221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
896526
Làm rõ nguyên nhân tràn dầu, xử lý theo pháp luật
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Làm rõ nguyên nhân tràn dầu, xử lý theo pháp luật
,

(VietNamNet) - Ngày 6/2, Bộ trưởng Bộ TN-MT Mai Ái Trực có công văn hoả tốc đề nghị Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu miền Trung và Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 khẩn trương điều tra, xác định nguyên nhân gây ô nhiễm dầu ở  vùng biển miền Trung để xử lý theo quy định pháp luật.

 

>> Đà Nẵng: Thu gom ngay dầu tràn vào bờ biển

 

Soạn: HA 1027925 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Công nhân Xí nghiệp Môi trường sông biển Đà Nẵng tập kết dầu thu gom được để chuyển về nơi xử lý. Ảnh: HC

Xử lý nguồn gây ô nhiễm tràn dầu theo pháp luật

 

Trong công văn, Bộ trưởng đề nghị UBND TP. Đà Nẵng, các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế chỉ đạo Sở TN-MT và các cơ quan hữu quan tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá mức độ ảnh hưởng, ô nhiễm và thiệt hại về kinh tế, môi trường trên địa bàn để làm căn cứ xử lý trách nhiệm khi truy ra nguồn gây ô nhiễm. Bộ TN-MT sẽ phối hợp chặt chẽ với các địa phương, cơ quan liên quan để giải quyết sự cố này.

 

Cùng ngày, Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu miền Trung đã có công văn số 15/CV-TT cho hay, theo khảo sát của các chuyên viên Văn phòng Uỷ ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn và Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu miền Trung, đến ngày 4/2, không còn dầu trôi vào khu vực bờ biển TP. Đà Nẵng. Tuy nhiên, ở khu vực bãi biển giáp ranh giữa Đà Nẵng và Quảng Nam hiện vẫn còn dầu dù công tác thu gom đã được triển khai.

 

Theo Giám đốc Trung tâm Bảo vệ môi trường Đà Nẵng Trần Mạnh Cường, đã có khoảng 45km bờ biển của TP bị ảnh hưởng bởi sự cố tràn dầu. Tuy nhiên lượng dầu tấp vào các bãi biển ở đây không nhiều so với Quảng Nam và Thừa Thiên - Huế. Mật độ khoảng 20-50 kg/km2, so với Quảng Nam khoảng 200-400 kg/km2.

 

Qua phân tích chất lượng nước biển tại các khu vực phát hiện dầu trên bờ cho thấy đã bị ô nhiễm dầu mỡ (dầu mỡ khoáng) ở mức cao gấp 3 lần so với tiêu chuẩn. Tuy vẫn chưa xác định được nguồn gốc phát sinh sự cố tràn dầu, nhưng theo nhận định của các ngành chức năng thì khả năng dầu tràn xuất phát từ phía Đông Bắc TP. Đà Nẵng.

 

Cũng do chưa xác định được nguồn gốc phát sinh và hướng di chuyển của các mảng dầu lớn trên biển nên phương án quay phao và thu gom dầu trên biển không thể thực hiện được. Trước mắt vẫn là tổ chức thu gom, vệ sinh thủ công là phù hợp nhất.

 

Về vấn đề này, ông Phạm Sáu, Giám đốc Xí nghiệp Môi trường sông biển (thuộc Công ty Môi trường đô thị Đà Nẵng) cho hay, từ ngày 1/2 đến nay, công tác thu gom dầu tràn vào bờ biển đã được Xí nghiệp triển khai tích cực. Đến chiều 6/2, trên 60 công nhân của Xí nghiệp đã thu dọn được khoảng 2,2 tấn dầu (chưa kể số lượng do người dân tự thu gom) trên tổng chiều dài 16,6km bờ biển (dọc tuyến Sơn Trà - Điện Ngọc và tuyến Liên Chiểu - Thuận Phước).

 

Trong đó 1,1 tấn đã được tập kết cạnh trụ sở Xí nghiệp để chuyển giao cho Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu miền Trung, số còn lại đang tiếp tục chuyển về. Theo ông Phạm Sáu, rút kinh nghiệm của Hội An, công tác thu gom dầu tràn đã được hướng dẫn rất kỹ không chỉ cho công nhân của xí nghiệp mà còn với người dân, các khách sạn, nhà hàng ở ven biển. Vì vậy không xảy ra tình trạng chôn dầu thu gom ngay trên bãi biển, mà tất cả đều được tập kết lại để xử lý an toàn.

 

Dầu tràn vào bờ biển cũng bị… trộm!

 

Theo ông Phạm Sáu, tới thời điểm này, cơ bản dọc tuyến ven biển của TP, nhất là ở các bãi tắm chính đã được trả lại cảnh quan môi trường bình thường cho du khách tham quan, tắm biển. Hiện Xí nghiệp Môi trường sông biển đang tiếp tục thu gom dầu trên 3,3km bờ biển từ Non Nước đến giáp Quảng Nam (chiều rộng vệt dầu từ 0,5-0,6m) và 6,3km từ Xuân Thiều đến chân đèo Hải Vân (chiều rộng vệt dầu trung bình 0,2m) với khối lượng dự kiến còn lại khoảng 1,5 tấn.

 

Ông cũng cho hay, trong hai ngày qua, do trời nhiều nắng nên công tác thu gom gặp khó khăn vì dầu tan chảy, lẫn vào cát. Để tránh tình trạng dầu lưu cữu trên bãi biển sẽ gây nguy hại lâu dài, công nhân của xí nghiệp phải nảy ra “sáng kiến” múc nước biển đổ vào các vệt dầu để làm lạnh, cho đến khi dầu vón cục trở lại mới thu gom được.

Một thực tế đang xảy ra là tình trạng người dân trộm dầu thu gom đem về bán với giá 2.000-3.000 đồng/kg! Ông Phạm Sáu phàn nàn: 
“Số dầu thu gom được chưa có xe chuyển về nơi tập kết, hễ lơ là một tí là bị trộm. Có người bảo thứ dầu đó đem về nấu cũng thu được dầu đun bếp. Nhưng phần lớn họ đem về nấu chảy, quét tường hoặc trét đáy thuyền nhỏ, thuyền thúng để chống thấm, giống như hắc ín. Họ không hiểu đây không phải là hắc ín, nếu gặp nắng nóng sẽ lại chảy ra. Điều nguy hại là sau khi nấu dầu xong, thứ cặn bã còn lại họ đổ lung tung sẽ càng gây ô nhiễm môi trường cho nhiều nơi khác!”

 

Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực đối với ngành du lịch thì thiệt hại đối với ngành nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản trong khu vực cũng đang rất được quan tâm. Theo Giám đốc Sở Thuỷ sản Nông lâm Đà Nẵng Trần Văn Huy, hiện trên địa bàn TP có khoảng 70 trại nuôi tôm giống nhưng người dân không tổ chức nuôi nhiều. Hơn nữa người nuôi tôm đã xử lý nguồn nước rất kỹ trước khi cho vào hồ nuôi nên thiệt hại không nhiều.

 

Tuy vậy, hàng chục vàn, mành lưới đánh bắt tôm hùm giống (trên 4 triệu đồng/vàn, mành) của ngư dân Quảng Nam do bị dính váng dầu loang đành phải bỏ đi, khi nghề này đang vào giữa vụ.

  • Hải Châu
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,