221
1401
Đô thị
dothi
/xahoi/dothi/
842050
Khu đô thị mới : Chưa hoàn thiện đã lỗi thời
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Khu đô thị mới : Chưa hoàn thiện đã lỗi thời
,

Mặc dù mới chỉ hình thành trong khoảng 5 năm trở lại đây, nhưng hầu hết các khu đô thị mới ở Hà Nội như Linh Đàm, Mỹ Đình hay Trung Hòa - Nhân Chính… đã bộc lộ nhiều bất cập. Thậm chí, có khu đô thị lỗi thời khi chưa kịp hoàn thiện.

Chưa có KĐT đúng nghĩa

Khảo sát tại các khu đô thị (KĐT) mới ở Hà Nội của Tiền phong cho thấy, hầu hết các KĐT đều thiếu (hoặc không đồng bộ) về hạ tầng xã hội cơ bản (Khu vui chơi giải trí, vườn hoa, cây xanh, bệnh viện, trường học, siêu thị và chợ).

Khu chung cư mới Linh Đàm còn thiếu trường học và khu vui chơi giải trí Ảnh: Hồng Vĩnh (Tiền Phong).

“Các nhà đầu tư chỉ muốn có thật nhiều nhà để bán. Diện tích nhà lấn vào vườn hoa, khu vui chơi” - Ông Hoàng Linh, cư dân KĐT Trung Hòa-Nhân Chính bức xúc.

Được đánh giá là hiện đại nhất nhì Hà Nội, nhưng KĐT này không hề có công viên, nhà văn hóa. “Bọn trẻ phải chơi pa-tanh ngay trên đường phố”- Ông Hoàng Linh phàn nàn.

Theo ông Linh và một số tổ trưởng nhà chung cư, sân chơi, vườn hoa đã “biến dạng” thành bể bơi dịch vụ, nhà hội họp của dân thành văn phòng cho thuê. Thời gian qua, mỗi khi cần họp, dân lại phải kéo nhau xuống vỉa hè! Bãi đỗ xe công cộng chưa có, ô tô, xe máy tràn ra lòng đường.

“Lượng xe tăng quá nhanh không thể dự báo được. Còn sân chơi thiếu cũng chẳng sao, vì các cháu đi học bán trú suốt ngày”-đại diện một chủ đầu tư bao biện. Theo ông Đoàn Châu Phong - Giám đốc BQLDAKĐT-Tổng Cty Vinaconex, những vấn đề cư dân phản ánh đều bức xúc.

Khiếm khuyết là do quy hoạch đã không được làm tốt từ những năm trước. Theo quy hoạch, KĐT này cũng có các vườn hoa, đường dạo. Tuy nhiên, để tiện quản lý, chủ đầu tư đang đề nghị thành phố làm thành vườn lan-cây cảnh, phía dưới là tầng hầm đỗ xe.

Khu nhà 34 tầng còn có quảng trường, bể bơi. Tuy nhiên, các hạng mục phải chờ xây dựng xong nhà 34 tầng mới thi công (hiện đang là bãi đất hoang).

“Nói là KĐT hiện đại nhưng thiếu cây xanh, nhà xây quá gần nhau, không theo nguyên tắc kiến trúc nào”-một cư dân nhà 17-T8 nhận xét. Tương tự, các KĐT Linh Đàm, Ciputra, Dịch Vọng, Mỹ Đình 2 cũng rất khập khiễng về hạ tầng xã hội.

Nói về sự thiếu đồng bộ tại các KĐT mới, đại diện các BQLDA thừa nhận, quy hoạch được làm từ năm 2000-2001, có chỗ đã lỗi thời. 5 năm trước, tiêu chí KĐT hiện đại chưa rõ, chẳng ai nghĩ phải có chợ, nhà văn hóa.

Để bán được nhà, người ta còn phải làm các tòa nhà cao tầng “khoe” ra mặt phố (như Trung Hòa-Nhân Chính). Bây giờ, kiểu tư duy này đã thay đổi, không còn thấy ở các KĐT mới như Việt Hưng, tây nam hồ Linh Đàm.

Khi phê duyệt quy hoạch KĐT mới, ông Đỗ Hoàng Ân-Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội lưu ý chủ đầu tư phải dành đất cho công viên, bãi đỗ xe công cộng, trường học, bệnh viện, chợ vì đây là hạ tầng rất quan trọng.

“Thực tế, KĐT mới có phần bất cập, không đáp ứng được hết nhu cầu của người dân” - Một cán bộ của Tổng Cty Đầu tư xây dựng nhà và đô thị (HUD) thừa nhận.

