221
454
Pháp luật
phapluat
/xahoi/phapluat/
589858
Tòa Rạch Giá bác bỏ yêu cầu bồi thường 10 tỷ
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Tòa Rạch Giá bác bỏ yêu cầu bồi thường 10 tỷ
,
Ông Bạch - bà Na với chồng đơn thư khiếu nại đòi bồi thường oan sai.

(VietNamNet) – Chiều nay, TAND thị xã Rạch Giá đã tuyên bác bỏ toàn bộ yêu cầu của vợ chồng ông Cao Văn Bạch – Tôn Thị Na đòi TAND tỉnh Kiêng Giang bồi thường gần 10 tỷ đồng do bị oan sai.

 

Theo Hội đồng xét xử (HĐXX) TAND thị xã Rạch Giá thì trường hợp của vợ chồng ông Cao Văn Bạch - Tôn Thị Na không thuộc các trường hợp được bồi thường oan sai theo Nghị quyết 388 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ngày 20/6/1997, gia đình ông Bạch - bà Na bị khởi tố về hai tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (CĐTS) XHCN” và tội “Lạm dụng tín nhiệm CĐTS công dân”.

 

Ngày 9/4/1998, tại phiên tòa sơ thẩm, TAND tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt ông Bạch tổng cộng 20 năm tù, bà Na 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo về hai tội danh nói trên. Sau đó Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã tuyên hủy bản án sơ thẩm này trả hồ sơ điều tra bổ sung.

 

Ngày 12/7/2001, TAND tỉnh Kiên Giang mở phiên tòa sơ thẩm lần thứ 2 và đã tuyên phạt ông Bạch 5 năm tù, bà Na 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội “Lạm dụng tín nhiệm CĐTS” theo BLHS 1999. Ngày 21/3/2002, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM xử phúc thẩm lần 2 và tiếp tục hủy án sơ thẩm lần hai vì không đủ căn cứ chứng minh ông Bạch - bà Na có hành vi phạm tội mà các cơ quan tố tụng cấp sơ thẩm quy kết.

 

Sau hơn 1 năm điều tra lại, ngày 7/4/2003 Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kiên Giang đã ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can đối với ông Cao Văn Bạch và bà Tôn Thị Na do hành vi của họ theo Bộ luật hình sự năm 1999 không cấu thành tội phạm.

 

HĐXX nhận định việc ông Bạch bà Na được đình chỉ điều tra không phải là do oan sai mà là miễn trách nhiệm hình sự do diễn biến tình hình tội phạm. Bên cạnh đó, tại bản án phúc thẩm, qua 4 phiên tòa xét xử (2 lần sơ thẩm TAND tỉnh Kiên Giang xử sơ thẩm ngày 21/3/2002 của Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM hủy án sơ thẩm lần hai không nói rõ ông bạch – bà Na vô tội.

 

Theo một số chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật biết về vụ án oan này nhận định, đây là một cách lách luật của các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm tránh việc bồi thường thiệt hại cho người bị hàm oan cũng như tránh được việc mất uy tín của mình. Nếu Tòa hủy án trả hồ sơ mà Cơ quan điều tra hay VKS ra quyết định đình chỉ do người đó không thực hiện hành vi phạm tội, bị oan thì phải bồi thường theo Nghị quyết 388; còn nếu đình chỉ theo dạng “diễn biến tội phạm” theo mục 3 Nghị quyết 32 ngày 21/12/1999 của Quốc hội hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự năm 1999 thì coi như phủi tay.

 

  • Tấn Thuấn
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,