221
454
Pháp luật
phapluat
/xahoi/phapluat/
462020
Oan 10 năm vừa giải, oan mới lại đến
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Bài 2:
Oan 10 năm vừa giải, oan mới lại đến
,

(VietNamNet) - Khi nỗi oan khuất tù đày được giải thì họ lại phải đối diện với một nỗi oan khác, nỗi oan trong việc đòi bồi thường...

   

Bà Lê Thị Kim Tuyến, vợ ông Giang tại căn nhà trọ.

Trốn lệnh truy nã để kêu oan

 

Trong thời gian điều tra, truy tố, xét xử chồng và chị, bà Tuyến trốn được ở bên ngoài đã liên tục làm đơn kêu oan gửi đến các nơi. Hành trình kêu oan của kẻ có lệnh truy nã đầy gian truân vất vả. Những dòng lệ ngấn dài trên khóe mắt bà Tuyến khi hồi tưởng về những ngày trốn chui trốn nhủi kiếm sống qua ngày và lén kêu oan cho chồng, chị mình.

 

Tiền lời kiếm được từ những trứng hột vịt lộn bà gom góp được đều dồn vào mua quà nhờ người vào trại giam Chí Hòa thăm nuôi chồng, chị. Những khi nguy cơ bị phát hiện, bị bắt, bà Tuyến chạy đến nhà một người bạn làm ở VKS Quân khu 7 tá túc. Nhờ sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và ý chí sắt đá bằng mọi giá phải minh oan cho chồng, chị và chính bản thân mình, bà Tuyến quyết lặn lội ra Hà Nội để kêu oan. Sự kiên trì và lòng quyết tâm đã cho bà cơ hội được tiếp kiến Chánh án TAND Tối cao Phạm Hưng sau nhiều ngày chầu trực trước cửa phòng làm việc của ông. Thế nhưng, cuộc hẹn mà bà Tuyến mòn mỏi trông chờ để được trình bày với nguyên Chánh án Phạm Hưng lại bị hoãn do bác Hưng đi công tác miền Nam đột xuất.

 

Bài 1:
Vụ án hơn 10 năm về trước: Nỗi oan tày trời!

(VietNamNet) – Sau 2.000 ngày bị bắt giam oan họ đã được giải oan. Thế nhưng, sau hơn 10 năm “cay đắng” họ lại có nguy cơ bị oan thêm một lần nữa…

Thế là tất cả niềm tin, sự hy vọng được giải bày nỗi oan khuất với người có thẩm quyền cao nhất của ngành tòa án đã sụp đổ. Tự sát, ý nghĩ này đã xuất hiện trong tâm trí bà Tuyến khi rời khỏi phòng làm việc bác Hưng. Đang chìm ngập trong sự chán chường, tuyệt vọng, bà Tuyến như người chết đuối giữa biển khơi vớ được phao khi người thư ký của Chánh án Phạm Hưng gọi lại thông báo rằng, vụ việc của bà đã được ông Chánh án chỉ đạo cho Phó chánh án lúc bấy giờ là ông Trịnh Hồng Dương giải quyết.

 

Sau 3 ngày gặp được Phó chánh án trình bày nỗi oan, bà Tuyến được cán bộ phòng tiếp dân TAND Tối cao thông báo vụ việc của gia đình bà đã được xem xét tỉ mỉ và VKSND Tối cao đã có kháng nghị tái thẩm.

 

Đồng thời vào giữa năm 1992, Công an tỉnh Đồng Tháp có công văn gửi cho TANDTC và VKSNDTC đề nghị giải quyết lại vụ án ông Giang - bà Tuyến vì có căn cứ xác định ông Giang, bà Loan bị kết tội oan. Theo công văn này, tháng 4/1991, Công an tỉnh Đồng Tháp khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Đỗ Văn Hưng, thời điểm đó là Phó trưởng công an huyện kiêm Giám đốc XNCBNSXK Cao Lãnh thì mới xác định được việc công an Cao Lãnh báo cáo vợ chồng ông Giang nợ 300 triệu là bịa đặt mà thực chất đơn vị này trong quá trình hợp tác làm ăn còn thiếu lại bà Tuyến hơn 34 triệu đồng. Công an huyện Cao Lãnh còn buộc bà Tuyến ký một số giấy tờ không đúng sự thật, vu cáo cho vợ chồng bà với công an TP.HCM. Vì tin vào báo cáo của Công an huyện Cao Lãnh nên Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Giang, bà Loan. Từ tình tiết mới này, VKSNDTC kháng nghị tái thẩm vụ án theo hướng bà Loan, ông Giang, bà Tuyến, ông Ngân không phạm các tội danh đã bị qui kết.

