221
1401
Đô thị
dothi
/xahoi/dothi/
611926
Vĩnh Phúc trở thành điển hình về thu hồi đất thế nào?
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Vĩnh Phúc trở thành điển hình về thu hồi đất thế nào?
,

(VietNamNet) - ''Áp dụng chính sách cấp đất cho dân làm dịch vụ khi thu hồi đất để phục vụ phát triển công nghiệp, tỉnh Vĩnh Phúc giúp cho trung ương bài học giải phóng mặt bằng''. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Mai Ái Trực nhận định như vậy sau chuyến khảo sát thực tế về tại tỉnh Vĩnh Phúc.

Đất nông nghiệp Quang Minh (Vĩnh Phúc) đang công nghiệp hóa.

Theo đánh giá của Bộ trưởng mai Ái Trực, việc cấp đất dịch vụ cho dân sau thu hồi đất để phục vụ phát triển công nghiệp được coi là động lực thúc đẩy công tác đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) của tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.

Chưa kể, theo bộ trưởng, Vĩnh Phúc còn tạo điều kiện cho một bộ phận nhân khẩu có khả năng lao động trong các hộ dân bị thu hồi đất được tuyển vào làm việc trong khu công nghiệp; những người không đủ điều kiện làm việc trong khu công nghiệp thì làm dịch vụ. Nhờ vậy, người dân bị thu hồi đất được tham gia các dịch vụ phục vụ luôn cho khu công nghiệp và khu đô thị, làm nhà ở cho công nhân thuê. 

Ông Trịnh Đình Dũng - Bí thư tỉnh Vĩnh Phúc: "Việc đền bù đất cho dân làm dịch vụ là cân đối hai lợi ích, Nhà nước nuôi dưỡng nguồn thu (tức là nuôi dưỡng DN, thu tiền của họ ít) và Nhà nước lại lấy nguồn lực đó bù đắp cho người dân bằng đất dịch vụ.

Nay mai DN làm nhiều tiền sẽ bù lại, DN tăng sức mua, kích thích sản xuất phát triển, giải quyết lao động, đóng góp ngân sách. Tiền đóng góp này của DN lại để chi tiêu cho đầu tư phát triển, giải quyết các chính sách xã hội, đầu tư các kết cấu hạ tầng KTXH, trực tiếp là đầu tư cho nông nghiệp nông thôn".

Dịch vụ chính của người dân khi được cấp đất đền bù xây nhà cho thuê, đối tượng thuê chính là công nhân lao động trong các khu công nghiệp. Theo ông Ông Trịnh Đình Dũng, Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc, cơ chế này xuất phát từ yêu cầu của tỉnh Vĩnh Phúc: lấy đất của dân để làm công nghiệp nhưng không làm bần cùng hóa người dân. Bởi người dân nếu chỉ nhận tiền đền bù GPMB thì rất thiệt thòi, sử dụng chưa chắc đã hiệu quả hợp lý.

Ông Dũng phân tích, Vĩnh Phúc là một tỉnh xuất phát điểm nghèo, nguồn lực của dân rất nhỏ nên bắt buộc phải thu hút đầu tư từ bên ngoài để phát triển. Muốn có nguồn lực bên ngoài nhiều phải có một môi trường đầu tư hấp dẫn, một trong những yếu tố môi trường đầu tư là  đất xây dựng, muốn có đất xây dựng thì phải có mặt bằng nhanh, giá tiền GPMB phải hợp lý. Chính vì vậy, ngoài việc tính sao cho nhà đầu tư không thấy bị thiệt thòi, điều quan trọng nhất Vĩnh Phúc tính là lấy đất của dân làm công nghiệp nhưng không làm bần cùng hóa người nông dân. 

Để chính sách trên có hiệu quả, Nhà nước cần hỗ trợ bằng ngân sách để đào tạo con em người nông dân có trình độ vào lao động trong các KCN, hỗ trợ ngân sách để đầu tư hạ tầng của khu vực người dân đã sống, tạo ra việc làm mới cho số lượng không nhỏ những người không thể vào làm việc ở các nhà máy xí nghiệp do đã quá 35 tuổi hoặc không nghề. Việc xây nhà cho công nhân thuê trước đây, Nhà nước cũng như các doanh nghiệp chưa làm được vì hiệu quả kinh doanh không cao (vì cao thì công nhân không thuê, thấp thì doanh nghiệp lỗ - NV), trong khi đó người dân làm thì phù hợp hơn.

