221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
1237795
Bão áp sát miền Trung, điều người vào ‘cắm chốt’ chống bão
0
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Bão áp sát miền Trung, điều người vào ‘cắm chốt’ chống bão
,

 -  Bão số 9 đang ở cường độ cấp 10, cấp 11, tiếp tục áp sát , đe doạ trực tiếp các tỉnh miền Trung. Khu vực tâm bão đi qua được xác định là  vùng ven biển các tỉnh Quảng Trị - Quảng Ngãi.

 

Để kịp thời ứng phó với  cơn bão mạnh này, ngay trong chiều nay (27/9), Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương - Uỷ ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã  cử 2 đoàn công tác do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì vào các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.  Bộ Quốc phòng chủ trì vào các tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh để phối hợp với các địa phương kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống bão số 9.

 

Mô tả ảnh.
Đường đi của bão số 9
Cũng trong chiều 27/9, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương cũng có công điện khẩn yêu cầu các tỉnh, thành phố ven biển Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi cần tổ chức chằng chống nhà cửa, lên phương án sẵn sàng sơ tán dân ra khỏi những vùng ven biển, ven sông suối, những nhà yếu có nguy cơ bị đổ; tiến hành chặt, tỉa cành cây tại khu vực đông dân cư, khu vực đô thị. không cho người ở lại lồng bè và khu vực nuôi trồng thuỷ sản ven biển khi bão vào.

 

Riêng thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Ngãi cần chỉ đạo, hướng dẫn ngay số tàu đánh cá hiện nay đang hoạt động ở khu vực giữa biển Đông và quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng: 39 tàu/504 lao động, Quảng Ngãi: 25 tàu/355 lao động) di chuyển về bờ hoặc trú tránh tại đảo để đảm bảo an toàn.

 

Tính tới 7h tối 27/9, bão số 9  còn cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 260 km về phía Đông Đông Nam. Với tôc độ di chuyển khoảng 15km/h, dự kiến tâm bão số 9 sẽ nhanh chóng tiến sâu hơn vào địa phận các tỉnh ven biển Trung Bộ.

 

Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11 (tức là từ 89 đến 117 km một giờ), giật cấp 12, cấp 13.

 

Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 9 di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km và còn tiếp tục mạnh thêm.

 

Đến 19 giờ ngày 28/9, vị trí tâm bão đổ bộ trực tiếp vào vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Lúc này, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149 km một giờ), giật cấp 14, cấp 15. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 10 trở lên có bán kính khoảng 200 km, từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 350 km.

 

Đến 19 giờ ngày 29/9, vị trí tâm bão cách bờ biển các tỉnh Quảng Trị - Đà Nẵng khoảng 60 km về phía Đông. Đến 19 giờ ngày 30/9, vị trí tâm bão sẽ ở trên địa phận nước Lào và cường độ bão sẽ suy giảm xuống cấp 8 do không được tiếp sức.

 

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển Bắc và giữa biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 9, cấp 10, sau tăng lên cấp 11, cấp 12, vùng gần tâm bão đi qua cấp 13, giật cấp 14, cấp 15. Biển động dữ dội.

 

Từ đêm 27/9, phía nam vịnh Bắc Bộ và vùng biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi gió sẽ mạnh dần lên cấp 8, cấp 9, sau tăng lên cấp 10, cấp 11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12, cấp 13, giật cấp 14, cấp 15. Biển động dữ dội.

 

Từ ngày mai (28/9), các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Ngãi có mưa vừa, mưa to đến rất to. Cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở vùng trũng.

 

Ngoài ra do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, khu vực giữa và Nam biển Đông, vùng biển các tỉnh Bình Thuận – Cà Mau có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8. Biển động mạnh.  

Đà Nẵng họp khẩn phòng chống bão số 9

20h tối 27/9, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Văn Minh triệu tập cuộc họp khẩn với Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão & Tìm kiếm cứu nạn (PCLB – TKCN) TP để bàn biện pháp phòng chống cơn bão số 9. Dự báo cơn bão sắp đổ bộ vào miền Trung này cũng mạnh và sức tàn phá không kém bão Xangsane năm 2006 nên việc chuẩn bị triển khai các phương án đối phó được đề ra rất khẩn trương.

