221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
1237686
Miền Trung nắm chắc diễn biến bão số 9 để cấm biển
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Miền Trung nắm chắc diễn biến bão số 9 để cấm biển
,

 - Chỉ đạo cuộc họp khẩn cấp của Ban chỉ đạo PCLB TƯ chiều 26/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải yêu cầu các địa phương miền Trung nắm chắc diễn biến của bão số 9 để ra lệnh cấm biển. Bộ NN&PTNT chỉ đạo và hỗ trợ các tỉnh gấp rút thu hoạch lúa.

Mô tả ảnh.
Bão số 9 di chuyển với tốc độ nhanh và đang mạnh lên (ảnh KTTV TW)

Bão sẽ quét từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi

Trung tâm Dự báo KTTV TƯ cho biết, trong 24 giờ tới, bão số 9 sẽ di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc và tiếp tục mạnh lên. Hiện sức gió vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (tức là từ 75 đến 102 km một giờ), giật cấp 11, cấp 12.

Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 200km.

Khoảng tối 26/9, bão sẽ đi vào khu vực phía Đông biển Đông. Nhiều khả năng nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi. Lãnh đạo cơ quan KTTV TƯ nhận định, hướng đi của cơn bão số 9 phức tạp, với tốc độ di chuyển nhanh. 

Các địa phương trong khu vực này có biện pháp phòng chống khẩn trương ngay trong đêm nay và ngày 27/9.

Trong khi đó, theo Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, tính đến 10h sáng 26/9, trên vùng biển từ Quảng Ninh đến đến Phú Yên có hơn 18.700 tàu/87.800 lao động đang hoạt động. Những ngư dân này đã được thông báo tình hình của bão để chủ động di chuyển phòng, tránh, tìm nơi trú ẩn an toàn.

Tuy nhiên, vẫn còn 97 thuyền đang trong vùng nguy hiểm trên biển Đông, khu vực Hoàng Sa hiện chưa liên lạc được. Trong đó, có 1 tàu cá của Hải Phòng bị chết máy đang neo đậu ngoài khơi. Chiều 26/9, Bộ đội biên phòng đã đưa tàu cứu hộ ra để kéo vào bờ.

Số tàu thuyền còn lại, lực lượng biên phòng đang nỗ lực cao nhất để tìm kiếm bằng được các tàu này trước khi bão số 9 ảnh hưởng trực tiếp.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu các địa phương từ Quảng Ninh đến Quảng Trị khẩn trương tìm phương án đối phó, kêu gọi các tàu thuyền đánh bắt cá vào bờ ngay. Yêu cầu các tỉnh từ Ninh Bình đến Quảng Ngãi cần nhanh chóng thu hoạch diện tích lúa còn lại theo phương châm” xanh nhà hơn già đồng”.

Căn cứ vào diễn biến và hướng di chuyển của bão số 9, các địa phương phát lệnh cấm biển. Đồng thời, thông báo cho khách du lịch biết đường đi, mức độ ảnh hưởng của bão số 9 (đặc biệt là các tàu thuyền ngủ đêm trên biển) để tránh bão.

Các khu cảng, khu neo đậu phải có biện pháp an toàn cho tàu, thuyền neo đậu và hàng hóa, trang thiết bị trên cảng.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng lưu ý Ban chỉ đạo PCLB TƯ cần phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lực lượng, phương tiện bảo vệ an toàn các công trình thuỷ lợi, như hồ Bò Lạc (Vĩnh Phúc) hiện nước đã đầy, hồ Cửa Đạt (Thanh Hoá), hồ Rào Đá (Quảng Bình); hồ Khe Tân, Thạch Bàn (Quảng Nam), hồ Nước Trong (Quảng Ngãi)...

Tôi đề nghị Bộ NN&PTNT có phương án chỉ đạo Cục Trồng trọt, các địa phương thu hoạch lúa mùa, huy động các lực lượng hỗ trợ nông dân thu hoạch lúa. Đối với hệ thống đê xung yếu đê biển, đê sông, cần có phương án bảo vệ, đề phòng mưa sau bão.

Vùng trũng, thấp, có nguy cơ sạt lở phải có phương án sơ tán dân. Các địa phương phải chủ động kiểm tra lại công tác chuẩn bị 4 tại chỗ, khi mưa bão sẽ đối phó kịp thời”, ông chỉ đạo.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đề nghị các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ duy trì việc ứng trực để xử lý úng ngập, đảm bảo cho bà con nhân dân sản gieo trồng hoa màu vụ đông ngay sau khi mưa bão đi qua.

Đối với các vùng trũng thấp, vùng sụt lở, vùng ven sông suối và khu vực miền núi khi có mưa lớn cần chuẩn bị các phương án sơ tán dân.

Cơn bão số 9 có thể ảnh hưởng trực tiếp đến miền Trung trong khi các tỉnh khu vực này đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề của mưa do áp thấp nhiệt đới gây ra.

Theo thống kê ban đầu, mưa lũ đã làm 19 người thiệt mạng và mất tích; hơn 9.600 ngôi nhà bị ngập, tốc mái, hư hỏng; hơn 2.400 ha lúa bị ngập, gần 6.000 ha hoa màu bị ngập và hư hại; 23 tàu bị hỏng và chìm. 

Nghệ An, Hà Tĩnh thiệt hại nặng do mưa lũ

 

Ngày 26/9, mưa lũ đã làm xã Kỳ Lạc (huyện Kỳ Anh) bị cô lập, người dân chỉ biết dùng thuyền đi lại.

