221
1405
Lao động
laodong
/xahoi/laodong/
897670
Cánh cửa hẹp xuất khẩu lao động sang Mỹ
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Cánh cửa hẹp xuất khẩu lao động sang Mỹ
,

Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM vừa cho biết: Chính phủ Mỹ và Việt Nam chưa ký bất kỳ một thỏa thuận nào về xuất khẩu lao động. Mỹ cũng không làm việc với tổ chức môi giới hay xuất khẩu lao động nào tại Việt Nam mà sẽ làm việc trực tiếp với từng người, từng hồ sơ. Ngoài phí làm visa sẽ không thu bất cứ thứ lệ phí nào khác...

 

> Sắp xuất khẩu lao động sang Mỹ

 

Theo bà Mary Ann Russell - Trưởng đại diện Phòng Di trú và nhập tịch Mỹ tại TP.HCM, hiện có 2 loại visa lao động có thể có liên quan đến người lao động Việt Nam là H1 và H2.

 

Soạn: HA 1030241 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Công nghệ thông tin - lĩnh vực các công ty Mỹ đang "khát" lao động cấp cao. Ảnh: Thanh Niên

H1 là loại dành cho những người lao động có chuyên môn và khả năng đặc biệt như chuyên gia máy tính, nhà nghiên cứu... Loại H2 lại chia ra làm 2 loại là H2A dành cho đối tượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và loại H2B cho lĩnh vực ngoài nông nghiệp. Nhưng loại H2 chỉ dành cho đối tượng làm theo thời vụ, visa được cấp là loại ngắn hạn, tối đa là 1 năm.

 

Quy trình để một người lao động nước ngoài vào Mỹ làm việc khá phức tạp. Đầu tiên, người sử dụng lao động phải chứng minh với Bộ Lao động Mỹ là họ đã cố gắng trong một thời gian dài nhưng không tuyển dụng được người lao động tại chỗ.

 

Chẳng hạn chỉ ra cho Bộ Lao động Mỹ thấy là họ đã đăng báo quảng cáo nhiều lần... Sau đó người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho Bộ Lao động Mỹ xin "nhập khẩu" nguồn lao động từ nước ngoài.

 

Soạn: HA 1030245 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Jeffrey. Ảnh: Thanh Niên

Bà Mary nhấn mạnh: "Trên hồ sơ, người tuyển dụng lao động phải ghi rõ cả tên họ, địa chỉ người lao động, khai rõ kiến thức, kỹ năng lao động của những người mà họ cần. Đồng thời phải chứng minh rằng mức lương trả cho người lao động nước ngoài cũng tương đương người trong nước...".

 

Sau khi xem xét thấy hợp lý, Bộ Lao động Mỹ sẽ cấp giấy chứng nhận có mã số là I129. Nhà tuyển dụng sẽ nộp giấy chứng nhận này cho Sở Di trú, cơ quan này sẽ xác định loại lao động nào phù hợp để cấp visa phù hợp theo loại H1 hay H2...

 

Ông Jeffrey C.Schwenk - Trưởng bộ phận lãnh sự, Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM khẳng định: "Hồ sơ phải ghi rõ ràng tên từng cá nhân, chúng tôi không làm việc với bất kỳ cơ quan, tổ chức tuyển dụng lao động nào tại Việt Nam".

 

Nước Mỹ "khát" lao động cấp cao

 

Trong tài khóa 2007, Chính phủ Mỹ sẽ cấp 65.000 visa nhập cảnh loại H1B cho những lao động tay nghề cao (highly skilled worker) cộng thêm 20.000 visa H1B để thu hút nhân tài từng tốt nghiệp các khóa sau đại học ở Mỹ (như MBA chẳng hạn). Thời hạn nhận đơn bắt đầu từ 1.4.2007.

 

Hiệp hội Kỹ thuật thông tin Mỹ (ITAA) được các "đại gia" như IBM, Microsoft, Intel... hậu thuẫn, đang vận động hành lang Quốc hội Mỹ để mở rộng diện visa H1B nhằm gia tăng tính cạnh tranh của Mỹ. ITAA cho rằng, Quốc hội Mỹ cần gia tăng nỗ lực trong việc tiến hành các hiệp định tự do mậu dịch (FTA) song phương với những quốc gia được xem là những thị trường tăng trưởng "nóng" (hot new growth market) trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật, đặc biệt là Việt Nam và Peru.

 

Lê Đình Bì (từ Mỹ)

Về thủ tục tại Việt Nam, ông P.Matthew Gillen, lãnh sự phụ trách thị thực không di dân cho biết, thủ tục làm visa không có gì khác hơn so với loại visa du lịch.

 

"Sở Di trú sẽ chuyển hồ sơ cho các cơ quan đại diện ở nước ngoài, chúng tôi sẽ xem xét từng hồ sơ sau đó hẹn phỏng vấn. Bộ hồ sơ chỉ khác hơn ở chỗ có thêm giấy I129. Điều quan trọng là người đi lao động phải chứng minh rõ ràng cho thấy họ sẽ quay về lại Việt Nam sau khi hết thời gian lao động ở Mỹ".

 

"Báo chí gần đây nói người lao động có thể xin trở thành thường trú nhân, hay thẻ xanh... sau thời gian làm việc tốt ở Mỹ. Tôi dám chắc không có chuyện này. Hai sự việc hoàn toàn tách bạch với nhau nên sẽ không có chuyện xem xét nào như thế", ông Matthew nhấn mạnh.

 

Ông Jeffrey thêm: "Nói chung thì ai cũng có thể xin thường trú nhân, nhưng chúng tôi xem xét sự việc một cách độc lập với nhau. Giữa "đi lao động" với "thường trú nhân" chẳng có quan hệ gì với nhau cả".

 

Vậy có cơ hội nào cho người lao động Việt Nam sang Mỹ làm việc? Cách trả lời của 3 quan chức Mỹ cho thấy cánh cửa dành cho lao động Việt Nam là rất hẹp.

 

"Chúng tôi không quyết định thị trường lao động nào mà do người sử dụng lao động quyết định. Hiện nay đa số họ sử dụng nguồn lao động từ Mexico hay Trung và Nam Mỹ. Có thể về kỹ năng thì người Việt Nam không hề thua kém, nhưng xét ở khía cạnh kinh tế thì họ khó có thể sang tận châu Á để tuyển dụng lao động vì chi phí vận chuyển cao", ông Jeffrey chia sẻ.

 

(Theo Thanh Niên)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,