221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
1235649
Y tế cơ sở ngoại tỉnh: Bác sĩ ngồi chờ... bệnh nhân
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Y tế cơ sở ngoại tỉnh: Bác sĩ ngồi chờ... bệnh nhân
,

 - Trong khi các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến Trung ương đang lâm vào cảnh “quá khổ, quá tải” vì người đến khám chữa bệnh quá đông thì tại các tuyến y tế cơ sở (huyện/thị và xã/phường) lại vắng tanh vắng ngắt.
 

Từ 1/10/2009, Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ chính thức được triển khai, có rất nhiều điểm mới đáng quan tâm đối với người hưởng thụ. Tuy nhiên, thực tế khám chữa bệnh hiện nay từ tuyến cơ sở đến tuyến Trung ương cho thấy còn bộc lộ nhiều hạn chế. 

Tuyến bài về thực trạng khám chữa bệnh theo BHYT của VietNamNet sẽ phần nào vẽ lên "bức tranh" này...

 

Bệnh nhân tỉnh thích vượt tuyến

 

Mặc dù Luật BHYT có hiệu lực từ ngày 1/7, nhưng cho đến thời điểm này, tại nhiều tuyến y tế cơ sở quận, huyện, bệnh nhân đến khám chữa bệnh đều khá vắng vẻ như chưa hề có thông tin về phân cấp khám chữa bệnh.

 

Mô tả ảnh.

Bệnh viện Đa Khoa huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) vắng hoe người đến khám chữa bệnh. (Ảnh: VĐ)

Tại Trạm Y tế xã Tế Thắng, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) một ngày giữa tháng 9, cả 5 y tá và điều dưỡng viên ngồi chờ… bệnh nhân đến khám. Ông Đỗ Khắc Trí, Trạm trưởng Trạm Y tế xã cho biết, tình trạng y tá, dược sỹ phải ngồi chờ… bệnh nhân đã trở thành chuyện thường ngày không có gì lạ ở xã ông.

 

Theo ông Trí, nguyên nhân ít bệnh nhân đến chữa trị ở tuyến xã là do y tế xã chỉ tiến hành sơ cứu, hơn thế nữa khi đến khám chữa bệnh ở tuyến này, bệnh nhân không được thanh toán chế độ BHYT nên không mặn mà cho lắm.

 

Để minh chứng cho việc tuyến y tế xã luôn trong tình trạng vắng người bệnh, ông Trí cho biết, khoảng 2 đến 3 năm trở lại đây, lúc trạm y tế nhiều bệnh nhân đến khám và chữa trị nhất cũng chỉ có 9 đến 10 người, đó là vào thời điểm mùa dịch bệnh, còn thì lúc nào cũng vắng.

 

Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nông Cống, theo quan sát của PV VietNamNet chiều ngày 8/9 chỉ có 7 đến 8 người đến khám bệnh bằng thẻ BHYT, còn lại ở các khoa khám bệnh khác cũng chỉ lác đác 3 đến 5 người.

 

Ông Lê Nguyên Khanh, Phó Giám đốc Bệnh viện cho biết, mật độ bệnh nhân so với trước đây không có gì đột biến, lượng người đến khám chữa bệnh cũng không thật sự đông. Nhiều người bệnh có điều kiện kinh tế đã tự vượt tuyến hoặc đi khám dịch vụ ngoài vì họ không mặn mà với khám chữa bệnh bằng BHYT với nhiều thủ tục rườm rà.

 

Mô tả ảnh.
Trạm y tế xã Tế Thắng, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) không một bệnh nhân đến khám chữa bệnh. (Ảnh: VĐ)
Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Sơn, một bệnh viện chỉ cách bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa khoảng 5km, lượng bệnh nhân đến khám cũng rất vắng. Ghi nhận của PV VietNamNet tại nơi đăng ký khám chữa bệnh vào lúc cao điểm nhất cũng chỉ có khoảng chục người đến đăng ký khám chữa bệnh.

 

Ông Lê Tiến Toàn, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện cho biết, ngoài tâm lý ngại chờ đợi thì một nguyên nhân khiến người bệnh ít tìm đến tuyến huyện khám chữa trị là do ở gần bệnh viện tỉnh nên khi ốm đau họ thường “chạy” vào bệnh viện tỉnh rồi sau đó bằng cách này hay cách khác quay về bệnh viện huyện xin chuyển tuyến.

 

Người bệnh chưa có niềm tin

 

Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Sơn (Thanh Hóa), ông Vũ Đức Thành ở xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn đang phải chạy đôn đáo đến bệnh viện huyện để xin giấy chuyển viện cho vợ ông được “vượt tuyến” lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh điều trị bệnh thận mãn tính.

 

Ông Thành bảo, ông muốn đưa vợ đến bệnh viện đa khoa tỉnh khám và điều trị vì ở tuyến trên có đội ngũ y bác sỹ giỏi hơn, kỹ thuật và các điều kiện chữa trị tốt hơn, nhưng vì vợ chồng ông có tham gia khám chữa bệnh bằng BHYT nên ông phải đưa vợ đến bệnh viện huyện khám rồi sau đó mới xin lên tuyến trên điều trị được.

 

Bà Tuyết cho rằng, đi khán chữa bệnh ở tuyến tỉnh bà được  dùng thuốc đặc trị nhiều hơn. (Ảnh: VĐ)
Bà Tuyến cho rằng, đi khám chữa bệnh ở tuyến tỉnh bà được dùng thuốc đặc trị nhiều hơn. (Ảnh: VĐ)

Để đưa vợ lên tuyến trên điều trị, ông Thành phải mất hàng ngày trời đưa vợ lên bệnh viện huyện cho các bác sỹ khám, sau đó qua BHYT giám định rồi ông mới được phòng tổng hợp ghi giấy yêu cầu chuyển viện trình giám đốc bệnh viện ký cho chuyển tuyến. Ông Thành cho rằng, quy trình này mất quá nhiều thời gian và gây khó khăn cho người bệnh.