 

12 giờ trưa cùng ngày, anh Lê Anh Tuấn (21 tuổi ở xã Kỳ Trung) đi tìm thi thể chị Nguyễn Thi Dung chết do lũ cuốn trôi ngày 24/9 cũng bị lũ nước lũ sông Rác cuốn chết, nâng số người chết do mưa lũ lên 4 người.

 

Mô tả ảnh.

Người dân xã Đức Lĩnh (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) chán nản nhìn nước bủa vây, cắt đứt giao thông. Ảnh: Q. Cường 

Do nằm trong rốn lũ, ngay trong ngày 26/9, hơn 100 hộ dân hai thôn Mỹ Hạ và Mỹ Trung của xã Hương Mỹ (huyện Hương Khê) được di dời khẩn để tránh lũ đầu nguồn đổ về.

 

Mưa lớn xảy ra liên tục trong 3 ngày, địa bàn huyện Kỳ Anh bị ngập hỏng 10ha lạc vụ Đông, 140ha rau màu các loại bị hư hỏng; 250ha diện tích nuôi trồng bị ngập (thiệt hại khoảng 250 tấn tôm, cua), sạt lở 5.000m3 ao hồ; kênh mương nội đồng sạt lở 5.000m3; đường giao thông liên xã bị sạt lở 25.000m3, 17 cống qua đường bị hư hỏng.

               

Trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp Ban chỉ huy PCBL huyện Vũ Quang đã trực tiếp xuống địa bàn kiểm tra các công trình hồ đập, tràn xã lũ. Đến nay, nước lũ đã cuốn trôi 5 cầu cống, 3 công trình hồ đập bị sạt lở, khoảng 270 ha ngô, rau màu vụ đông bị ngập và vùi dập. ước tính tổng thiệt hại khoảng 1,5 tỷ đồng. 

Chiều 26/9, ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Chánh văn phòng Ban chỉ huy phòng chống bão lụt tỉnh Nghệ An cho biết: ”Mưa lớn đã làm cho trên địa bàn tỉnh có 7 người chết, 17 thuyền bị đánh chìm. Thiệt hại ban đầu ước tính đến 56,3 tỉ đồng tính đến thời điểm 18 giờ tối nay”.

 

Hiện mực nước sông trên địa bàn tỉnh Nghệ An đều tăng lên trên báo động 2.  

Mô tả ảnh.

Trâu bò được cho bơi sông để tránh ngập lụt tại đò Phuống (huyện Thanh Chương). Ảnh: Quốc Huy

 

Tính đến ngày hôm nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An có thêm 2 người chết và mất tích. 

 

Lực lượng cứu hộ trên địa bàn đã kịp thời ứng cứu 3 chiếc thuyền của tỉnh Thanh Hoá có 12 người. Hiện đang neo đậu tại khu vực đảo Hòn Ngư an toàn.

 

Được biết, toàn tỉnh Nghệ An có 4.482 phương tiện đánh bát thuỷ hải sản, với 23.000 lao động trực tiếp đánh bắt. Hiện tại, có 35 phương tiện với 311 lao động đang hoạt động trên biển thường xuyên liên lạc đang được trú ẩn tại Hải Phòng, Hòn Mê, Hòn Mắt, Hòn Ngư.

 

Diện tích lúa, ngô và nhiều cây vụ đông bị ngập lên đến 7.187 ha. Có 6 trường học, 1 trụ sở bị tốc mái.

 

Mưa lũ lớn đã gây ách tắc cục bộ trên nhiều tuyến đường gây ách tắc giao thông, phải đóng đường. Trên tuyến QL15A đoạn qua Khe Tọ nước ngập 7,5m, QL48 có 13 vị trí bị ngập xung yếu từ 2m đến 2,5m và nhiều tuyến đường khác đang bị cô lập.

Hoãn hội họp để gấp rút phòng, chống bão số 9 

Thủ tướng CP vừa có Công điện khẩn số 1794/CĐ-TTg yêu cầu UBND các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị tiếp tục khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ.

UBND các tỉnh ven biển phối hợp với Bộ đội Biên phòng thông báo cho các chủ phương tiện và tàu thuyền trên biển biết vị trí, hướng di chuyển của bão. 

Vùng biển nguy hiểm do bão được xác định từ phía Bắc vĩ tuyến 15.

Căn cứ vào tình hình cụ thể và diễn biến của bão, các địa phương có thể quyết định việc cấm không cho tàu thuyền ra khơi; tổ chức hướng dẫn, sắp xếp tàu thuyền, lồng bè nuôi trồng thủy sản neo đậu an toàn trong các khu tránh trú bão.

Thủ tướng yêu cầu, UBND các tỉnh Bắc Trung bộ và Bắc bộ trong hai ngày tới tạm hoãn các hội họp chưa cần thiết, huy động lực lượng khẩn trương thu hoạch các trà lúa đã chín, để giảm thiệt hại về mùa màng.

Đồng thời, tranh thủ tháo nước đệm, chuẩn bị phương tiện sẵn sàng bơm nước chống úng bảo vệ lúa khi có mưa lớn; triển khai phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa nước, đặc biệt là các hồ lớn đang xây dựng tại khu vực miền Trung.

Các tỉnh chủ động di dời những hỗ dân đang sinh sống trong vùng nguy hiểm do lũ quét, sạt lở đất và vùng thường xuyên bị ngập đến nơi an toàn, thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ" để chủ động đối phó với tình huống bị chia cắt dài ngày.

  • Hà Yên - Quang Cường - Trí Thức - Quốc Huy  
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
stats_src.replace("_referrer_", r));