Cũng theo vị cán bộ này, KĐT phải có diện tích trên 50 ha, còn nếu nhỏ hơn tổng Cty Đầu tư xây dựng nhà và đô thị chỉ được tính là khu dân cư. Nếu theo tiêu chí này, cộng với sự khập khiễng về hạ tầng, Hà Nội chưa có một khu đô thị hiện đại theo đúng nghĩa.

Hạ tầng thiết yếu - quá thiếu

Sau hai năm khai thác, KĐT Mỹ Đình 2 (Từ Liêm- Hà Nội) có diện tích 26 ha vẫn chưa hoàn thiện, không có khu vui chơi, câu lạc bộ văn hóa (trừ một sân tennis). “Lên phố quá xa, còn ở đây thì làm gì có chỗ” - Bác Hùng, người có mặt từ những ngày đầu phàn nàn.

Tối tối, người già bách bộ quanh các khu nhà cho khuây khỏa, còn giới trẻ thì chẳng biết chơi gì. Hầu như tất cả các KĐT mới ở Hà Nội đều có khiếm khuyết, không đồng bộ về hạ tầng xã hội.

KĐT Bắc Linh Đàm có công viên, hồ điều hòa, nhưng hơn 4.000 hộ dân sinh sống lại không có trường học. Dân phải cho con em học nhờ trường làng, học trái tuyến trên phố. Các KĐT Định Công, Mỹ Đình 2, Trung Hòa-Nhân Chính có hệ thống trường học khá tốt nhưng học phí quá đắt.

“Vào trường mầm non phải nộp ngay 1.000.000đ/cháu, học phí 600.000đ/tháng”- Ông Hoàng Linh (đại diện nhà 17T3-KĐT Trung Hòa-Nhân Chính) cho hay. Nếu chẳng may đau ốm, chúng tôi phải đi nơi khác mới có chỗ chữa trị vì các KĐT đều không có trạm y tế, bệnh viện.

Thiếu trường học, con em cư dân KĐT Ciputra phải ra ngoài học nhờ ở phường Xuân La, Phú Thượng, Nhật Tân (quận Tây Hồ). “Con tôi mới 3 tuổi nhưng hàng ngày phải theo bố mẹ lên tận quận Hoàn Kiếm để gửi”- Chị Hương, một cư dân ở Ciputra cho biết.

“Khổ nhất là không có chợ búa” - Ông Ngọc Thu (căn hộ 904-CT2A, KĐT Mỹ Đình 2) bộc bạch. Mỗi khi đi làm về, con dâu ông phải ghé qua chợ mua thức ăn. Để tiện sinh hoạt, các gia đình mua đồ chất vào tủ lạnh, dùng dần.

Theo ông Thu, ở đây có “siêu thị”(thật ra chỉ là ki-ốt), hàng hóa nghèo nàn, đắt đỏ. Lý giải về sự khập khiễng này, chủ đầu tư đổ lỗi cho thiếu đất, thiếu vốn. Ông Đỗ Trung Hùng-Phó Giám đốc BQLDAKĐT Mỹ Đình 2 (HUD) cho rằng: “KĐT này không quy hoạch chợ, đưa chợ vào đô thị hiện đại sẽ rất nhếch nhác”.

Không biết có đúng như vậy không, nhưng tại Định Công-một KĐT vào loại khá vẫn có khu chợ xanh cho dân. Thực tế, không phải lúc nào người dân cũng có điều kiện và nhu cầu đi siêu thị.

Do thiếu đồng bộ hạ tầng, cư dân ở các KĐT thường kêu ca, phàn nàn. Đặc biệt, người dân bất an vì chất lượng dịch vụ.

Dịch vụ yếu kém, nước ô nhiễm

Hầu hết chất lượng dịch vụ tại KĐT còn yếu kém. Cư dân không được dùng nước sạch của thành phố. Khu Bắc Linh Đàm từng phải dùng nước giếng khoan.

Hàng ngàn hộ dân KĐT Trung Hòa-Nhân Chính cũng đang phải dùng nước nhiễm A-sen. Giữa tháng 9/2006, Cty Vinasinco mang 10 mẫu nước xét nghiệm cho kết quả nồng độ A-sen thấp, nhưng cư dân không chấp nhận kết quả này.

“Lo sợ bệnh tật, có người đã tính dời nhà đi nơi khác” – Một người dân cho biết.

(Theo Tiền Phong)

            Ý kiến của bạn?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,