(VietNamNet) - Trước thực trạng buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới đang rất “nóng” hiện nay, Việt Nam đang cần một bộ Luật điều chỉnh các hành vi này.
Trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế về phòng buôn bán phụ nữ, trẻ em, bà Đỗ Hoàng Yến - chuyên viên Bộ Tư pháp cho biết, trước mắt phía Việt Nam đang dự thảo một quyết định về “Tăng cường quản lý hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài” trình Chính Phủ thông qua. Trong đó đề cập tới việc từ nay đến 2005, các tỉnh, thành phố trong cả nước phải rà soát lại tất cả các điểm môi giới kết hôn với người nước ngoài để xóa bỏ ngay những tụ điểm này. Nhiều khả năng sẽ được Chính Phủ thông qua trong thời gian sớm nhất.
Hiện nay, nhiều chế tài hình sự đối với tội mua bán phụ nữ, trẻ em của Việt
Còn tại Campuchia chưa có luật về mại dâm nhưng Chính phủ đã ban hành luật về bắt cóc trẻ em và buôn bán phụ nữ (có 10 điều, sắp tới sẽ được chỉnh sửa thành 52 điều).
Ông Yung Phanith (Trung tâm Phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em Campuchia) cho biết, mặc dù đã có luật về buôn bán phụ nữ, trẻ em nhưng Campuchia vẫn chưa có luật về bằng chứng nên khó khăn trong xét xử loại tội phạm này. Có khi cảnh sát tìm ra rất nhiều bằng chứng nhưng đến tòa án thì bị tòa bác lại chưa đủ bằng chứng; các bằng chứng về mại dâm rất khó khăn: như xác định tuổi, quê quán..
Tại Campuchia luật về bài trừ nạn mua bán phụ nữ trẻ em có từ 1996 nhưng đến 1998, nhân dân và những người thực thi mới nắm được và phải tới năm 2002 mới có cơ quan chức năng đảm đương việc này. Thế nhưng đến nay kết quả thực hiện cũng rất hạn chế, chỉ bắt được một vài vụ nhỏ xảy ra trong nội địa, những vụ buôn người xuyên biên giới thì chưa phát hiện được.
Thời gian đưa ra xét xử các vụ án liên quan tới mua bán phụ nữ, trẻ em cũng rất lâu, sơ thẩm từ 4 đến 6 tháng, phúc thẩm từ 1 đến 2 năm, làm cho nạn nhân chán nản không muốn tham gia tố tụng.. Đó là chưa kể đa số nạn nhân ra trước tòa đều lên tiếng bảo vệ chủ chứa, nói cảnh sát ép khai như vậy. Ông Yung Phanith cho biết Trung tâm của ông đã thua trong 5 vụ bảo vệ quyền lợi cho các phụ nữ bị buôn bán bất hợp pháp.
Kết thúc hội thảo, các đại biểu 2 nước đã thống nhất các khuyến nghị: Chính phủ 2 nước hoàn chỉnh khung pháp lý phù hợp với tình hình đặc điểm của từng nước, tạo cơ sở pháp lý và điều kiện cho công các phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em. Cần có chính sách hỗ trợ tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo cho đối tượng có nguy cơ cao ở những vùng khó khăn và cuối cùng là việc hỗ trợ tạo việc làm, tăng thu nhập qua dạy nghề, cho vay vốn...
-
Thái Thiện - Phan Công (từ An Giang)