221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
1238839
Thuỷ điện A Vương xả lũ gây ngập vùng hạ lưu?
0
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Quảng Nam:
Thuỷ điện A Vương xả lũ gây ngập vùng hạ lưu?
,

 - Ngay sau khi cơn bão lũ lịch sử vừa rút, nhiều người dân vùng rốn lũ huyện Đại Lộc (Quảng Nam) đặt câu hỏi: liệu việc xả lũ của hồ chứa nước Thuỷ điện A Vương giữa lúc bão tràn về có phải là tác nhân chính gây nên lũ lên nhanh ở vùng hạ lưu cùng lúc với bão dữ tràn qua…?

Bão và lũ cùng xuất hiện

Từ chiều 29/9, giữa lúc bão dữ tràn vào bờ cũng là lúc lãnh đạo Nhà máy Thuỷ điện A Vương có công văn xin lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam cho xả lũ hồ chứa nước Thuỷ điện A Vương.

xa lu 2.jpg
Xả lũ tại hồ chứa nước Nhà máy Thuỷ  điện A Vương. (Ảnh: internet)

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã lắc đầu từ chối không cho xả lũ. Tuy nhiên, sau đó ít giờ đồng hồ vào khoảng 14 giờ chiều ngày 29/9, lãnh đạo UBND trong cuộc hội ý chớp nhoáng đã phải gật đầu để cho xả lũ.

Và sau đó khoảng chừng 6 giờ đồng hồ, lũ trên các sông Vu Gia - Thu Bồn đã vượt báo động III gần 2 mét nước.

xả lũ tại hồ chứa thuỷ điện A vương (Ảnh: internet)
Xả lũ tại hồ chứa nước Thuỷ điện A Vương. (Ảnh: internet)

Nhiều bậc cao niên ở Đại Lộc bảo rằng, từ trước đến nay, đây là lần đầu tiên họ chứng kiến một "hiện tượng" lạ lùng trái với qui luật. Đó là bão và lũ diễn ra cùng lúc.

“Cả đời tui hơn 71 tuổi đầu sống ở vùng rốn lũ Đại Lộc ni, đến bây chừ tui mới thấy bão mạnh kèm theo lũ lên nhanh như ri. Trước đây, bà con tui đã quen sống chung với bão lũ. Lệ thường bão qua ít ngày, gây mưa vùng thượng nguồn rồi lũ mới lên. Nên bà con tui còn có thời gian để mà lo đối phó. Còn bây chừ bão trên đầu gầm rít, nước lũ dưới chân dâng lên tích tắc làm răng mà chịu cho thấu…” - cụ Đoàn Văn Long, 71 tuổi nhà ở xã Đại Lãnh kể.

Còn ông Trần Thương, 56 tuổi, nhà ở xã Đại Hồng, người có hơn 40 năm lái phà trên sông Vu Gia kể rằng ông đã từng chứng kiến những trận lũ lịch sử năm 1964 và 1970. Nhưng theo lời ông bảo là chưa có trận lũ nào lớn như năm nay.

Sống hơn nửa đời người ở đây, tui chưa thấy cây lũ mô to như cây lũ ni. Cây lũ ni cao hơn cây lũ năm Thìn (1964) và cây lũ năm 1970 đến gần 2 mét nước. Nếu nói bão lớn, gây mưa lớn thượng nguồn nên lũ lên nhanh là không đúng. Bởi lượng mưa như dự báo nơi vùng thượng nguồn giống như mọi năm thì hỏi làm răng mà lũ lên nhanh nhứ rứa được…? Dám chắc rằng lũ năm ni lên nhanh là do Nhà máy Thuỷ điện A Vương xả lũ ngay lúc bão tràn qua".

