221
1401
Đô thị
dothi
/xahoi/dothi/
1227593
Vẫn dành 1 triệu m2 "đất vàng" xây sân golf Sóc Sơn
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Hà Nội:
Vẫn dành 1 triệu m2 'đất vàng' xây sân golf Sóc Sơn
,

 - 1.251.000m2 đất tại hai xã Phù Linh và Hồng Kỳ (huyện Sóc Sơn) vốn là đất ở, đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng và cả... đất nghĩa địa vừa được UBND TP Hà Nội quyết định thu hồi xây sân golf.

Diện tích đất thu hồi được xác định bởi các mốc từ 1 đến 59 theo bản đồ xác định ranh giới lập Qui hoạch chi tiết xây dựng sân golf Sóc Sơn và khu dịch vụ bổ trợ (tỉ lệ 1/500) do Viện Qui hoạch xây dựng Hà Nội lập tháng 2/2009.

Quyết tâm

Theo số liệu cập nhật mới nhất, dự án sân golf quốc tế Sóc Sơn này có tổng diện tích chiếm đất khoảng 187,7ha (trong đó 86ha đất nông nghiệp, 45ha đất đồi núi, còn lại là đất quốc phòng, mặt nước, đường dân sinh...) trong Khu du lịch văn hóa - nghỉ ngơi cuối tuần Đền Sóc. Trong 86ha đất nông nghiệp bị lấy vào dự án này, 30ha là đất lúa và hoa màu.

Phía Tây sân golf tương lai giáp đường khu dân cư Hồng Kỳ (ven Núi Nhót); phía Tây Bắc và phía Bắc giáp đường liên thôn ven Núi Một, hồ Tân Yên và khu Trung đoàn Hóa học 86; phía Đông và Đông Nam giáp mương thủy lợi, đường dân sinh ven Núi Dài, Núi Thằn Lằn... Địa thế này của dự án sân golf Sóc Sơn "hội tụ" đủ sơn, thủy lẫn sự thuận tiện giao thông.

đồi

Một trong những quả đồi, gò sẽ "đón" các lỗ golf và khu biệt thự, phụ trợ của Dự án sân golf quốc tế Sóc Sơn (Hà Nội).

Công ty CP Đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư dự án từ 30/7/2008 (chỉ 9 ngày sau khi Bộ KH&ĐT có công văn số 5284/BKH-ĐTNN gửi Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát các dự án có mục tiêu kinh doanh sân golf). 

Lấy tên cũng như "mục tiêu chính" là sân golf với dự kiến xây dựng một sân golf 18 lỗ đạt tiêu chuẩn quốc tế, song được biết dự án này hoạch định cả hệ thống câu lạc bộ, công trình phụ trợ, nhà điều hành... và dĩ nhiên không thiếu biệt thự, với tổng mức đầu tư khoảng 27,1 triệu USD.

Hiện, nhà đầu tư đang trình TP phê duyệt điều chỉnh qui hoạch chi tiết 1/2000 và qui hoạch 1/500, đồng thời phối hợp Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn giải phóng mặt bằng. Quan tâm đến các hộ dân có nhà ở trong phạm vi dự án này, TP Hà Nội chỉ đạo việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và di chuyển những hộ này chỉ thực hiện khi khu tái định cư đã được đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật.

Như vậy, có thể thấy đây là một trong những dự án sân golf lãnh đạo Thủ đô đã tỏ rõ quan điểm tiếp tục cho phép đầu tư xây dựng. Hiện cũng tại Sóc Sơn, cũng 18 lỗ đã có sân golf Hà Nội nằm trên địa bàn xã Minh Trí đã đi vào sử dụng từ 2006, qui mô đầu tư 110,9ha.

... và tiêu tan một ý tưởng

Trên thực tế, cũng như nhiều dự án phải thu hồi đất khác, có hộ dân khi mất ruộng thì lo nhưng không ít hộ tại Sóc Sơn được "cầm một cục" tiền mà khỏi phải cày cấy thấy... mừng!? Ở một khía cạnh khác, dự án kể trên được phép triển khai, Sóc Sơn có thêm một sân golf nhưng lại "đánh mất" một ý tưởng đẹp, hữu ích mà đến nay có lẽ không nhiều người biết...

15 năm trước, Công ty TNHH Kiến trúc & Môi trường (OIKOS Co.Ltd) do kiến trúc sư Trần Thanh Vân làm Giám đốc, đã lên rừng Sóc Sơn với ý định triển khai một dự án kinh tế - xã hội nhằm giúp người nông dân trồng rừng nơi đây xây những mô hình nhà nghỉ kiểu trang trại, tạo một khu kinh tế trang trại, để người nông dân được làm giàu trên đất đai nhà mình.