Mới chỉ có một số ít con em của người dân bị thu hồi đất được làm việc trong những khu công nghiệp của Vính Phúc.

Chính sách hợp lòng dân, hiện thực lại chưa như mong muốn

Xã Quang Minh (Mê Linh, Vĩnh Phúc), một trong những xã đã thực hiện thu hồi đất phụ vụ phát triển công nghiệp; cả xã có 1.300ha đã GPMB được 540ha, trong đó có 1.600/3.700 hộ mất đất hoàn toàn.

Dự án thu hồi đất trong khu vực xã Quang Minh cho hơn 100 doanh nghiệp; tuy nhiênđến nay mới chỉ có 20-30 doanh nghiệp xây dựng cơ sở. Điều đó có nghĩa, mới chỉ có khoảng hơn 1.000 người lao động làm việc trong khu công nghiệp, trong khi đối tượng cần việc làm là dân bị thu hồi đất lên đến... 7.000 người.

Gia đình ông Lê Huy Nhượng, thôn Gia Trung có 5 khẩu với 1,2 mẫu ruộng thuộc diện thu hồi nhưng gia đình có được một người con vào làm việc trong nhà máy bia Hemingger nên cuộc sống cũng ''ổn''. Cùng thôn này, gia đình ông Trần Hưng Uyên có 8 suất ruộng (1 mẫu), sau khi bị thu hồi 100% ruộng được đền bù 160 triệu nhưng không còn tấc đất kiếm sống.

Ông Uyên than thở: "Nhà còn 2 đứa cháu đang tuổi lao động, nuôi 1 đứa học đông y về thì trái ngành không có việc làm, 1 đứa đang đi học điện tử không biết sau này xin việc ở đâu!". Số tiền được đền bù, ông Uyên làm nhà hết 80 triệu, xây phòng cho thuê hết 50 triệu, còn lại chi tiêu gia đình đến nay đã hết mà ''vẫn chưa làm được gì!''.

Ông Ngô Văn Lại.

Ông Nguyễn Hữu Có - Chủ tịch xã Quang Minh cho biết, trước khi giao ruộng, GPMB dân rất phấn khởi với hy vọng con em có việc làm, lại có tiền đền bù; cuộc sống khá lên, ăn ngon, mặc đẹp hơn. Nhưng nhà máy ít, tiêu chí tuyển người lại kỹ; ruộng hết, lao động thành thừa thãi. Nhà nào có con em làm trong khu công nghiệp còn đỡ; các hộ chưa có người đi làm ngồi tiêu hết tiền, chẳng biết trông cậy vào đâu.

Ông Ngô Văn Lại (thôn Chi Đông) bức xúc: "Hiện nay có những người trên 35 tuổi không được nhận vào làm việc trong khu công nghiệp trong khi con cái của họ mới hơn 10 tuổi. Đời bố mẹ không được làm công nhân, nhưng con cái vẫn cần được nâng đỡ; Tỉnh nên mở trường đào tạo công nhân để các thế hệ sau được vào học và làm việc nuôi bố mẹ. ''Chúng tôi chỉ mong muốn có việc làm ổn định'' ông Lại mong ứớc, nỗi mong mỏi của cả ngàn hộ dân Vĩnh Phúc.

Một số ví dụ các doanh nghiệp sử dụng người lao động tại nơi thu hồi đất của  tỉnh Vĩnh Phúc

- Doanh nghiệp Eurowindow có 168 công nhân; 68% người lao động là con em địa phương, 10% lao động là con em khu vực GPMB.

- Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Long Việt có khoảng 300 lao động trên công trường. 100% các hộ bị thu hồi đất đều có con em làm tại công ty; những người trên 35 tuổi được bố trí làm tạp vụ.

- Nhà máy chế biến sữa Hà Nội có hơn 800 lao động; 60% là lao động tại chỗ, trong đó có hơn 30 người được được đi học công nghệ,  một số được ưu tiên làm dịch vụ.

  • Kiều Minh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,