221
1401
Đô thị
dothi
/xahoi/dothi/
599878
Xử lý nhà "nguy hiểm" ở HN: Không thể chần chừ!
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Xử lý nhà 'nguy hiểm' ở HN: Không thể chần chừ!
,

(VietNamNet) - Phó Chủ tịch TP Hà Nội Đỗ Hoàng Ân yêu cầu các cơ quan tham mưu trình ngay phương án xử lý các toà nhà xuống cấp nguy hiểm để thực hiện ngay trong năm 2005.

Nhà chung cư xuống cấp có thể sập bất cứ lúc nào.

Theo các công ty kinh doanh nhà Hà Nội, số tòa nhà có chất lượng kém (lún, nứt, nghiêng, có thể sập đổ bất cứ lúc nào) trên địa bàn thành phố khá lớn, tập trung chủ yếu vào quỹ nhà tự quản.

Trong khi công tác cải tạo, sửa chữa, xây dựng lại các tòa nhà nguy hiểm trên địa bàn thành phố thực hiện chậm do nguồn kinh phí ngân sách cũng như tiền thuê nhà không đủ cho công tác bảo trì, chống xuống cấp.

Hiện nay Hà Nội mới xoá bỏ được 25 công trình nhà nguy hiểm, trong đó có 11 nhà cao tầng theo 2 phương án cải tạo xây ốp và lập dự án phá dỡ nhà cũ, xây mới. Số nhà nguy hiểm trên địa bàn cũng chưa được thống kê đầy đủ do thiếu kinh phí đánh giá, khảo sát (khoảng 50 triệu đồng/tòa nhà).

Sở TN-MT&NĐ ước tính, giai đoạn 2001-2005, TP cần 1.000 tỷ đồng để cải tạo nhà nguy hiểm. Giai đoạn 2006-2010 cũng cần khoảng 1.000 tỷ đồng. Đến nay, nguồn kinh phí này hầu như trông chờ từ ngân sách Nhà nước.

Với các công trình nhà chung cư nguy hiểm (đã có xác định của cơ quan có thẩm quyền), Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội (TNMT&NĐ) cũng đề nghị TP cho phép xử lý theo cơ chế chính sách đặc biệt như các công trình phòng chống thiên tai. Sở đề xuất, trong năm 2005-2006 TP bố trí kinh phí (khoảng 20 tỷ đồng) để kiểm định, đánh giá lại hiện trạng chất lượng toàn bộ quỹ nhà do ngành quản lý. Ngoài ra, TP thành lập một Quỹ đặc biệt (cả về vốn và nhà) giúp đẩy nhanh tiến độ cải tạo nhà nguy hiểm.

Với những đề xuất trên, Phó Chủ tịch UBND TP Đỗ Hoàng Ân chỉ đạo, Thành phố giao cho Sở TN-MT&NĐ tiếp tục thực hiện đề án trên cơ sở khảo sát, giám định các công trình nguy hiểm. Đồng thời, lập ngay kế hoạch tính toán chi phí để thành phố bố trí kịp thời cũng như xây dựng lộ trình thực hiện chi tiết. Những tòa nào nguy hiểm nhất để ưu tiên sửa chữa trước trong giai đoạn từ nay đến năm 2008, còn lại sẽ xử lý xong vào năm 2010.

Ông Ân cho rằng, vốn đầu tư không thể trông chờ hoàn toàn ở ngân sách Nhà nước mà phải có sự tham gia của cả người dân và doanh nghiệp.

Đối với một số trường hợp cụ thể (nhà lún, nứt nghiêm trọng, có thể sập đổ bất cứ lúc nào), ông Ân yêu cầu các cơ quan tham mưu cho thành phố phải trình ngay các phương án xử lý để thực hiện ngay trong năm 2005, không thể kéo dài được nữa!

  • Kiều Minh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,