Mô hình theo ý tưởng của công ty này, trang trại nào cũng có chuồng chăn nuôi, vườn cây ăn trái, mảnh đất trồng rau, hoa... và trang trại nào cũng có đôi ba ngôi nhà nghỉ xinh xắn, được thiết kế đẹp, dựng bằng những vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền để cho dân đô thị đến thuê nghỉ cuối tuần.

Mục tiêu dự án là lấy tiền nhàn rỗi trong dân đô thị để đầu tư cho nông dân trồng rừng tại Sóc Sơn. Nếu khả thi, hàng ngàn liên doanh mi-ni sẽ phát triển để quản lý, chăm chút cho chuỗi khu nghỉ ngơi cuối tuần tuyệt đẹp, vừa bảo vệ cảnh quan vừa phát triển kinh tế du lịch địa phương. 

farm

Mô hình nhà nghỉ kiểu trang trại, kinh tế nông trại kết hợp du lịch sinh thái, bảo vệ rừng từng được một doanh nghiệp tiên phong tại Sóc Sơn đã tiêu tan...

Đầu năm 1995, Công ty OIKOS đem ý tưởng đó bàn bạc với chính quyền và nhân dân xã Phù Linh, đồng thời để tạo sức thuyết phục - doanh nghiệp này quyết định tự bỏ vốn ra làm thí điểm. Sau khi đền bù đất đai hoa màu để nhận trực tiếp quản lý 13ha rừng hợp pháp, OIKOS đã báo cáo ý tưởng xây dựng dự án đến các cấp chính quyền và mua một ngôi nhà sàn diện tích 80m2 về lắp tại khu đồi 8ha ở thôn Vệ Linh, xã Phù Linh.

Theo kiến trúc sư Trần Thanh Vân - nguyên Giám đốc doanh nghiệp này, ngôi nhà cũ kỹ chỉ chiếm 0,1% diện tích đất vừa mới được dựng lên và treo tấm biển TRANG TRẠI, bà con vừa nô nức đến tham quan mô hình thì UBND huyện khi ấy ra lệnh dỡ bỏ.

"Chúng tôi đã viết thư, gửi báo cáo lên Thủ tướng Võ Văn Kiệt và may mắn sau đó ngôi nhà sàn được giữ lại. Ngày 24/6/1995, Văn phòng Chính phủ có công văn gửi Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu xem xét, hướng dẫn công ty chúng tôi lập dự án KT- XH nói trên. Rất tiếc lúc đó Luật Bảo vệ môi trường chưa có, Luật Bảo vệ rừng cũng chưa nên khái niệm kinh tế trang trại còn quá xa lạ. Chúng tôi không "nhận được tín hiệu" gì từ TP Hà Nội còn UBND huyện Sóc Sơn thì đồng ý cho ngôi nhà sàn được tồn tại nhưng phải cất tấm biển TRANG TRẠI đi" - bà Vân cho biết. 

Mười lăm năm trôi qua, những cái không thể xưa kia nay đã trở thành có thể. Sau khi Luật Bảo vệ và Phát triển rừng được Quốc hội thông qua năm 2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Qui chế quản lý rừng, Bộ NN&PTNT hai lần ra Thông tư - thì trong số 20% đất rừng được sử dụng cho hoạt động du lịch sinh thái, có 5% đất được dùng xây dựng công trình kiến trúc và 15% cho hệ thống đường đi, điểm dừng chân, sân bãi để xe...

TIN LIÊN QUAN
Công ty OIKOS kể trên sau 1 thập kỷ rưỡi đã có nữ giám đốc mới, và lại thêm một ý tưởng mới với 13ha rừng doanh nghiệp này đang quản lý hợp pháp: Dành cả quả đồi thông 3ha cạnh Đền Sóc Sơn, cách sân bay quốc tế Nội Bài 7km tặng Hội Kiến trúc sư Việt Nam làm Trại sáng tác Kiến trúc.

Các kiến trúc sư hãy tự vẽ những ngôi nhà thật đẹp và hãy đến tận hiện trường để giám sát thi công, trang trí nội thất theo ý riêng. Mỗi công trình xây xong rất nên có một tấm biển đồng ghi tên tác giả thiết kế và chủ đầu tư công trình "để đời". Mỗi ngôi nhà như vậy sẽ tiêu tốn khoảng 30-40 ngàn euro. Chúng tôi không muốn một người đầu tư độc quyền kinh doanh mà muốn các kiến trúc sư trong ngoài nước cùng sáng tạo. Thiếu đất, chúng tôi sẽ bố trí thêm và tạo mọi điều kiện để tác phẩm của bạn thành hiện thực” – kiến trúc sư Trần Thanh Vân đã phát biểu như vậy tại Hội nghị Kiến trúc sư Quốc tế UIA tổ chức tại Ý năm 2008.