 

Ngày 27/5/1993, Ủy ban Thẩm phán TANDTC ra quyết định tái thẩm và hủy toàn bộ án sơ thẩm, phúc thẩm, giao hồ sơ cho VKSNDTC kiểm tra, xem xét lại hồ sơ vụ án. Sau đó ngày 4/4/1994, VKSND TP.HCM ra quyết định đình chỉ điều tra, trả tự do cho ông Nguyễn Trường Giang và bà Lê Thị Tuyết Loan.

 

Công việc kiếm cơm qua ngày của bà Loan.

Tan nát một gia đình

 

Câu chuyện giữa bà với chúng tôi nhiều lần bị ngắt quãng bởi những tiếng nấc nghẹn ngào của một phụ nữ đã trải qua quá nhiều biến cố trong cuộc đời, tưởng chừng như không thể nào gượng dậy nổi. Trước ngày xảy ra vụ án, gia đình bà là một trong hai gia đình giàu nhất tỉnh Đồng Tháp. Thế nhưng, từ khi bị một số cán bộ có chức quyền của Công an huyện Cao Lãnh lúc đó vu cáo dẫn đến việc gia đình bà bị khởi tố bắt giam, đến nay anh em bà mỗi người lưu lạc một nơi làm thuê kiếm sống, gia đình tan nát.

 

Lẽ ra, khi bà Loan, ông Giang rời trại giam Z30D trở về với đời thường thì đó là ngày đoàn tụ, ngày vui nhất trên đời của đại gia đình họ. Thế nhưng, họ chẳng có tâm trí nào để vui. Nhà cửa, ruộng vườn không còn; chòm xóm, láng giềng xầm xì miệt thị… Niềm vui ngày hội tụ đã thay cho nỗi buồn chia xa, mỗi người mỗi ngả trốn chạy miệng thế gian.

 

Tiếp chuyện với chúng tôi vào chiều ngày 16/6/2004 tại căn nhà đang ở nhờ người cháu trên đường Lê Thị Bạch Cát, quận 11, TP.HCM, bà Loan vẫn chưa hết kinh hoàng khi nhắc lại chuyện cũ. Khi bà bị giam 2 năm 8 tháng, ông Giang bị giam 3 năm 2 tháng, đã liên tục kêu oan nhưng không một ai đoái hoài tới. Bà bị giam mà lúc nào trong lòng cũng như lửa đốt, vì ở ngoài còn mấy đứa con bà đang tuổi 16-17, sợ chúng không có người chăm sóc, dạy dỗ mà làm chuyện dại dột thì bà có lỗi lớn. Bà kể mỗi đêm khi nằm trong trại, nghe có người mới bị bắt vào là cả đêm không ngủ được, cứ nơm nớp sợ không biết có phải con mình không. Khi dò la biết không phải con mình, lúc đó trong lòng bà mới yên tâm đôi chút. Cứ thế tâm trạng của bà diễn ra trong suốt gần 3 năm trời ở trại giam cho đến ngày được minh oan.

 

Chưa dừng lại ở đó, khi bà Loan và ông Giang được minh oan, ra ngoài chưa bao lâu thì Công an Đồng Tháp lại bắt bà Tuyến vì liên quan đến vụ án này. Thế là bà vợ chồng bà Loan - ông Giang lại vừa nuôi dạy các con vừa lại phải thay bà Tuyến trông nom các cháu. “Họa vô đơn chí”, bà Tuyến bị bắt chưa bao lâu, với những biến cố quá lớn trong cuộc đời cha và mẹ của bà đã suy sụp hoàn toàn và không thể gượng dậy nổi. Hai cụ ông cụ bà lần lượt ngã bệnh rồi tạ thế chỉ trong vòng một năm (từ giữa 1995 đến giữa 1996).

 

Mồ cha mẹ chưa xanh cỏ, chị em bà lại bị một số người có thế lực buộc ép phải giao nhà đang ở để cấn trừ nợ cho vụ án mà bà Tuyến đang bị khởi tố. Trong khi theo bà Tuyến, số tiền lúc đó Công an huyện Cao Lãnh còn thiếu bà (có sổ sách) lên đến gần 200 triệu đồng. Số tiền này dư trả cho các chủ nợ khác nhưng không được công an huyện trả để gia đình bà thanh toán. Họ buộc bà phải giao nhà, còn việc nợ nần này được tính sau. Và theo lời bà Tuyến, đến nay sau nhiều năm đi đòi thì mọi việc vẫn rơi vào vòng im lặng đáng sợ.

 

Mất cha mẹ, mất nhà, anh chị em bà mỗi người một nơi, làm thuê làm mướn kiếm sống qua ngày. Ông Giang vào khu Đồng Tháp Mười ai mướn gì làm nấy. Không may, trong một lần tuốt lúa, ông đã bị trục máy tuốt chặt đứt cánh tay. Còn bà Loan, lên TP.HCM tá túc nhà người cháu, hàng ngày đi ở thuê mỗi tháng kiếm vài ba trăm ngàn đồng nuôi con. Đến nay, theo bà Loan, gia đình đã dần gượng dậy nhưng khó khăn, vất vả vẫn luôn thường trực.

