221
1401
Đô thị
dothi
/xahoi/dothi/
906802
Vành đai 4 Hà Nội sẽ ở đâu?
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Vành đai 4 Hà Nội sẽ ở đâu?
,

(VietNamNet) - Dự án HAIDEP xác định vành đai 4 phần phía nam sông Hồng cơ bản dựa theo hướng tuyến của quy hoạch chung năm 1998, nhưng Bộ GTVT lại đề xuất đẩy ra xa hơn khoảng 3-4km...

Nếu quy hoạch từ 6-8 làn xe, vành đai 4 Hà Nội trong hình dung sẽ như thế này...!? (Ảnh tư liệu)

Báo cáo trước cuộc họp ngày 9/3/2007 tại UBND TP Hà Nội về Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, có một số nội dung còn chưa thống nhất giữa Quy hoạch đang được Bộ GTVT nghiên cứu này với Chương trình phát triển đô thị tổng thể Thủ đô Hà Nội (HAIDEP) do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) lập, trong đó khác nhau nhiều nhất là quy hoạch hạ tầng giao thông Hà Nội đến năm 2020.

Vành đai 4 của Hà Nội phần phía nam sông Hồng (từ Thượng Cát đến phía nam Quốc lộ 1 cũ) được nghiên cứu của HAIDEP xác định cơ bản dựa theo hướng tuyến của Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/6/1998, trong khi nghiên cứu của TEDI (Bộ GTVT) lại đề xuất đẩy ra xa hơn khoảng 3-4km.

Tuy nhiên, đoạn từ sông Hồng đến Quốc lộ 1A mới (Từ Sơn), hướng tuyến của 2 phương án vẫn theo nguyên tắc trên và gặp nhau ở phía tây khu công nghiệp Từ Sơn.

Đoạn nối tiếp từ Từ Sơn đến sân bay Nội Bài, theo HAIDEP - tuyến sẽ nhập với vành đai 3. TEDI lại đề xuất tuyến này tiếp tục đi qua huyện Yên Phong (Bắc Ninh) và khép kín nối với đường 35 tại khu vực thị trấn Nỉ (Sóc Sơn). Còn theo nghiên cứu của Quy hoạch Vùng Thủ đô Hà Nội thì từ Quốc lộ 5, tuyến sẽ đi vòng qua khu vực thị trấn Thuận Thành, qua Thành phố Bắc Ninh (xa hơn phương án do TEDI đề xuất khoảng 6-8km) và khép kín nối với đường 35.

Như vậy, theo đề xuất của HAIDEP, đường vành đai 4 sẽ đi gần với đường vành đai 3. Đoạn phía bắc đường này sẽ đi ở phía nam của sân bay Nội Bài, phân tách Hà Nội với khu vực Sóc Sơn.

HAIDEP đưa ra quy mô của vành đai 4 này là 4 làn xe, nhưng quy hoạch của Bộ GTVT thấy rằng cần thiết phải có từ 6-8 làn xe. Bộ GTVT đề xuất 12 nút giao thông lập thể tại vành đai 4 này (trong tổng số 53 nút nằm chủ yếu trên các đường vành đai và các trục chính trong đô thị), song HAIDEP nhận định cần bố trí 18 nút tại đây.

Vành đai 3 Hà Nội hiện vẫn đang ngổn ngang... còn vành đai 4 thì chưa định rõ hình hài!? (Ảnh: H.H)

Sau khi rà soát lại các nghiên cứu, chính Bộ GTVT tự nhận thấy quy hoạch các nút giao thông của HAIDEP hợp lý hơn so với đề xuất của Bộ, nên tại vành đai 4 đã thống nhất bổ sung thêm 6 nút giao lập thể theo đề xuất của HAIDEP để kết nối với mạng lưới đường hướng tâm (gồm cả cao tốc và quốc lộ).

Song, về một số vấn đề khác liên quan vành đai 4, Bộ GTVT kiến nghị giữ nguyên như quy hoạch Bộ đã và đang nghiên cứu, bởi theo lý giải của Bộ này - hướng tuyến đường vành đai 4 đã được nghiên cứu trong báo cáo nghiên cứu khả thi của tuyến đường này. Theo đó, vị trí tuyến đã có sự thỏa thuận, thống nhất của các tỉnh, huyện nơi tuyến đi qua, trên cơ sở phù hợp với quy hoạch và đặc điểm sử dụng đất cũng như các dự án mà địa phương đang triển khai.

Đặc biệt, việc đề xuất hướng tuyến và vị trí của vành đai 4 này đã xét đến điều kiện giải phóng mặt bằng cụ thể trên từng phân đoạn. Việc phân tách Hà Nội với Sóc Sơn và sân bay Nội Bài được cho là không nên, đồng thời quy hoạch được giữ nguyên sẽ đảm bảo quỹ đất cho phát triển không gian Thành phố Hà Nội về phía bắc.

Dự kiến báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào tuần sau, ''đáp án'' cuối cùng cho vành đai 4 Hà Nội sẽ sớm được quyết định.

  • Tràng An Nguyễn

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,