221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
953008
Bảo hiểm y tế tự nguyện: "đẩy ra" để né bội chi?
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Bảo hiểm y tế tự nguyện: 'đẩy ra' để né bội chi?
,

“Bảo hiểm y tế tự nguyện (BHYTTN) đã đặt ra nhiều quy định nhiêu khê, phiền phức, trong khi đó quyền lợi thì bị thắt đủ đường...”. Đó là ý kiến của khá nhiều người dân khi tham gia BHYTTN. Liên quan đến vấn đề này, ông Hoàng Kiến Thiết, Trưởng Ban BHYTTN, Bảo hiểm Xã hội VN đã có cuộc trò chuyện thẳng thắn, cởi mở với chúng tôi.

>>Bảo hiểm y tế tự nguyện: Toàn thấy nghịch lý!

ông Hoàng Kiến Thiết
Ông Hoàng Kiến Thiết - Ảnh: NLĐ.
Dư luận cho rằng các quy định mới của BHYTTN đang gây khó khăn cho người tham gia, thưa ông?

- Có ý kiến cho rằng “việc phải có 100% thành viên trong cùng một hộ gia đình tham gia, và phải có ít nhất 10% số hộ gia đình trên địa bàn phường, xã của người đó tham gia thì mới được tham gia BHYT” đã gây khó khăn cho người muốn tham gia BHYTTN.

Nhưng theo tôi, loại hình bảo hiểm nào cũng có những điều kiện bắt buộc nhất định, kể cả BHYT bắt buộc cũng phải có hợp đồng lao động mới được đóng bảo hiểm. Như vậy, với những điều kiện như trên người dân có quyền lựa chọn tham gia hoặc không tham gia loại hình BHYT này.

Phải chăng lúc đầu còn khó khăn BHYTTN tìm mọi cách để người dân tham gia, nhưng khi nhiều người tham gia, thâm hụt quỹ thì bảo hiểm lại “đẩy ra”?

- Năm 2006, số người tham gia bảo hiểm là 3 triệu người, trong khi đó năm 2003 chỉ có 3.000 người tham gia. Như vậy, có thể thấy số người tham gia BHYTTN tăng lên nhanh chóng. Nhưng nhìn trên tổng thể, số người tham gia BHYTTN hiện vẫn là thiểu số (chiếm 7,5%) so với thị trường tiềm năng (trên 40 triệu người) thuộc diện vận động tham gia BHYTTN.

Như vậy, yêu cầu “số đông bù cho số ít” trong tổ chức thực hiện BHYTTN chưa đạt được, nhiều người khỏe mạnh, trẻ tuổi chưa tham gia BHYT. Điều không tránh khỏi là những người đã có bệnh, những người cao tuổi sẽ quan tâm và mong muốn tham gia BHYTTN nhiều hơn. Thực tế, năm 2006 đã bội chi hơn 1.000 tỉ đồng, năm 2007 chưa có báo cáo chính thức nhưng mức độ cũng tương tự năm 2006. Nếu tiếp tục mức thu và chi như trước đây BHYTTN khó có thể mà tồn tại được. 

Với mức đóng BHYTTN thấp nhất là 200.000 đồng/năm và cao nhất là 320.000 đồng/năm, nhiều người sẽ không có khả năng tham gia?

- Trước hết, phải nói lại rằng với những người nghèo đã có Nhà nước hỗ trợ và đã mua thẻ khám chữa bệnh miễn phí rồi, còn những đối tượng khác có thể mua được thì trách nhiệm của chúng ta là làm cho họ hiểu để tham gia đóng BHYTTN. Đối với những hộ cận nghèo trong Thông tư 06 cũng nêu rõ “UBND các tỉnh, TP cân đối trong nguồn ngân sách địa phương và huy động sự đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để hỗ trợ mức đóng BHYTTN cho nhân dân địa phương, đặc biệt cho đối tượng cận nghèo”. Thực tế nhiều địa phương đang làm rất tốt điều này. Tôi được biết đã có hơn 40 tỉnh đề xuất mức hỗ trợ cho đối tượng cận nghèo từ 30%-70% mức đóng BHYTTN.

Nhiều người đang băn khoăn về quy định sản phụ phải có thời gian tham gia BHYTTN 270 ngày, bệnh nhân ung thư là 36 tháng mới được hưởng chế độ... ?

- Đây là chính sách xã hội lấy số đông bù số ít, tại sao người đó không tham gia BHYTTN trước khi mang thai mà lại chờ khi có thai mới tham gia. Quy định chi trả cho bệnh nhân ung thư tham gia BHYTTN 36 tháng vì đó là những thuốc và hóa chất ngoài danh mục của Bộ Y tế, còn các dịch vụ khác người bệnh sẽ được hưởng sau một tháng đóng BHYTTN. Quy định này không phải gây khó cho người bệnh mà là tạo điều kiện cho họ được BHYT chi trả thêm những loại thuốc và hóa chất đắt tiền.

Hiện tại việc phát hành thẻ ở các địa phương đã tiến hành tới đâu, thưa ông?

- Nhiều địa phương đã lấy mốc là ngày 1/8 tới thẻ sẽ có giá trị. Một số địa phương ở miền núi như Hòa Bình, Sơn La, Thái Nguyên, Phú Thọ đều đã tiến hành xong việc kê khai đăng ký và bắt đầu phát thẻ cho người dân.

(Theo NLĐ)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,