 

Đoạn trường đòi bồi thường còn lắn gian nan!

 

Áp dụng Nghị quyết 388 để giải quyết bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp bị oan

1. Nghị quyết này được áp dụng để giải quyết bồi thường thiệt hại đối với những người thuộc các trường hợp quy định tại Điều 1 của Nghị quyết này mà có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật từ ngày 1/7/1996 của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó bị oan.

2. Đối với những người thuộc các trường hợp quy định tại Điều 1 của Nghị quyết này mà có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật trước ngày 1/7/1996 của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó bị oan mà đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại của người bị oan hoặc thân nhân của người bị oan đã được cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự tiếp nhận trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực nhưng chưa giải quyết hoặc đang giải quyết, thì áp dụng Nghị quyết này để giải quyết.

3. Đối với những người bị oan đã được bồi thường thiệt hại trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thì không áp dụng Nghị quyết này để giải quyết.

(Trích Điều 18 Nghị Quyết 388/2003/NQ-UBTVQH11)

Cha con ông Giang trong căn chòi ở Đồng Tháp Mười.

Theo lời trình bày của bà Loan, cho đến tận bây giờ bà và ông Giang chỉ nhận được kháng nghị tái thẩm và quyết định đình chỉ điều tra bị can, còn quyết định tái thẩm không thấy ai gửi cho gia đình bà. 

 

Với những biến cố quá lớn trong đời, bà cho biết khi được thả ra không còn tâm trí đâu để đi đến các cơ quan chức năng nhờ hướng dẫn xem vụ việc sẽ được giải quyết như thế nào. Và khi nhận được quyết định đình chỉ điều tra bị can, cán bộ của VKSND TP.HCM cũng không giải thích cho bà biết là bà bị oan nên được đình chỉ điều tra. Sau khi được thả, ông Giang có làm đơn gửi đến các cơ quan tiến hành tố tụng khiếu nại việc ông và bà Loan bị bắt giam, xét xử oan. Thế nhưng, đáp lại họ chỉ là sự im lặng đến lạnh lùng của các cơ quan tiến hành tố tụng đã hàm oan cho họ.

 

Gần đây, nghe nói có nhiều trường hợp oan sai tương tự như bà đã được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và còn được giải oan (công khai xin lỗi tại địa phương), bà Loan, ông Giang lại làm đơn gửi TANDTC và Tòa phúc thẩm TANDTC tại TP.HCM yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên trường hợp của bà Loan lại một lần nữa có nguy cơ bị oan. Bởi theo Nghị quyết 388 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bồi thường cho người bị oan thì lấy ngày bộ luật dân sự có hiệu lực thi hành (1/7/1996) làm mốc xác định những trường hợp bị oan được bồi thường. Với những trường hợp bị oan trước đó nhưng đã có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại mà chưa được giải quyết thì vẫn được bồi thường. Tuy nhiên, những trường hợp này phải có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại trước đó nếu không sẽ không được bồi thường.

 

Bao lần liên hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng là bấy nhiêu lần họ bị từ chối. Khi thì cơ quan này ''đá'' cho cơ quan nọ, khi thì họ viện dẫn điều này, luật nọ làm khó người khiếu nại. Bà Loan nghẹn ngào: “Phải chi tôi đòi bạc tỉ cho can. Chỉ có hơn 80 triệu đồng để bù đắp gần 1.000 ngày bị giam oan có nhiều lắm không? Trong khi đó, năm 1994, trong đơn khiếu nại yêu cầu bồi thường thiệt hại, ông Nguyễn Trường Giang đã có đề cập đến trường hợp của tôi. Thế nhưng họ bảo là trong hồ sơ không có. Trong khi đó, chúng tôi vẫn còn giữ tờ biên nhận của VKSND TP.HCM về việc nhận đơn khiếu nại đòi bồi thường của chúng tôi. Vậy mà…''!?

 

Chúng ta đang phấn đấu để có một nền dân chủ, công bằng thật sự. Người bị oan phải được giải oan và được bồi thường thiệt hại và thực tế đã có nhiều trường hợp được bồi thường cả bạc tỉ do bị các cơ quan tiến hành tố tụng làm oan. Lẽ nào trường hợp của ông Giang, bà Loan lại ngoại lệ? Dẫu rằng, sự bù đắp ấy không thể nào tương xứng với những tổn thất về vật chất, tinh thần mà họ đã gánh chịu, nhưng đó chính là công lý, là niềm mong mỏi của bao người đã giúp bà trong suốt hành trình kêu oan.

 

  • Tấn Thuấn
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,