221
1401
Đô thị
dothi
/xahoi/dothi/
1264862
Sợ hãi trên đường cao tốc xịn nhất nước
0
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Sợ hãi trên đường cao tốc xịn nhất nước
,

- Sau những cú “bắn” tốc độ, nhấn hết ga trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương là cảnh các bác tài “cười như mếu” vì xe gặp sự cố. Nhiều tài xế tiết lộ họ sợ đường cao tốc hơn cả là vì xe chở quá tải là bị liền...nổ vỏ, chết máy!

>> Cao tốc xịn nhất nước thành đường đua... tốc độ
>> Hàng loạt sự cố trên đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương

Chở quá tải “sợ” đi cao tốc!

Bên cạnh những tài xế háo hức với đường cao tốc đầu tiên dành cho xe ô tô ở Việt Nam thì các bác tài thường xuyên chở quá tải lại… “sợ” cao tốc! Được biết, quốc lộ 1A đoạn từ TP.HCM về miền Tây qua các tỉnh Tiền Giang, Long An… có mật độ phương tiện rất lớn. Trong đó chiếm phần không nhỏ là các xe vận chuyển hàng hóa từ miền Tây lên Sài Gòn và ngược lại.

Và tình trạng xe chở quá tải trên tuyến quốc lộ này trở nên phổ biến. Một tài xế chạy xe container lâu năm tiết lộ hầu hết các xe container, xe tải chở hàng hóa nặng như sắt, thép, đá… đều chở gấp đôi, gấp ba tải trọng cho phép. Chẳng hạn xe container một đầu kéo sẽ chở khoảng 28 tấn và container 2 đầu kéo chở ít nhất trên 50 tấn. Trong khi đó, cầu đường ở Việt Nam chỉ cho phép xe có tổng tải trọng không quá 30 tấn lưu thông.

cuuu.jpg

Trung bình mỗi ngày có khoảng 20 trường hợp xe ô tô gặp sự cố trên đường cao tốc. Và các bác tài thường xuyên chở quá tải, xe cũ... "sợ" không dám lưu thông trên cao tốc. Ảnh: Thái Phương

“Xe quá tải chạy đường bình thường còn sợ bị nổ vỏ, nổ lốp huống chi là chạy trên cao tốc! Chưa kể xe cũ, lốp mòn thì có cho tiền cánh tài xế cũng không dám chạy trên cao tốc” - anh H., tài xế xe container thừa nhận.

Cùng với nỗi “sợ” cao tốc của cánh tài xế chở quá tải là nỗi khổ “cười như mếu” trên cao tốc khi gặp sự cố. Chiều 24/2, xe 83L… bị sôi nước làm chết máy tại Km33 khi tài xế đang trên đường từ Sóc Trăng về Sài Gòn. Sau khi xe được đội cứu hộ kéo về chốt, anh Trung hoang mang không biết làm sao xử lý chiếc xe Huyndai này về quận 6 để sửa.

“Phụ tùng của Huyndai rất khó kiếm, tôi phải mang về gara ở quận 6 chứ không thể sửa dọc đường được” - anh Trung than. Sau một hồi loay hoay với chiếc xe nằm chết bên đường, anh Trung đành nhờ nhân viên tại chốt tuần tra điện thoại thuê người đến kéo xe về thành phố với giá gần 1 triệu đồng.

Cùng cảnh ngộ, anh Ngô Minh Hiển từ Cà Mau lên TP.HCM cũng phải đứng đường khi xe ô tô của anh bị nổ vỏ tại Km22 trên cao tốc. “Chưa kịp vui vì chạy tuyến cao tốc đẹp như mơ băng qua đồng ruộng mênh mông ở Tiền Giang thì chiếc xe của tôi phải tấp vội vào lề đường vì nổ lốp” - anh Hiển nói.

Ghi nhận của PV VietNamNet rất nhiều xe phải ‘nằm đường” chờ lực lượng cứu hộ đến kéo xe về chốt trung tâm. Ban ngày xe qua lại đông còn đỡ, ban đêm nhiều đoạn cao tốc chưa lắp đặt đèn đường, một mình một xe “chơ vơ” giữa cao tốc, hai bên mênh mông thì chỉ có nước… khóc, một tài xế bộc bạch.