 

“Rõ ràng chúng tôi tham gia BHYT tự nguyện, nhưng lại không được tự nguyện chọn nơi khám chữa bệnh ban đầu mà bị áp đặt phải về tuyến cơ sở, trong khi tuyến cơ sở lại chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh”, ông Thành phân trần.

 

Cùng chung nỗi niềm như ông Thành, bà Nguyễn Thị Tuyến ở xã Đông Thanh (Đông Sơn) cũng than phiền khi bà phải mất thời gian trở lại bệnh viện huyện điều trị.

 

Bà Tuyến bảo, bà mua thẻ BHYT tự nguyện, lâu nay đều khám chữa bệnh ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa do bà bị căn bệnh khớp mãn tính, nay bà phải chuyển về tuyến cơ sở không có thuốc đặc trị để điều trị, lại phải làm thủ tục chuyển lên tuyến tỉnh nên rất bất tiện và khó khăn.

 

Bà Tuyến phân trần: “Rõ ràng so với tuyến huyện, khi điều trị ở tuyến tỉnh chúng tôi được điều trị tốt hơn nhiều, thuốc đặc trị đầy đủ hơn, bác sỹ chuyên khoa tốt hơn… nên không có lý do gì chúng tôi lại không muốn điều trị ở tuyến tỉnh”.

 

Với chị Nguyễn Thị Lam ở xã Tế Thắng, huyện Nông Cống khi thấy con chị sốt 38 độ C dù có BHYT nhưng chị đã bắt xe cho con ra Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa điều trị mà không đưa vào bệnh viện đa khoa tuyến huyện gần hơn.

 

’Ông
Ông Toàn cho rằng: "Bệnh viện tuyến dưới muốn thu hút được nhiều người bệnh đến điều trị thì phải nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phải tạo được niềm tin cho người bệnh yên tâm mỗi khi đến khám”. (Ảnh: VĐ)

Chị Lam thành thật: “Thấy con sốt cao tôi phải đưa thẳng ra bệnh viện tỉnh chứ nếu đem vào bệnh viện huyện tôi thật không tin tưởng”.

 

Những băn khoăn của người bệnh đối với tuyến y tế huyện là hoàn toàn có cơ sở, nhất là khi đội ngũ cán bộ y bác sỹ và thiết bị khám chữa bệnh tại tuyến cơ sở chưa thật sự đem lại sự yên tâm cho người bệnh.

 

Về vấn đề này, ông Lê Tiến Toàn, GĐ Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) cũng  không khỏi băn khoăn: “Rõ ràng nhu cầu được khám chữa bệnh ở những nơi tốt nhất của người bệnh là tất yếu. Bệnh viện tuyến dưới muốn thu hút được nhiều người bệnh đến điều trị thì phải nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phải tạo được niềm tin cho người bệnh yên tâm mỗi khi đến khám”.

 

Chồng chất khó khăn

 

Việc phân cấp khám chữa bệnh về tuyến cơ sở giúp cho bệnh viện tỉnh khắc phục tình trạng quá tải và chăm sóc sức khỏe cho người dân được tốt hơn. Nhưng thực tế tại tuyến y tế cơ sở hiện vẫn còn quá nhiều khó khăn cần được khắc phục.

 

Ông Lê Nguyên Khanh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Nông Cống cho biết, hiện nay bệnh viện chỉ có 21 bác sĩ với 121 giường bệnh, thế nên nếu dồn bệnh nhân về tuyến huyện với 81.250 thẻ BHYT chắc chắn bệnh viện huyện sẽ không đủ khả năng khám chữa bệnh cho người bệnh vì thiếu nhân lực. 

 

Mô tả ảnh.

Thiết bị khám chữa bệnh lạc hậu ở tuyến cơ sở cũng là nguyên nhân khiến nhiều người bệnh muốn vượt tuyến dù có tham gia BHYT. (Ảnh: VĐ)

 

Không chỉ thiếu đội ngũ y bác sỹ mà trình độ khám chữa bệnh cũng là vấn đề khó khăn với bệnh viện tuyến dưới, nhất là khi đội ngũ y bác sỹ giỏi ít được đào tạo hoặc khi được đào tạo lại có nhu cầu chuyển lên tuyến trên công tác.

 

Ông Toàn, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đông Sơn cho biết, thực tế bệnh viện luôn tạo điều kiện cho anh em đi học lên để nâng cao trình độ, nhưng cứ khi học xong trở về họ lại tìm mọi cách để chuyển lên tuyến trên công tác nên bệnh viện tuyến dưới không giữ được.

 

Ngoài ra ở bệnh viện tuyến huyện thiết bị khám chữa bệnh chỉ dùng cho việc chữa trị các bệnh nhẹ và vừa như chụp X quang, siêu âm, xét nghiệm máu… còn lại nếu bệnh nặng thì phải chuyển lên bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương.

 

Ngay như Bệnh viện Đa khoa Nông Cống chỉ có 2 máy chụp X quang đều được mua và cấp từ 1995 dùng đến nay thường xuyên phải qua sửa chữa nên không thể đảm bảo độ chính xác hoàn toàn khi tiến hành khám bệnh. Đó là chưa nói những dụng cụ khám chữa bệnh phổ biến như máy nội soi, máy điện não... thì bệnh viện lại chưa có.

  • Vũ Điệp
    (còn tiếp)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
rrer_", r));