Tuy nhiên, chỉ 5 ngày sau, ngày 30/7/2008, Công ty CP đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội (kể trên) được cấp Giấy chứng nhận đầu tư dự án sân golf quốc tế Sóc Sơn. Đồi thông 3ha ở thôn Vệ Linh theo hoạch định nằm lọt trong khu phụ trợ và biệt thự của sân golf tương lai này. Ý định mang tới cho khu vực liền kề Đền Sóc một không gian kiến trúc êm ả, độc đáo đã không thể hiện thực. Còn Sóc Sơn sắp tới sẽ đón nhận thêm một sân golf không biết đã là sân golf cuối cùng của huyện này hay chưa?!

  • Thoại Mi
,
Item_article_xahoib1
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc

Tôi ko hiểu nước ta xây dựng nhiều sân golf để làm j. Tương lai VN là chỉ ăn - ngủ - rồi chơi golf hay sao? Trong khi bao nhiêu sân golf hiện có không có khách vậy mà Quốc hội vẫn cho xây dựng thêm bao nhiêu cái mới. Để làm gi trong khi dân không còn đất canh tác, không có việc làm? Lại còn vẫn đề môi trường nữa chứ?

,
Thanh Bình, Sơn Tây - Hà Nội, gửi lúc 07/08/2009 15:16:11

Đát nước nghèo, dùng đất của cha ông tổ tiên để lại một cách vung phí, xây nhà lầu tráng lệ, xây sân gôn cho một bộ phận rất nhỏ sử dụng trong khi hang vạn thanh thiếu niên muôn chơi thể thao không có sân. Mai đây dân VN đều leo lên những căn nhà sang trọng ,chọc trời. Đất không còn láy gì mà sống?

,
Văn Đình An, Hanoi, gửi lúc 07/08/2009 14:48:01

Tại sao Hà nội lại cần quá nhiều sân golf như vậy trong khi diện tích đất ấy nên trồng rừng góp phần chống lại sự biến đổi khí hậu. Theo tôi nghĩ đại bộ phận dân Việt Nam chưa có nhu cầu chơi golf, đáng nhẽ ra thành phố phải thu hồi giấy phép của nhiều sân golf khác hoạt động không hiệu quả để dân có đất trồng lúa. Nếu cứ cấp phép rồi lại tiếp tục cấp phép thế này thì không mấy chốc hết luôn cả diện tích trồng lúa, lúc đấy xin hỏi có nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân hay không hay lại tái nghèo!!!!!!!

,
NND, Hanoi, gửi lúc 06/08/2009 23:08:50

Tại sao họ lại xây dựng nhiều sân Golf đến vậy? Với hoàn cảnh kinh tế như hiện nay ai là những người có đủ điều kiện và khả năng để chơi golf? Trong khi đó cần đầu tư nhiều hơn để xây trường học, bệnh viện. Chúng ta nhìn vào thực tế hiện nay ở Hà nội nhất là những Quận nôi thành trong những năm qua có bao nhiều trường học, bệnh viện đã xây mới?, Việc UBND TP Hà nội duyệt các dự án sân Gol, ai là người được lợi?

,
Trịnh Tuấn Kiệt, P125, ngõ 61 lạc trung, Hà nội. , gửi lúc 06/08/2009 20:45:04

Toi rat bat binh ve viec Uy ban nhan dan TP Ha noi lai quyet dinh cap phep lam them mot san golf o Soc Son ngay sau khi Bo kinh te ke hoach co cong van yeu cau ra soat lai cac du an san golf theo chi thi cua Thu tuong va yeu cau cua Quoc hoi. Phat trien nong nghiep ben v­ng va bao ve moi truong sinh thai dang la mot yeu cau cap bach cua Thu do va cua ca nuoc. Da so nguoi dan se huong loi khi thuc hien cac chu truong nay ,dong thoi uy tin nuoc ta cung tang len khi co du luong thuc de "ho tro" cac nuoc. Con xay san golf chi de phuc vu mot thieu so va cang co toi khi vi no ma bo qua cac du an phat trien Nong nghiep ben vung va bao ve moi truong sinh thai nhu kien truc su Tran thanh Van da de nghi.

,
Nguyen ngo Hong, Nguyen Pho Chu tich thuong truc Lien chi hoi Nha bao Buu dien, gửi lúc 06/08/2009 20:41:43
Trang trước 123 Trang sau
,
,


,
,
,
© Báo VietNamNet, số 141 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông.
Số giấy phép: 1285/GP - BTTTT cấp ngày 27/8/2008. Tổng biên tập: Nguyễn Văn Bá
® Ghi rõ nguồn "VietNamNet" khi phát hành lại thông tin từ website này.
,
stats_src.replace("_referrer_", r));