Gộp sổ hồng, sổ đỏ... các bộ chưa thống nhất
Cập nhật lúc 08:17, Thứ Tư, 26/09/2007 (GMT+7)
25/9, liên Bộ TN&MT, Xây dựng và Tư pháp đã có buổi làm việc đầu tiên xung quanh việc hợp nhất “sổ đỏ” với “sổ hồng” thành một hệ thống đăng ký thống nhất. Tại cuộc họp này các bên chưa tìm được sự đồng thuận về phương án.
>>Gộp sổ đỏ-sổ hồng: Chậm ngày nào, tổn thất ngày đó
Theo Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Thế Ngọc, hiện còn tồn tại các cách làm khác nhau về việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất ở nhiều cơ quan khác nhau.
Điều này sẽ không có sự thống nhất trong hệ thống đăng ký bất động sản, tạo nên tính phức tạp của luật pháp gây khó khăn cho người dân.
Theo Bộ TN&MT, khi một hệ thống đăng ký bị tách thành nhiều mảng đương nhiên sẽ dẫn đến những khoảng chồng chéo và những khoảng hở của hệ thống, đăng ký đất đai là bắt buộc, nhưng đăng ký đất ở lại không bắt buộc từ đó dẫn đến sự thiếu minh bạch và thiếu công khai.
Theo ông Trần Thế Ngọc, trước mắt Chính phủ cần sớm có quy định tài sản gắn liền với đất được ghi nhận trên GCNQSDĐ, quy định việc “ghi nhận” tài sản gắn liền với đất trên “sổ đỏ”, cần sửa thành “công nhận” đối với mọi tài sản (trừ nhà ở nếu đã được ghi trên “sổ hồng”).
Đất có nhà ở vẫn tiếp tục cấp “sổ hồng” theo quy định của Luật nhà ở. “Sổ đỏ” theo quy định của Luật Đất đai vẫn được cấp cho tất cả các loại đất (kể cả đất ở đô thị mà người sử dụng đất không có nhu cầu cấp giấy hồng).
Về phía Bộ Xây dựng, ông Nguyễn Mạnh Hà - Cục trưởng Cục Quản lý nhà, cho rằng việc cấp “sổ hồng” cũng như công tác quản lý phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của người dân.
Ông Hà nhấn mạnh: Không phải do việc 2 Bộ (Bộ TN&MT, Bộ Xây dựng - PV), quản lý hai phần mà gây ra sự phức tạp. “Việc cấp “giấy hồng”, hay “giấy đỏ” thì cũng do Chủ tịch UBND quận, huyện cấp thôi. Tôi cho rằng không có sự chồng chéo mà do thực tiễn yêu cầu chúng ta phải có hai loại giấy này” - Ông Hà nói.
Theo ông Hà, qua nghiên cứu ở các nước xung quanh như Singapore, Trung Quốc..., thì họ đều có hai loại giấy này. Đặc biệt, đối với nhà chung cư nếu cấp 1 loại “sổ đỏ” cho 100 hộ dân cùng nhau thì không thể được.
“Thay vì phương án gộp thì chúng ta nên giải thích cho người dân hiểu, chứ không nên có nhiều sự thay đổi khiến cho người dân rối về các quy định”- Ông Hà nhấn mạnh.
Bà Nguyễn Thuý Hiền, Cục trưởng Cục Đăng ký (Bộ Tư pháp), trong thời gian sớm nhất các bộ phải có dự thảo nghị định về việc gộp “sổ hồng” với “sổ đỏ” càng sớm càng tốt, không thể trùng với thời điểm ban hành Luật đăng ký bất động sản.
Bởi khi Luật Đăng ký bất động sản có hiệu lực thi hành thì việc đăng ký bất động sản được thực hiện thống nhất theo quy định của luật này.
Liệu việc gộp “sổ hồng”, sổ đỏ” có tạo thuận lợi cho người dân? - Ảnh: TPO. |
Điều này sẽ không có sự thống nhất trong hệ thống đăng ký bất động sản, tạo nên tính phức tạp của luật pháp gây khó khăn cho người dân.
Theo Bộ TN&MT, khi một hệ thống đăng ký bị tách thành nhiều mảng đương nhiên sẽ dẫn đến những khoảng chồng chéo và những khoảng hở của hệ thống, đăng ký đất đai là bắt buộc, nhưng đăng ký đất ở lại không bắt buộc từ đó dẫn đến sự thiếu minh bạch và thiếu công khai.
Theo ông Trần Thế Ngọc, trước mắt Chính phủ cần sớm có quy định tài sản gắn liền với đất được ghi nhận trên GCNQSDĐ, quy định việc “ghi nhận” tài sản gắn liền với đất trên “sổ đỏ”, cần sửa thành “công nhận” đối với mọi tài sản (trừ nhà ở nếu đã được ghi trên “sổ hồng”).
Đất có nhà ở vẫn tiếp tục cấp “sổ hồng” theo quy định của Luật nhà ở. “Sổ đỏ” theo quy định của Luật Đất đai vẫn được cấp cho tất cả các loại đất (kể cả đất ở đô thị mà người sử dụng đất không có nhu cầu cấp giấy hồng).
Về phía Bộ Xây dựng, ông Nguyễn Mạnh Hà - Cục trưởng Cục Quản lý nhà, cho rằng việc cấp “sổ hồng” cũng như công tác quản lý phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của người dân.
Ông Hà nhấn mạnh: Không phải do việc 2 Bộ (Bộ TN&MT, Bộ Xây dựng - PV), quản lý hai phần mà gây ra sự phức tạp. “Việc cấp “giấy hồng”, hay “giấy đỏ” thì cũng do Chủ tịch UBND quận, huyện cấp thôi. Tôi cho rằng không có sự chồng chéo mà do thực tiễn yêu cầu chúng ta phải có hai loại giấy này” - Ông Hà nói.
Theo ông Hà, qua nghiên cứu ở các nước xung quanh như Singapore, Trung Quốc..., thì họ đều có hai loại giấy này. Đặc biệt, đối với nhà chung cư nếu cấp 1 loại “sổ đỏ” cho 100 hộ dân cùng nhau thì không thể được.
“Thay vì phương án gộp thì chúng ta nên giải thích cho người dân hiểu, chứ không nên có nhiều sự thay đổi khiến cho người dân rối về các quy định”- Ông Hà nhấn mạnh.
Bà Nguyễn Thuý Hiền, Cục trưởng Cục Đăng ký (Bộ Tư pháp), trong thời gian sớm nhất các bộ phải có dự thảo nghị định về việc gộp “sổ hồng” với “sổ đỏ” càng sớm càng tốt, không thể trùng với thời điểm ban hành Luật đăng ký bất động sản.
Bởi khi Luật Đăng ký bất động sản có hiệu lực thi hành thì việc đăng ký bất động sản được thực hiện thống nhất theo quy định của luật này.
(Theo TPO)
,