện nay, gió ở vùng ven biển đang tiếp tục mạnh dần lên. Các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa có mưa vừa, mưa to. Lượng mưa đo được tính đến 22 giờ 4/12 ở một số nơi như sau: Quảng Ngãi 35mm; Hoài Nhơn (Bình Định) 25mm; Tuy Hòa (Phú Yên) 20mm; Nha Trang (Khánh Hòa) 44mm; Cam Ranh (Khánh Hòa) 43mm...

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng tây tây nam, mỗi giờ đi được khoảng 15 km. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 10 trở lên có bán kính khoảng 60km, từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 200 - 250 km. Bão tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh ven biển từ Phú Yên đến Cà Mau.

Ngày 5/12, vùng tâm bão có khả năng đi vào địa phận các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau. Đến 22 giờ ngày 5/12 vị trí tâm bão ở vào khoảng 9,8 độ vĩ bắc; 105,8 độ kinh đông, trên địa phận các tỉnh đồng bằng Nam Bộ.

Trong 24 đến 48 giờ tới, bão di chuyển theo hướng tây, mỗi giờ đi được khoảng 15 km, đi qua các tỉnh Nam Bộ sang vùng biển tây nam và vịnh Thái Lan. Đến 22 giờ ngày 6/12 vị trí tâm bão ở vào khoảng 9,7 độ vĩ bắc; 102,3 độ kinh đông (trên vịnh Thái Lan).

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển các tỉnh từ Khánh Hòa đến Cà Mau có gió bão mạnh cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão cấp 10, cấp 11, giật trên cấp 11, sóng biển cao từ 7 đến 9 mét. Biển động dữ dội. Các tỉnh ven biển từ Phú Yên đến Cà Mau có gió mạnh cấp 6, cấp 7, sau tăng lên cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão cấp 10, cấp 11, giật trên cấp 11. Từ sáng 5/12, các tỉnh đồng bằng Nam Bộ, gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 8, cấp 9, giật trên cấp 9. Từ sáng ngày 6/12, vùng biển Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan gió bão sẽ mạnh dần lên cấp 8, giật trên cấp 8. Biển động rất mạnh. Các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận, phía nam Tây Nguyên, Nam Bộ và vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, cần đề phòng lốc xoáy. Vùng ven biển các tỉnh từ Phú Yên đến Cà Mau cần đề phòng nước dâng do bão kết hợp với thủy triều cao từ 3 - 4 mét và sóng biển cao từ 5 - 7 mét.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, vịnh Bắc Bộ và ngoài khơi Trung Trung Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 6 - 7, giật trên cấp 7. Biển động mạnh. Khu vực bắc Biển Đông có gió đông bắc mạnh cấp 7, cấp 8, giật trên cấp 8. Biển động rất mạnh.

(Tin phát lúc 23h30')

Mưa to và gió giật trên cấp 7 đã làm nước dâng sắp tràn đê chắn sóng. Các lực lượng đã phải kéo 279 tàu trong tổng số 1.105 tàu đang trú bão lên bờ. Đến 21g, 4 tàu chìm đã được kéo lên. Trước nguy cơ tâm bão trượt qua đảo Phú Quý, ông Nguyễn Việt Thắng đã xin TƯ chi viện lực lượng cứu hộ cho đảo Phú Quý.

Như vậy là trái với dự báo ban đầu, đường đi của Bão số 9 đã thay đổi. Thay vì đổ bộ vào huyện Tuy Phong (như dự báo), bão số 9 lại ập vào đảo Phú Quý, khiến ngư dân ở đây bị thiệt hại nặng.

 

Mặc dù vậy, theo một nguồn tin của VietNamNet, tại huyện Tuy Phong, đoạn bờ biển thuộc xã Liên Hương đã bị sạt lở hơn 60m2. Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão tại địa phương đang nỗ lực đắp bờ bao lại  đoạn sạt lở trước khi cơn triều cường có thể mạnh dần lên và hoành hành tại khu vực này dự kiến vào khoảng 20- 22h đêm nay (4/12).

 

Ông Hàn Đắc Thuận, Chủ tịch UBND huyện Tuy Phong cho biết, điều lo ngại nhất hiện nay là triều cường sẽ uy hiếp trực tiếp vào bờ kè Liên Hương, Phước Thể và vùng dân cư ở ven Phan Rí Cửa".

 

Theo ghi nhận của CTV VietNamNet tại Bình Thuận, chiều 4/12, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão huyện Tuy Phong đã phải cử lực lượng ra vịnh Xóm Bảy (thuộc xã Vinh Tân, giáp với Cà Ná) tiến hành biện pháp cưỡng chế đối với 72 chủ tôm đang bám trụ tại vịnh. Mặc dù trước đó, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão địa phương đã cố gắng thuyết phục, vận động chủ lồng vào bờ. Đây là khu vực được người dân địa phương tận dụng làm nơi nuôi tôm hùm lòng bè, hàng năm mang lại lãi suất cao cho các hộ dân.  

 

Người dân ở Phan Rí Cửa đang đắp bờ bao chống bão (Ảnh: Minh Hằng).

