221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
895166
Hỏi chuyện người thị sát dầu tràn từ máy bay...
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Hỏi chuyện người thị sát dầu tràn từ máy bay...
,

(VietNamNet) - Ông Phạm Bằng Tiến - Phó chủ nhiệm Chính trị Công ty Sông Thu - Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, đơn vị chủ quản của Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực 2) vừa trở về sau chuyến bay thị sát dầu tràn ven biển miền Trung. Ông kể:

 
Soạn: HA 1025239 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực 2 vừa phát hiện một số vết dầu loang ven bờ biển miền Trung, nhưng vẫn chưa xác định được nguyên nhân dẫn tới sự cố tràn dầu (Ảnh chụp từ trực thăng sáng 2/2)

"Chúng tôi đã bay nhiều vòng trên khu vực biển giữa Quảng Nam và Đà Nẵng trong hơn 2 giờ. Theo phản ảnh của ngư dân được Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn thông báo thì cách đảo Cù lao Chàm khoảng 15 hải lý về phía Đông Bắc có nhiều váng dầu có thể trôi tiếp vào đất liền, nếu trên biển tiếp tục có gió mùa Đông Bắc.

 

Tuy nhiên khi chúng tôi bay đến khu vực này thì thấy trên vùng biển phía Đông và Đông Bắc đảo Cù lao Chàm hoàn toàn không có dấu hiệu dầu loang. Trong khi đó, chúng tôi phát hiện 3 vết dầu loang ở vùng ven biển từ Bắc Hội An (Quảng Nam) đến Nam Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), cách bờ 150 - 200m.

 

Ở toạ độ 15057’ vĩ Bắc - 108018’30” kinh Đông có vết dầu màu vàng sẫm, diện tích 100m X 50m. Ở toạ độ 15056’44” vĩ Bắc - 108018’30” Đông có vết dầu màu vàng chuyển sang nâu, diện tích 200m X 100m. Và ở toạ độ 15055’40” vĩ Bắc - 108019’30” có vết dầu màu vàng nhạt, diện tích 100m X 80m. Ngoài ra, chúng tôi cũng ghi nhận có dầu vón cục bị sóng đánh dạt lên bờ, cách chân sóng khoảng 10 – 15m, tạo thành vệt kéo dài khoảng 4km từ Hội An về phía Bắc".

 

- Qua đó, liệu đã có thể xác định được nguyên nhân dẫn tới sự cố tràn dầu hiện nay?

 

Ông Phạm Bằng Tiến: Vẫn chưa thể xác định được. Theo tôi, số váng dầu này đã xuất hiện cách đây ít nhất 7 - 10 ngày, gặp thời tiết lạnh nên vón cục lại rồi dạt vào bờ. Những vết dầu loang vừa phát hiện chỉ là những váng dầu rất mỏng, đóng thành vệt nhỏ, từng khoanh chứ không tạo thành dòng chảy dài để có thể xác định nó xuất phát từ đâu.

 

Trong tình hình này, muốn xác định được nguồn gốc của sự cố tràn dầu thì phải có phần mềm xử lý tốc độ gió, tốc độ hải lưu… mới tính ra độ dài của vết dầu, rồi từ đó mới có thể xác định dầu từ đâu chảy đến để khoanh vùng, báo cho máy bay đến xử lý. Đối với số dầu đã dạt vào bờ thì vón cục lẩn vào chân sóng, rất khó nhìn thấy. Cần phải xác định đó là loại dầu gì, nhiệt độ nước, nhiệt độ môi trường như thế nào? Ở nhiệt độ bao nhiêu thì loại dầu này sẽ đông kết?…

 

Tuy nhiên hiện nay chúng ta chưa có phần mềm này. Còn nếu tính bằng tay thì không biết đến bao giờ mới xong. Nói tóm lại là đến thời điểm này, dù đã huy động trực thăng bay thám không nhưng chúng ta vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân, nguồn gốc dẫn đến sự cố tràn dầu hiện nay.

 

- Như vậy là đành bó tay sao, thưa ông?

 

Ông Phạm Bằng Tiến: Tôi cho là phải dựa vào lực lượng ngư dân của ta đang đánh bắt trên biển thì mới hy vọng có thể xác định được nguồn gốc của vụ tràn dầu. Họ phát hiện thấy dầu ở đâu thì báo về, để từ đó các cơ quan chức năng có hướng tính toán, xử lý.

 

Đối với các vết dầu loang vừa phát hiện, cách tốt nhất là xử lý ngay từ ngoài biển, không để nó có thể tấp vào bờ sẽ gây hậu quả còn lớn hơn. Nhưng hiện không thể dùng phao quây lại để hút vì nó quá mỏng. Hạt dầu kết tủa chưa tấp vào bờ cũng nhỏ quá, lẫn vào chân sóng, không thể thấy được. Các vết dầu này chỉ cách bờ 100 - 200m nên càng không thể đưa tàu sắt vào hút được. Chúng ta cũng có thể phun chất phân tán để xử lý nhưng lại gặp rất nhiều vướng mắc về thủ tục, công nghệ và cả công ước quốc tế.

 

Chỉ có cách huy động tàu thuyền gỗ, thuyền thúng của ngư dân ra khu vực có vết dầu loang, dùng thảm thấm dầu hoặc các vật dụng như xơ dừa, xơ mướp, dây nilon cột thành bó… để thu gom dầu đưa vào thùng chứa chở vào bờ xử lý. Chúng tôi sẽ phối hợp với các địa phương tổ chức, hướng dẫn kỹ thuật cho ngư dân để thực hiện việc này.

 

Đối với số dầu vón cục đã tấp vào bờ, kinh nghiệm cho thấy cách khả thi nhất vẫn là huy động nhân dân ven biển, lực lượng quân đội, thanh niên xung kích… sử dụng các phương tiện thô sơ như xẻng, chổi xương thu gom lại, cho vào bao rồi đưa về Trung tâm xử lý cặn dầu của Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực 2 (ở Hoà Cầm, Đà Nẵng) để xử lý.

 

- Xin cám ơn ông!

  • Hải Châu (thực hiện)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,