221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
1259749
Cận cảnh buôn lậu vùng biên giáp Tết
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Cận cảnh buôn lậu vùng biên giáp Tết
,

- Cận Tết, buôn lậu vùng biên giữa An Giang và Campuchia càng sôi động hơn. Những chuyến hàng tuồn về Việt Nam bằng xe máy, ôtô, “xuồng bay”...


Đường biên giới 120km của An Giang giáp ranh hai tỉnh Takeo và Kandal (Campuchia) những ngày này sôi động hơn với những chuyến hàng lậu về Việt Nam của lái buôn.

Theo Đại úy Dương Thanh Trung, Trưởng Đội 5 Phòng Cảnh sát PC15 Công an tỉnh Giang, vào dịp gần Tết, bọn buôn lậu hàng qua biên giới bắt đầu hoạt động mạnh và “ăn hàng” nhiều hơn. Những mặt hàng lậu được đưa về VN là bia rượu, đường, mỹ phẩm, bánh kẹo, mứt...

Đặc biệt thuốc lá ngoại có xuất xứ từ Thái Lan, Campuchia là mặt hàng được con buôn tuồn lậu nhiều nhất. Chỉ riêng năm 2009, các đơn vị chức năng An Giang đã bắt giữ 1.317 vụ vận chuyển, tổng giá trị hơn 12 tỷ đồng, lập hồ sơ quản lý 316 đối tượng, theo dõi 137 tụ điểm tập kết, cất giấu, trung chuyển thuốc lá lậu. Cũng trong năm, Hội đồng tiêu hủy thuốc lá lậu tỉnh An Giang đã tiêu hủy gần 987 ngàn cây thuốc lá lậu với tổng trị giá trên 6,5 tỷ đồng.

Những chiếc "xuồng bay” trên mặt nước thế này chỉ trong vòng 5-10 phút là có thể chở hàng ngàn gói thuốc lá lậu về nơi tập kết.


Các cửa khẩu biên giới Châu Đốc, Tịnh Biên, An Phú trở thành điểm nóng về buôn lậu thuốc lá, vì ở đâu cũng có thể là điểm tập kết.

Những con buôn cũng sẵn sàng chống trả hoặc tẩu thoát vào vùng dân cư để trốn tránh lực lượng chức năng kiểm soát. Cứ thế, lực lượng chống buôn lậu đi qua thì buôn lậu đi tới…

Thiếu tá Đặng Tấn Đắc, Phó trưởng Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự, quản lý kinh tế và chức vụ của tỉnh An Giang co biết: Nếu trước đây vận chuyển trên 150 cây thuốc đã có thể xử lý hình sự thì hiện tại chỉ có thể xử phạt hành chính khoảng 1 triệu đồng. Do vậy, tình hình vận chuyển thuốc lá lậu không ngừng tăng lên.

Một điểm khó khăn nữa để có thể xử lý khi bắt giữ hàng là phải xác định được yếu tố hàng qua biên giới.

Thiếu tá Đắc nói thêm: “Cái khó hiện nay đối với các lực lượng chống buôn lậu là lực lượng mỏng, địa bàn phức tạp về biên giới, cơ chế chính sách xử lý buôn lậu chưa mang tính răn đe cao. Mặt khác, đa số cư dân biên giới không cộng tác với lực lượng chống buôn lậu mà còn tiếp tay với bọn chúng làm cho công tác chống buôn lậu chưa đạt hiệu quả”.

Theo Đại úy Trung, bọn buôn lậu bằng đường sông thường dùng các phương tiện công suất cao để vận chuyển nên lực lượng tuần tra rất khó tiếp cận bắt giữ. Trên bộ, dân vận chuyển hàng lậu bằng xe máy luôn chạy với tốc độ cao, lực lượng công an không thể tổ chức rượt đuổi trên đường vì có thể gây nguy hiểm...

Xuồng máy thả hàng lậu trên sông.

Bất cứ đâu ở vùng giáp biên An Giang - Campuchia cũng có thể trở thành điểm tập kết hàng lậu.

Một kiểu “ướp thuốc” của con buôn.

Hàng ngoại nhưng không hề có tên công ty nhập khẩu, không hóa đơn chứng từ.

Một cuộc kiểm tra của Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2, Chi cục QLTT An Giang phát hiện các mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả ở vùng biên giới Châu Đốc.

Một cú tăng tốc trên đường của dân vận chuyển lậu với tốc độ gần 90 km/giờ.
  • An Bang
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,