,
221
10361
Melamine
melamine
/xahoi/melamine/
1129459
Sản xuất gạch từ sữa độc không khả thi
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
,

Sản xuất gạch từ sữa độc không khả thi

Cập nhật lúc 23:03, Thứ Hai, 17/11/2008 (GMT+7)
,

Trung Quốc đề xuất xử lý sữa nhiễm melamine bằng cách đóng thành gạch rẻ hơn 70% so với đem đốt. Song theo Viện Vật liệu xây dựng VN, loại "gạch sữa"này quá đắt so với gạch nung.

Biến sữa thành gạch… giá cao

Trong khi các ngành chức năng Việt Nam đang loay hoay phương án xử lý sữa nhiễm melamine thì giới nghiên cứu tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) lại đưa ra ý tưởng khá táo bạo: Dùng sữa melamine để đóng gạch hoặc trộn vào xi măng.

Có thể sản xuất gạch từ sữa nhiễm melamin nhưng không khả thi

Trưởng phòng Kế hoạch kỹ thuật xây dựng (Viện Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng) Kỹ sư Nguyễn Hữu Lợi cho biết: “hoàn toàn có thể sử dụng sữa nhiễm melamine để sản suất gạch nhưng nếu dùng cách này giá thành viên gạch sẽ cao lên nhiều.

"Nếu chuyển qua phương án làm xi măng, chưa thể khẳng định đạt chất lượng vì rất có thể tạp chất trong sữa (các axit hữu cơ) sẽ ngăn cản quá trình đóng rắn của xi măng”, KS Lợi cho biết thêm.

Một chuyên gia khác phân tích: Nếu xét trên góc độ kinh tế, dùng sữa nhiễm melamine để làm gạch sẽ phải đầu tư dây chuyền công nghệ. Trong khi lượng sữa và các sản phẩm sữa nhiễm melamine cần tiêu hủy tại Việt Nam chỉ 700 tấn, trong đó 380 tấn sữa bột, không đủ nguyên liệu để sản xuất lâu dài.

Ngoài ra, lượng melamine có trong sữa rất ít, khi dùng để làm phụ gia cần phải nghiên cứu một công nghệ để khử các tạp chất để gạch đạt đến độ cứng, chịu nhiệt. Do vậy, ý tưởng sản xuất gạch từ melamine không khả thi.

“Gạch là loại vật liệu thông thường, điều cốt yếu người ta hướng tới là tính bền và giá rẻ. Do vậy không ai nghĩ đến chuyện dùng sữa nhiễm melamine để làm gạch vì phải thêm nhiều công đoạn nghiên cứu xử lý khác, tốn kém”, ông Trần Văn Huynh, Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, khẳng định.

Nhìn ở góc độ môi trường, TS Nguyễn Khắc Kinh, Vụ trưởng Vụ thẩm định và đánh giá tác động môi trường, Bộ Tài nguyên & Môi trường, nhận định: Không nên nghĩ đến phương án dùng sữa nhiễm melamine để làm gạch vì đã gọi là tiêu hủy chất độc mà vẫn để đọng ở gạch là không nên. Cách tốt nhất vẫn là đốt trong lò xi măng.

Tiêu hủy trong lò xi măng

Trước đó, ngày 5/11, Bộ Tài nguyên môi trường có văn bản gửi Bộ Y tế, trong đó đưa ra ba phương án tiêu hủy sữa và các sản phẩm sữa nhiễm melamine trong các nhà máy xi măng lò quay và đưa vào làm nguyên liệu tại các bể thu hồi khí metan có dung lượng lớn (bể biogas).

Các doanh nghiệp có sản phẩm nhiễm melamine có trách nhiệm liên hệ với các chủ hệ thống tiêu hủy, ký kết hợp đồng và chuyển giao nguyên liệu đến nơi tiêu hủy.

Theo PGS TS Bùi Cách Tuyến, Phó tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên & Môi trường, cả ba phương án nói trên đều khả thi và tận dụng được công nghệ trong nước. Dự kiến trong tuần này sẽ có kết luận của Bộ Y tế, trả lời Bộ Tài nguyên & Môi trường về việc lựa chọn một phương án phù hợp.

Kỹ sư Nguyễn Hữu Lợi nêu ý kiến: Cách tốt nhất là tiêu hủy sữa nhiễm melamine trong lò xi măng. Khi tiêu hủy trong lò xi măng, sữa sẽ triệt tiêu hoàn toàn các chất độc. Người ta sẽ dùng sữa trộn vào trong các xilo bùn (với lượng khoảng 8-10% so với tỷ trọng bùn), quá trình cháy ở nhiệt độ cao chỉ tạo hai khí CO2 và H2O. Quá trình cháy còn bổ sung nhiệt lượng cho xi măng, hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến thiết bị cũng như sản phẩm của các nhà máy xi măng.

  • Theo Bích Ngọc/Đất Việt
,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
Quảng cáo
,
,
,