Vận hành xả lũ tại nhà máy thuỷ điện A vương (Ảnh: avuong.com)
Vận hành xả lũ tại Nhà máy Thuỷ điện A Vương. (Ảnh: avuong.com)

Ông Thương bảo, mấy năm trước lũ cũng lên, cũng trôi nhà cửa, heo gà, trâu bò, nhưng bà con tui còn có thể bơi ghe ra vớt được. Còn lũ năm nay lên nhanh lại chảy mạnh, nhìn tài sản trôi theo dòng nước mà bà con chỉ biết đứng nhìn không dám bơi ghe ra vớt…

Cũng lời ông Thương kể: Nghe nói Nhà máy Thủy điện A Vương xây dựng xong cùng với hệ thống các nhà máy thuỷ điện khác trên đầu nguồn Vu Gia – Thu Bồn sẽ cắt được lũ cho vùng hạ lưu. Nhưng cắt lũ đâu không thấy, chỉ thấy lũ ngày càng lớn hơn.

Hiệu quả cắt lũ không đạt?

Trong báo cáo của Công ty Cổ phần Thuỷ điện A Vương, tổng lưu lượng nước vào hồ là 312.3 triệu m3, dung tích toàn lưu vực lòng hồ 343.5 triệu m3 và dung tích hữu ích 266,5 triệu m3.

Lưu lượng xả lũ bắt đầu từ 15 giờ ngày 29/9 là 1.000 m3/s và tăng lên xả cực đại 2.680 m3/s. Tổng lượng nước xả tràn là 149,3 triệu m3/s, tương đương với lượng điện năng có thể phát là 110 triệu kWh.

 

Để kiểm chứng những thông tin trên, chúng tôi lật tìm những thông số  về lượng mưa các năm gần đây. Tất cả các thông số lượng mưa trung bình các năm nơi vùng đầu nguồn từ 400 đến 500mm, cá biệt có nơi như Trà My lên 672mm. Như vậy, có thể khẳng định lượng mưa đầu nguồn các năm không chênh lệch lớn.


Vậy yếu tố nào gây ngập lụt vùng hạ lưu trong đợt bão lũ này? Báo cáo của UBND tỉnh Quảng Nam hôm 30/9 cho thấy: lượng mưa phổ biến đầu nguồn Vu Gia - Thu Bồn từ 400 đến 500mm. lượng mưa tại Trà My 672m, Đông Giang 599mm, Nông Sơn 517mm.

 

"So với các năm, lượng mưa vẫn bình thường, tuy có cao hơn các năm một chút. Nhưng đây không phải là tác nhân chính gây lũ trên các sông tại Quảng Nam vượt báo động III gần 2 mét nước" - một chuyên gia đài khí tượng thuỷ văn Quảng Nam phân tích.

 

Nhiều nhà dân chìm ngập trong biển nước
Nhiều nhà dân chìm ngập trong biển nước.
Nếu tính thời điểm 8 giờ tối ngày 29/9, mực nước trên các sông Vu Gia - Thu Bồn dưới mức báo động II. Nhưng sau khi có quyết định đồng ý cho xả lũ Nhà máy Thuỷ điện A Vương lúc 15 giờ chiều 29/9, thì mực nước trên các sông dâng lên rất nhanh, mỗi giờ đồng hồ lên 10cm. Đến 3 giờ sáng ngày 30/9 đỉnh lũ là 10,77m tại Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc vượt mức báo động III. Cao hơn đỉnh lũ các năm 1,97m.

 

Như vậy, điều mà người dân vùng hạ lưu Vu Gia - Thu Bồn ngạc nhiên là bão lũ xuất hiện cùng lúc và đã đặt vấn đề phải chăng mục tiêu của 7 dự án nhà máy thuỷ điện bậc thang trên sông Vu Gia - Thu Bồn ngoài hiệu quả kinh tế về điện năng cho đất nước còn góp phần cắt lũ cho vùng hạ lưu đã không đạt được như mong muốn. Bởi vì, khi chỉ mới 1 dự án Nhà máy Thuỷ điện A Vương đi vào hoạt động và xả lũ đã gây lũ lớn cho vùng hạ lưu.

 

Đây là vấn đề sinh kế của hơn 1,5 triệu dân cần phải được xem xét, như lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh tại cuộc làm việc với 6 tỉnh thành khu vực miền Trung hôm 2/10: Chính quyền các địa phương cần lưu ý việc điều tiết nước và xả lũ hồ chứa nước của các dự án thuỷ điện trên địa bàn là vô cùng quan trọng để tránh gây tác hại xấu đến đời sống dân sinh.

  • Hoàng Anh  
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,