221
1401
Đô thị
dothi
/xahoi/dothi/
874004
TP.HCM: Băn khoăn "lối ra" cho 500m3 chất thải hầm cầu/ngày
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
TP.HCM: Băn khoăn 'lối ra' cho 500m3 chất thải hầm cầu/ngày
,

(VietNamNet) - Dịch bệnh lấp ló đe doạ TP.HCM, khi cơ sở duy nhất tiếp nhận chất thải phân hầm cầu bị đóng cửa trước năm 2007, các xe hút hầm cầu có thêm nguồn "hàng", sẽ tăng cường đổ bậy vào kênh, rạch, cống rãnh.

2 phút, trút xong 1 xe "hàng" xuống... cống

Một báo cáo mới đây của Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) TP.HCM cho biết, việc thu gom vận chuyển chất thải hầm cầu tại thành phố từ trước đến nay chủ yếu do các cơ sở tư nhân thực hiện, hoạt động một cách tự phát và không có sự quản lý của nhà nước.

 

Không cơ quan nào tại TP.HCM có đầy đủ số liệu về khối lượng chất thải hầm cầu phát sinh, cũng như chưa thể điều tra và thống kê số lượng các đơn vị dịch vụ hút hầm cầu trên địa bàn thành phố nhằm mục đích phục vụ cho công tác quản lý.

 

Trước đây, Sở Vệ sinh thành phố (nay là Công ty Môi trường đô thị thành phố) có các đội xe làm dịch vụ hút hầm cầu.

 

Nước thải phân hầm cầu sau khi được xử lý.


Trong giai đoạn tiếp quản công ty Môi trường đô thị từ Sở GTCC vào năm 2003, Sở TN-MT chỉ tập trung vào công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý các loại chất thải sinh hoạt, công nghiệp nguy hại và y tế. Một thời gian dài, chất thải phân hầm câu vẫn "bí" đầu ra, trong khi mỗi ngày, cư dân sinh sống tại TP.HCM đều đặn thải loại ra khoảng 500m3.

 

Cho đến nay, chỉ còn duy nhất Cơ sở Sản xuất phân bón Hòa Bình tiếp nhận toàn bộ phân hầm cầu toàn thành phố.

 

Cơ sở Sản xuất phân bón Hòa Bình hoạt động từ năm 1987 cho đến nay và hiện đang tiếp nhận, xử lý chất thải hầm cầu để chế biến thành phân bón. Cơ sở này nằm trên mặt bằng rộng khoảng 4.000m2 tại địa chỉ 1/8 Tân Kỳ- Tân Quý, phường Sơn Kỳ quận Tân Phú. Mỗi ngày, tiếp nhận khoảng 75- 80% loại chất thải này của toàn thành phố, tức khoảng 2/3 khối lượng phân hầm cầu. Số còn lại, các đơn vị tư nhân tự ý đổ bỏ vào hệ thống kênh rạch, hố ga thoát nước ở khu vực ngoại ô.

 

Trước quyết định đóng cửa cơ sở Hòa Bình vào ngày 31/12 tới của UBND TP.HCM, anh H., một người trong nghề tiết lộ: "Giới tài xế dịch vụ rút hầm cầu đang mưu toan đổ bậy".

 

Theo anh D., thủ thuật "xưa như trái đất" nhưng rất hữu hiệu mà các tài xế thường dùng là khoan lỗ ngay phía dưới bồn xe, sau đó luồn ống vào đậy van lại. Chờ dịp thuận tiện, họ đánh xe ra ngoại thành, hay gần nơi cống, rãnh, kênh mương.

 

Tài xế tấp xe vào lề đường, làm bộ hư xe rồi giở ca-bin lên sửa chữa. "Chỉ trong vòng 2 phút, tôi bảo đảm phân hầm cầu chứa trong bồn sẽ trôi tuột vào hệ thống cống, đổ ra sông rạch. Cho dù có cảnh sát môi trường hay thanh tra GTCC cũng chào thua. Người trong nghề mới biết!"- anh H. khẳng định. 

