221
1401
Đô thị
dothi
/xahoi/dothi/
1288179
Vẫn còn khả năng xảy ra dư chấn động đất
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Vẫn còn khả năng xảy ra dư chấn động đất
,

  - Trong những ngày tới, khu vực tâm chấn động đất tại vùng biển Phan Thiết- Bình Thuận vẫn có khả năng xảy ra tiếp tục bởi dải đứt gãy kinh tuyến 109 độ Đông vẫn đang hoạt động.

TIN LIÊN QUAN

Không tạo ra sóng thần

Sau trận động đất ở Bình Thuận lan truyền các chấn động đến TP.HCM, Vũng Tàu, hiện Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần đang tiếp tục quan trắc, theo dõi sát dải đứt gãy kinh tuyến 109 độ Đông trên vùng biển Bình Thuận – Vũng Tàu.  

Tâm chấn động đất xảy ra sáng 23/6. Đồ họa: Vy Anh
Tâm chấn động đất vùng biển Phan Thiết- Bình Thuận xảy ra sáng 23/6. Đồ họa: Vy Anh

Chiều 23/6, TS Lê Huy Minh, Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý địa cầu cho biết trận động đất 4,7 độ richter ở ngoài biển Bình Thuận (đảo Phú Quý, cách đất liền khoảng 150km) xảy ra sáng 23/6 đã gây chấn động lan truyền đến TP.HCM và Vũng Tàu.

Trận động đất xảy ra ở tọa độ 10,5 vĩ độ Bắc, 109 độ kinh đông ngoài khơi vùng biển Phan Thiết, trong hệ thống đứt gãy kinh tuyến 109 độ Đông (khu vực vùng biển Bình Thuận - Vũng Tàu). Trước đó năm 2005 và 2007, khu vực này từng xảy ra động đất có cường độ 5,1 và 5,5 độ richter.

Trận động đất năm 2007 khiến người dân hoảng loạn chạy xuống đường (ảnh minh họa VNN)

“Trong những ngày tới, khu vực tâm chấn động đất này vẫn có khả năng xảy ra tiếp tục bởi dải đứt gãy kinh tuyến 109 độ Đông này vẫn đang hoạt động. Tuy nhiên, cường độ các trận động đất nếu tiếp tục xảy ra không thể vượt quá 5,5 độ richter nên sẽ không nguy hiểm đến đất liền ngoài các dư chấn, chấn động lan truyền” - Giáo sư Nguyễn Đình Xuyên, Viện địa lý địa cầu khẳng định.

Do động đất xảy ra ngoài biển và có cường độ trung bình 4,7 độ richter nên không gây thiệt hại trên đất liền và không tạo ra sóng thần. Hiện vẫn chưa có thống kê về thiệt hại do ảnh hưởng của trận động đất.

Theo TS Lê Huy Minh, với chấn động cấp 4, các tòa nhà cao tầng ở TP.HCM có hiện tượng rung lắc, bàn ghế dịch chuyển là bình thường.

Một số người ở trong các tòa nhà cao tầng có thể hoảng loạn, sợ hãi vì chấn động do trận động đất gây ra. “Tuy nhiên không nên quá hoảng sợ mà la hét, chen chúc nhau chạy xuống đường sẽ tạo tâm lý sợ hãi lan truyền đến người khác. Thực tế các chấn động do ảnh hưởng từ trận động đất này không nguy hiểm” - TS Minh nói.

Nhân viên nhiều tòa nhà cao tầng ở TP.HCM giật mình vì chấn động của trận động đất sáng nay ngoài biển Bình Thuận. Ảnh: Thái Phương

Chưa có trạm quan trắc động đất

Theo Viện Địa lý địa cầu, với các trận động đất từ 3,5 độ richter trở lên Trung tâm thông tin và đo đạc động đất đều phải ghi nhận, theo dõi kỹ.

Liên quan đến việc theo dõi tình hình động đất, ông Phan Minh Tân, Phó Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ TP.HCM cho biết khu vực phía Nam hiện chưa có các trạm quan trắc động đất.

Mới đây, Viện Vật lý địa cầu đang nghiên cứu thiết kế các trạm quan trắc động đất ở một số tỉnh như Đồng Nai, Tây Ninh, An Giang… Nếu hoàn thành, các trạm quan trắc động đất này sẽ cho số liệu nghiên cứu chính xác các dư chấn động đất, cảnh báo cho người dân.

Về phía huyện đảo Phú Quý, nơi tâm chấn của trận động đất 4,7 độ richter, ông Huỳnh Văn Hưng, Chủ tịch huyện đảo Phú Quý, Bình Thuận cho biết do trận động đất xảy ra ngoài khơi nên may mắn không ảnh hưởng đến tài sản của người dân.

  • Thái Phương
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,