 

Đại tá Mai Quốc Bình, Phó chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Đà Nẵng cho hay, đến 17h chiều 27/09, đã có 672 tàu thuyền của ngư dân TP vào trú bão tại âu thuyền Thọ Quang, hiện còn 35 tàu/359 lao động đang trên đường vào bờ tránh bão. Trong đó, tàu ĐNa 90306 đang hoạt động ở khu vực Trường Sa nên không nguy hiểm. 34 tàu còn lại dự kiến trưa 28/9 sẽ vào đến Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung.

 

Đặc biệt, lúc 16h ngày 27/9, BĐBP Đà Nẵng nhận được thông tin tàu ĐNa 90051 và ĐNa 90082 (trên mỗi tàu có 10 lao động) của ông Hồ Văn Tình (trú tổ 8, phường Xuân Hà, quận Thanh Khê) đang trên đường vào bờ, đến toạ độ 16020 vĩ Bắc – 108028 kinh Đông thì gặp sóng to, gió cấp 7 – 8 nên không di chuyển được.

 

Lúc 17h30 cùng ngày, BĐBP Đà Nẵng đã điều động tàu BP 081101 cùng 10 cán bộ, chiến sĩ đi cứu nạn, cứu hộ. Đến 20h, tàu BP 081101 cập được tàu ĐNa 90051 nhưng vẫn còn cách tàu ĐNa 90082 khoảng 4 hải lý trong điều kiện sóng gió rất lớn. Phương án được đưa ra là bỏ lại tàu ĐNa 90082 để tập trung cứu tàu ĐNa 90051 và toàn bộ ngư dân trên 2 tàu. Tuy nhiên, đến 21h, tàu BP 081101 báo về đã cập được tàu ĐNa 90082 và sẽ cố gắng cứu kéo được cả hai tàu cùng toàn bộ ngư dân.

 

Đại tá Mai Quốc Bình cũng cho biết, Bộ chỉ huy BĐBP TP đã chuẩn bị 5 máy thông tin ICOM, 5 tàu, 5 xuồng, 6 ôtô và 120 cán bộ, chiến sĩ để sẵn sàng làm nhiệm vụ. Đồng thời thông báo cho tất cả tàu thuyền của ngư dân TP nhanh chóng vào đất liền và nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi. Các phương tiện hút cát trên sông Hàn và vịnh Đà Nẵng đã được yêu cầu vào trú tránh tại âu neo đậu của khu đô thị ven biển Đa Phước…

 

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Văn Minh đánh giá, bão số 9 đang vào ngày một gần và thời gian còn lại để chuẩn bị phòng chống là rất gấp rút. Rút kinh nghiệm từ bão Xangsane, ông yêu cầu các cấp, các ngành phải tập trung với tinh thần cảnh giác cao nhất. Trước mắt, thông báo cho nhân dân và các đơn vị biết để chèn chống nhà cửa, công trình…


Ông Minh cũng lưu ý, phương án sơ tán dân được lập từ cơn bão Xangsane, đến nay thực tế đã có những thay đổi. Đặc biệt, trong phương án cũ chỉ mới chú trọng các hộ dân diện di dời giải toả đang sống trong các nhà tạm mà chưa tính đến số nhà tạm trú của công nhân, sinh viên… nên lần này cũng phải chú ý hơn. Trong đó, đặc biệt chú trọng vận động các hộ có nhà kiên cố để sơ tán dân tại chỗ, tránh tập trung dân vào một nơi quá đông sẽ nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp.

 

Chủ tịch Đà Nẵng đã yêu cầu Sở NN-PTNT có ngay các biện pháp đảm bảo an toàn hai hồ chứa nước lớn Đồng Nghệ và Hoà Trung, triển khai di dời cục bộ các hộ dân ra khỏi khu vực hồ Đồng Nghệ đang thi công. Các quận Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ và huyện Hoà Vang khẩn trương giúp dân thu hoạch hết số diện tích lúa, rau… còn lại trên đồng. Các Sở GT-VT, Y tế… sẵn sàng lực lượng, phương tiện để đảm bảo xử lý cây cối ngã đổ gây ách tắc giao thông, cấp cứu lưu động… trước, trong và sau bão.

 

  • Cẩm Quyên - Hải Châu
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,