221
1401
Đô thị
dothi
/xahoi/dothi/
877082
Nhà "chọc trời" sai phép: Càng để lâu, càng khó xử lý!
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Nhà 'chọc trời' sai phép: Càng để lâu, càng khó xử lý!
,

Tình trạng xây nhà “chọc trời” sai phép đang gây bức xúc trong dư luận. Vậy, những ngôi nhà “chọc trời” sai phép sẽ bị xử lý như thế nào? Trao đổi của ông Lê Quang Phú - Chánh Thanh tra xây dựng (TTXD) TP Hà Nội.

>> Những ngôi nhà “chọc trời” sai phép ở Hà Nội

Soạn: HA 986689 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tòa nhà số 4 - Đặng Dung (Hà Nội) này gia chủ xin phép xây 15 tầng nhưng đã tự ý xây trên 20 tầng, song đến nay vẫn không bị “cắt ngọn”.
Ảnh: Tiền phong

Thưa ông, vì sao hiện nay nhiều toà nhà “chọc trời” xây dựng sai phép trên địa bàn Hà Nội lại không được ngăn chặn và xử lý kịp thời? 

- Những công trình có quy mô lớn xây dựng sai phép do chính quyền cơ sở (quận, phường - PV), đã thiếu sự chỉ đạo, đôn đốc để xử lý kiên quyết. Mặc dù giấy phép xây dựng (GPXD) đã được gửi cho lực lượng Thanh tra XD và chính quyền cơ sở để cùng phối hợp giám sát, quản lý, nhưng công tác hậu kiểm còn bất cập, chính quyền cơ sở nhiều nơi đã không kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chủ công trình thực hiện theo GPXD.

Khi có vi phạm cơ quan cấp phép thường xử lý rất chậm. Bên cạnh đó, hiện tượng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm xử lý vi phạm giữa chính quyền cơ sở và TTXD ở một số đơn vị còn diễn ra.

Một số nơi dù đã ra quyết định xử phạt hành chính CTXD vi phạm bằng biện pháp cưỡng chế, nhưng việc tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế không nghiêm.

Theo tôi, không chỉ những công trình sai phép có quy mô lớn mà tất cả những vi phạm trong trật tự xây dựng nếu không kiên quyết, để vi phạm kéo dài thì khó xử lý.

Ngay từ khi phát hiện vi phạm của chủ công trình hoặc khi có ý kiến phản ánh của người dân về vi phạm thì các ngành chức năng phải làm hết trách nhiệm, hết thẩm quyền của mình.

Chẳng hạn, nêu tên chủ công trình vi phạm trên đài phát thanh của phường, hay dán thông báo công khai vi phạm của chủ công trình… thì tôi tin chắc công trình dù lớn đến đâu cũng không dám vi phạm nữa.

Ông Lê Quang Phú.
Ảnh: Tiền phong

Có ý kiến cho rằng, hiện nay các quận, huyện rất lúng túng trong việc xử lý những toà nhà “chọc trời” xây dựng sai phép? Vậy, cơ chế nào để xử lý kiên quyết những tòa nhà “chọc trời” sai phép?

- Việc xử lý các CTXD vi phạm cũng cần phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể. Nhưng cũng phải nói, hiện nay, trong quản lý trật tự xây dựng vẫn còn những tồn tại, hạn chế.

Luật Xây dựng và một số văn bản hướng dẫn dưới Luật ban hành vẫn chưa đồng bộ và kịp thời, một số nội dung của văn bản còn chồng chéo như tại Nghị định 126/2004 và Nghị định 46/2005.

Cụ thể, cơ chế xử phạt CTXD không phép, sai phép tại Nghị định 126 còn quá nhẹ, chế tài buộc thực hiện không có biện pháp đi kèm.

Quan điểm của thành phố là xử lý nghiêm khắc mọi trường hợp vi phạm. Yêu cầu các sở, ngành khi phát hiện có vi phạm xây dựng phải có quyết định và tổ chức buộc tháo dỡ ngay phần xây trái phép, không dùng hình thức xử phạt và không yêu cầu, hướng dẫn chủ đầu tư xin phép bổ sung để chủ đầu tư có thời gian tiếp tục xây dựng, hoàn thiện công trình gây khó khăn cho việc xử lý.

Vậy, tới đây khi tiến hành xử lý những toà nhà “chọc trời” xây dựng sai phép thì kinh phí để xử lý ai sẽ chịu?

Theo Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính thì kinh phí, phí tổn để thực hiện việc cưỡng chế (bao gồm cả nội dung hội họp, tổ chức thực hiện) người vi phạm phải chịu.

Theo Nguyễn Tú (Tiền phong)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,