221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
1237470
3 bộ cùng quản về an toàn thực phẩm vẫn không xong
0
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
3 bộ cùng quản về an toàn thực phẩm vẫn không xong
,

  Phân chia việc quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm cho 3 bộ vừa tốn kém chi phí do phải đầu tư cho cả 3, lại chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm. Ý kiến này được nêu trong cuộc họp Triển khai Luật An toàn thực phẩm diễn ra tại TP.HCM ngày 25/9.

3 bộ cùng quản - tốn mà vẫn "lọt"

 

Tại đây, đại diện của Văn phòng phía Nam Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho rằng không nên phân chia việc quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm cho 3 bộ như dự thảo luật (Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương).

 

Ngày càng xảy ra nhiều vụ ngộ độc liên quan đến thực phẩm. Ảnh: Thanh Huyền.
Lý do, theo Hội này, phân chia như vậy dẫn đến sự chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm. Chưa kể tổ chức như vậy sẽ tốn kém chi phí do phải đầu tư cho cả 3 bộ nhưng chỉ để quản lý một lĩnh vực về an toàn thực phẩm. Ngoài ra, điều khó hiểu là trên thực tế, cả ba bộ này đều không đủ quyền hạn để thực thi những chế tài mạnh mẽ đặt ra.

 

Do đó, Quốc hội nên đưa quản lý dược và thực phẩm vào một mô hình (có thể là cơ quan ngang bộ do một Phó Thủ tướng đứng đầu chịu trách nhiệm điều hành).

 

Thực phẩm chức năng phải được kiểm nghiệm 

 Về quản lý nhóm thực phẩm chức năng, Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm đào tạo và phát triển Sắc Ký TP.HCM có ý kiến, Quốc hội nên cân nhắc lại điều 12 trong dự thảo Luật An toàn thực phẩm.

 

Trong dự thảo luật, điều 12 quy định TPCN lần đầu tiên đưa ra lưu thông thị trường phải có báo cáo thử nghiệm lâm sàng về công dụng của sản phẩm, do các tổ chức được Bộ Y tế chỉ định và được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

 

“Tuy nhiên TPCN vốn không thể xem là thuốc thì có thật bắt buộc phải có thử nghiệm lâm sàng về công dụng của nó hay không, nhất là đối với những TPCN  hiện tại chứa những dược thảo, những chất thông dụng (sâm, linh chi, artichaut, omega-3, gừng…)”, ông Sơn nói.

 

Ông Sơn cho rằng để tránh lạm dụng và lợi dụng, nhất thiết phải tiến hành kiểm nghiệm TPCN về mặt an toàn thực phẩm như điều 7 của dự thảo (vi sinh, kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật…), về chỉ tiêu dinh dưỡng thông thường của thực phẩm và chứng cớ về mặt khoa học xác minh  đặc tính “chức năng”  của thực phẩm.

 

Ông Trần Văn Dũng, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 cũng có ý kiến rằng luật chưa làm rõ sự khác biệt giữa thực phẩm có bổ sung vi chất dinh dưỡng và TPCN.

 

Cụ thể, về thực phẩm biến đổi gene (Điều 12 Khoản 2) Quốc hội nên quy định những loại thực phẩm có ngưỡng GMO (sản phẩm biến đổi gene) đến bao nhiêu % mới chịu sự điều chỉnh của luật này (tham khảo dự thảo Nghị định an toàn  sinh học của Việt Nam quy định là  5%).

  •  Thanh Huyền 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,