 

Một người chủ tôm tên Quy giải thích lý do không chịu vào bờ: "Với mỗi lồng tôm hùm, chủ bè đã đầu tư gần nửa tỷ đồng vào đó cộng với con tôm đang vào mùa thu hoạch nên không thể bỏ!".

 

Trước nguy cơ bị bão số 9 tàn phá vùng mặt nước nuôi tôm, các thương lái đã giở trò ép giá làm cho tôm rớt giá thảm hại từ 550.000 đ/kg xuống còn 220.000 đ/kg. Trước tình trạng trên, chính quyền địa phương đã chỉ đạo các lực lượng ứng trực đưa lồng bè của những hộ nuôi tôm vào trú tạm tại các trại nuôi tôm lớn.

 

Thông tin từ UBND huyện Tuy Phong cho biết, toàn huyện có 1.161 hộ dân/4.254 khẩu ở các vùng ven biển buộc phải di dời đến các vùng an toàn để tránh bão. Đến 12h ngày 4/12, đã có 744 hộ với 3.227 khẩu được di dời đến các trường học, trung tâm dạy nghề của huyện.  

 

Tuy nhiên, theo ghi nhận của CTV VietNamNet, tại nhiều khu vực, người dân vẫn còn rất lơ là, mất cảnh giác, không chịu chuyển đến nơi trú ẩn an toàn mặc dù chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, vận động. Nguyên nhân là do tối 3/12, nước dâng cao nhưng sáng sớm ngày 4, trời có nắng và nước biển lên chậm. Để đưa toàn bộ số dân cần sơ tán, chính quyền các xã cùng với các đơn vị phối hợp buộc phải dùng biện pháp cưỡng chế, đưa xe đến khu dân cư chở trẻ em, người già, người bệnh đến vùng trú ẩn.  

 

Bạc Liêu: 800 tàu đánh cá đã vào bờ tránh bão

Ban chỉ huy phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn ( PCLB-TKCN) tỉnh Bạc Liêu cho biết: Đến 18h30 chiều 4/12, tòan bộ 24 tàu đánh cá của tỉnh Bạc Liêu còn ''chần chừ'' chưa chịu vào bờ tránh bão đã chấp hành lệnh gọi vào bờ và đang trú bão tại huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

 

Như vậy, hơn 800 phương tiện tàu đánh cá của tỉnh Bạc Liêu đã vào hẳn trong bờ tránh bão và được bố trí ở những nơi an tòan để tránh bão. Tòan bộ các cửa sông ra vào biển đều được ''khóa chặt'' không để phương tiện nào ra khơi khi chưa có lệnh.


Trong đó tại khu vực Cái Cùng thuộc huyện Hòa Bình đã di dời 120 hộ dân với 430 nhân khẩu; tại thị trấn Gành Hào đã di dời 60 hộ dân với 378 nhân khẩu đang sinh sống ở ven biển vào sâu trong đất liền để trú bão.


Tất cả những hộ dân di dời đều được bố trí chổ ở chu đáo, bảo đảm việc cung cấp lương thực, thuốc uống cho mọi người. Các công vịệc phòng, chống Cơn bão số 9 tại Bạc Liêu đã được tổ chức chu đáo.

 

Kiên Giang: Tất cả các phương tiện đường thủy ngừng hoạt động

Chiều tối 4/12, Kiên Giang đã gọi có 261 tàu đánh cá trên biển đông đã vào nơi trú ẩn an toàn tại Vũng Tàu, Côn Đảo và Sóc Trăng, vẫn còn 18 tàu với hơn 180 ngư dân hiện vẫn đang trên đường vào nơi trú ẩn trên khu vực biển Đông. Tất cả các tàu này đều liên lạc được và nằm ngoài tâm bão đi qua. Gần 2.700 tàu đánh bắt xa bờ trên khu vực biển Tây cũng đã vào vị trí tránh bão tại các đảo Thổ Châu, Phú Quốc, Hòn Ngang, Củ Tron, Lại Sơn và Hòn Tre...


Dự báo, bão số 9 sẽ ảnh hưởng trực tiếp Kiên Giang và vùng biển KIên Giang vào ngày 5 và 6/12. Vì vậy, toàn bộ học sinh trong tỉnh được nghỉ học 2 ngày này để tránh bão. Ngay trong chiều và đêm 4/12, các thành viên BCH PCLB&TKCN tỉnh Kiên Giang đã trực tiếp xuống địa bàn, nhất là các huyện, thị xã ven biển và TP Rạch Giá để chỉ đạo và triển khai các phương án cấp tốc phòng tránh bão số 9. Dù hiện nay, biển Tây đang lặng gió nhưng khi bão số 9 đi qua sẽ có những cơn giông lớn rất nguy hiểm. Bộ đôi biên phòng thường xuyên kiểm tra và kiên quyết không cho tàu thuyền ra khơi bắt đầu từ ngày 4/12. Các phương tiện vận tải khách đường biển đi Phú Quốc và các đảo của Kiên Hải cũng đã ngừng hoạt động tại các đầu bến, chờ đến khi bão đi qua và gió trở lại dưới cấp 5 mới trở lại hoạt động bình thường.
 

  • T. Duy- Minh Hằng - TTXVN
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,