Xe bảo dưỡng, kiểm tra thường xuyên không lo sự cố

Trung bình mỗi ngày có khoảng 20 trường hợp xe ô tô gặp sự cố trên cao tốc như nổ vỏ, sôi nước làm chết máy… Và đến nay, hơn 300 trường hợp xe ô tô bị nổ vỏ, chết máy giữa đường. Theo ông Nguyễn Huy Thao, Giám đốc Trung tâm quản lý đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương, tốc độ tối đa cho phép xe chạy trên cao tốc là 100km/h nhưng nhiều tài xế nhấn ga lên 120km/h, thậm chí 150km/h… thử hỏi sao không nổ vỏ, gặp sự cố!

Còn ông Ngô Ngọc Sơn, Phó Phòng Kiểm định xe cơ giới - Cục Đăng kiểm Việt Nam cho rằng công tác bảo dưỡng định kỳ phương tiện của các tài xế dường như bị “bỏ quên”. Chính vì thế, sự cố xảy ra trên cao tốc có nguyên nhân từ việc chủ xe không thực hiện việc bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ thường xuyên xe của mình.

Đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương được đưa vào khai thác tạm thời nhằm "chia lửa" giao thông cho quốc lộ 1A đang quá tải. Các tài xế chạy đúng tốc độ quy định và bảo trì, bảo dưỡng kiểm tra xe thường xuyên sẽ không lo gặp sự cố khi lưu thông. Ảnh: Thái Phương

Chỉ khi đường cao tốc dành cho xe ô tô chạy với tốc độ cao đưa vào sử dụng, những khuyết điểm trên mới bộc lộ. Vì vậy, cần thay đổi tư duy của người sử dụng xe là phải bảo dưỡng thường xuyên, trước khi xe lăn bánh cần kiểm tra đèn còi, bình ắc quy, bình nước xem còn hay không?..

Theo tìm hiểu của chúng tôi nguyên nhân xe gặp sự cố trên cao tốc phần lớn do nổ vỏ, sôi bình nước làm chết máy. Sôi nước có nhiều lý do như thiếu nước trong bình, dây curoa của nước làm mát quá căng hoặc trùng… và khi chạy trên cao tốc với tốc độ cao, thời gian dài sẽ không tránh khỏi sự cố, ông Sơn giải thích.

Hàng loạt sự cố xảy ra phần lớn do người đi đường chưa hiểu hết, nắm rõ các yêu cầu kỹ thuật dành riêng cho xe ô tô khi lưu thông trên cao tốc . Vì vậy, thời gian tới các sự cố này sẽ giảm nhiều khi tài xế có kinh nghiệm đi trên cao tốc, ý thức được tầm quan trọng của việc bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ phương tiện” - lãnh đạo phòng Kiểm định xe cơ giới nhận định.

Liên quan đến hàng loạt xe chạy quá tốc độ, đua nhau nhấn ga trên cao tốc, ông Thao cho biết trong thời gian tới sẽ phối hợp với lực lượng CSGT “bắn” tốc độ các xe chạy trên cao tốc. Đồng thời, hệ thống camera quan sát sẽ được lắp đặt suốt tuyến cao tốc để phát hiện xe vi phạm và thông báo cho CSGT xử lý.

“Đây là tuyến cao tốc đầu tiên dành cho xe ô tô đưa vào khai thác tạm thời, nỗ lực của ngành giao thông nhằm “chia lửa” lưu lượng xe đang quá tải trên quốc lộ 1A. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ hoàn thiện các hạng mục còn lại để đường cao tốc phát huy hiệu quả cao nhất” - ông Thao nói.

Được biết toàn tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương còn 15 hạng mục đang thi công, hoàn thành vào năm 2011. Trong đó, hai trạm dịch vụ kỹ thuật sẽ đưa vào sử dụng cuối năm 2010 giúp các xe gặp sự cố sửa chữa tại chỗ chứ không phải kéo về thành phố như hiện nay.

• Thái Phương

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,