 

Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, i đáp ưa chuộng để giới tài xế "ma mãnh" này trút "hàng" thường là những địa điểm nằm xa nội thành, những hố ga, kênh rạch nhỏ  nằm ở các quận ven, những nơi vắng vẻ ít người dòm ngó như địa điểm đối diện với ga Sóng Thần (Bình Dương), kênh Tân Hóa- Lò Gốm, khu vực gần cầu Bình Điền, kênh rạch nhỏ phía sau khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng (quận 8)...

ng có khi, tài xế tận dụng luôn nhà mình làm "bãi đáp" bằng cách thiết kế hệ thống đường ống dẫn riêng rồi nối ống xe bồn vào đổ thẳng xuống cống.


Đối mặt nguy cơ bùng phát dịch bệnh

ng ngày 8/12, ông Lê Tiến Dũng, Giám đốc Cơ sở Chế biến phân bón a Bình cho biết, hiện nay, cơ sở  của ông tiếp nhận trên dưới 100 xe hút hầm cầu, mỗi xe chở từ 2-3m3 chất thải, tổng cộng 300- 400m3/ngày. Tuy nhiên, ông Dũng nói vào những ngày cuối tuần, Tết âm lịch, dương lịch, lượng chất thải có khi lên đến 450m3/ngày.

 

Ông Dũng khẳng định: "Chúng tôi chỉ xin phép UBND thành phố cho gia hạn thêm 6 tháng nữa chờ đến khi địa điểm mới của cơ sở đặt tại Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Đa Phước (quận Bình Chánh) hoàn thành. Tôi cam đoan cố gắng hạn chế thấp nhất mức độ ô nhiễm cho khu dân cư phường Sơn Kỳ".

 

Hiện, để khắc phục tình trạng ô nhiễm, cơ sở Hòa Bình đã đầu tư thêm 7 bể lắng, 1 bể điều hòa, 1 bể sục khí, hệ thống khử trùng bằng diệt vi khuẩn khuẩn gây bệnh có trong nước thải trước khi đổ ra bãi đất trống mọc đầy cỏ voi.

 

Theo kết quả phân tích của Trung tâm Đào tạo và phát triển sắc ký, chất lượng nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn nước thải công nghiệp.

 

Trước quyết định đóng cửa Cơ sở chế biến phân bón Hòa Bình, ThS- BS Lê Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Y Tế dự phòng (Sở Y Tế TP.HCM) vừa có công văn gởi UBND thành phố, Sở TN-MT, UBND quận Tân Phú phúc đáp về việc xử lý chất thải phân hầm cầu tại cơ sở này.

Khi cơ sở duy nhất tiếp nhận phân hầm cầu Hòa Bình đóng cửa, "đầu ra" cho loại chất thải này sẽ đi về đâu?

 

Theo Trung tâm y tế dự phòng: "Công ty xử lý chất thải Hòa Bình nhiều năm qua đã góp phần rất lớn trong việc thu gom, xử lý chất thải phân hầm cầu của các hộ dân thành phố tránh được tình trạng các xe chuyên chở phân hầm cầu tuôn đổ xuống ao cá, sông, rạch, ao rau muống làm phát tán mầm bệnh gây dịch bệnh nguy hiểm cho cộng đồng dân cư thành phố vì trong phân người có chứa các vi khuẩn gây bệnh như: ỉa chảy, tả, lị, trực khuẩn, thương hàn, viêm gan siêu vi, bại liệt và ký sinh trùng đường ruột". 

 

Cũng theo kiến nghị của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, trong thời gian chờ cơ sở Hòa Bình di dời, chuẩn bị mặt bằng, trang thiết bị mới tại xã Đa Phước, đề nghị UBND thành phố, Sở TN-MT, UBND quận Tân Phú cho đơn vị này tiếp nhận xử lý chất thải phân hầm cầu đến hết ngày 30/6/2007 nhằm đảm bảo phân hàm cầu có chỗ tiếp nhận an toàn.

 

Nếu khoảng 500m3 chất thải phân hầm cầu/ngày thải đổ xuống ao rau muống, ao cá, sông rạch do các xe hút hầm cầu tháo đổ sẽ dễ lan tràn vào môi trường nước và thực phẩm, có nguy cơ phát triển thành dịch bệnh - Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cảnh báo.

 

"Tồn tại hay không tồn tại?"- là câu hỏi mà các cơ quan chức năng của thành phố phải trả lời trong thời gian sớm nhất.

  • Trần Duy
Ý kiến của bạn?
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,