221
454
Pháp luật
phapluat
/xahoi/phapluat/
674522
Chân dung siêu lừa Nguyễn Đức Chi
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Chân dung siêu lừa Nguyễn Đức Chi
,

(VietNamNet) - Là một "nhà đầu tư" không xu dính túi, Chi vẫn khiến nhiều công ty tại Việt Nam chi nhiều triệu USD cho hắn "vẽ" nhiều dự án rồi “ẵm” 165 tỷ đồng.

Soạn: AM 459945 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Hành khách chuyến bay VN 266 từ Phan Rang ra Hà Nội chiều ngày 25/6 không ngờ đang “chung chuyến đò” với một tên lừa đảo siêu hạng mang mác Việt kiều (thứ 3 từ trái sang)

Bánh vẽ... Rusalka!

Cho đến tận hôm nay thì mọi người mới ngã ngũ rằng ông chủ dự án Rusalka chẳng có nổi một xu để mà thực hiện cái dự án mang tầm vóc quốc tế ấy. Thực chất, đây chỉ là “bệ” để Chi đi lừa đảo khắp nơi. Dự án này là của Công ty đầu tư và phát triển du lịch Rus-Invest-Tur.

Thực tế, Công ty Rus-Invest-Tur là của Chi. Về danh nghĩa thì Công ty Rus-Invest-Tur có 100% vốn nước ngoài với vốn đầu tư 15.000.000 USD, vốn pháp định 4.500.000 USD, do 3 nhà đầu tư Nga góp vốn là: Công ty cổ phần Elaitrox (góp 2.700.000 USD, chiếm 60% vốn), Công ty trách nhiệm hữu hạn Luzhniky DHL (góp 900.000 USD, chiếm 20% vốn), Công ty trách nhiệm hữu hạn DHL Cargo (góp 900.000 USD, chiếm 20% vốn).

Các công ty này uỷ quyền cho Chi làm Chủ tịch Hội đồng quản trị và điều hành toàn bộ dự án tại Việt Nam. Cả 3 công ty có tiền hay không thì chưa rõ, nhưng trên thực tế chưa chuyển một đồng nào vào Việt Nam, người ta mới chỉ nhìn thấy mỗi công ty có một tờ giấy góp vốn, nghĩa là giấy cho biết họ sẽ góp số vốn như trên. Nhiều người cho rằng những tờ giấy này chỉ là thủ đoạn để hợp pháp hoá vốn pháp định mà thôi. Việc làm ấy giống hệt các thủ đoạn chỉ góp các chứng từ về chi phí đi lại của Chi trong Công ty đầu tư và phát triển du lịch Rus-Invest-Tur.

Công ty đầu tư và phát triển du lịch Rus-Invest-Tur được Bộ Kế hoạch Đầu tư ký quyết định số 2178 GP ngày 16/11/2000 cho phép thành lập tại Nha Trang. Sau khi được Bộ kế hoạch Đầu tư cấp giấy phép và được tỉnh Khánh Hoà cấp khoảng 50 ha để thành lập khu du lịch, nghỉ mát Rusalka, vì không có tiền để đầu tư xây dựng ở đây nên Chi đem toàn bộ giấy phép đầu tư cùng dự án đến thế chấp tại một ngân hàng quân đội để ngân hàng này bảo lãnh cho. Các nhà thầu nhìn thấy giấy bảo lãnh ấy đã đua nhau đến xây dựng và cho đến nay đầu tư hết khoảng 3 triệu USD. Tuy nhiên Chi vẫn chưa trả cho các nhà thầu một xu nào, còn ngân hàng quân đội không còn bảo lãnh cho Chi nữa nên các nhà thầu cho ngừng thi công.

Sau 5 năm khu du lịch Rusalka mới có được khoảng dăm chục ngôi nhà kiểu nhà rông được xây mộc sát mép bờ biển, còn toàn bộ khu du lịch hầu như chưa tiến triển được một bước nào đáng kể, kể cả việc di dân, giải phóng mặt bằng (vì Chi không có tiền). Thực trạng này đã đẩy nhân dân trong khu vực cần giải phóng mặt bằng lâm vào cảnh đi không được mà ở lại cũng không xong.

Nhưng chưa dừng ở đó, tháng 11/2003, Chi ký hợp đồng liên doanh đầu tư xây dựng dự án khu du lịch, nghỉ mát Rusalka Nha Trang với Công ty Lâm Viên. Trong hợp đồng này, 2 bên thoả thuận về việc tăng vốn pháp định vào dự án khu nghỉ mát của Công ty đầu tư và phát triển du lịch Rus-Invest-Tur từ 4,5 triệu USD lên 10 triệu USD, số vốn tăng 5,5 triệu USD là tiền Công ty Lâm Viên góp. Chi từng thuyết phục, nếu Công ty Lâm Viên góp số vốn như vậy, người của Công ty sẽ được làm Chủ tịch Hội đồng quản trị của dự án, còn Chi làm Tổng giám đốc.

Tuy nhiên, ngay sau khi ký hợp đồng, Chi không đề nghị Công ty Lâm Viên chuyển tiền vào dự án mà yêu cầu chuyển 43,5 tỷ đồng để trả nợ hộ một phần tiền Chi đang nợ vì mua gạo của Công ty XNK lương thực Trà Vinh. Như vậy ngoài số 19 tỷ đồng, Công ty Lâm viên tiếp tục bị chiếm đoạt 43,5 tỷ đồng.

Soạn: AM 459953 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nguyễn Đức Chi với 2 tay trong còng số 8 giấu sau tờ báo

Lập công ty để lừa, thuê nhà "bùng" cả tiền nhà

Nằm trong số nạn nhân của Chi, không thể không tính đến Công ty Điện tử Giảng Võ (Hà Nội), đơn vị đã bị Chi lừa tới 24 tỷ đồng trong một thương vụ. Và, khi đang chiếm đoạt số tiền này, Chi lại hốt gọn 19 tỷ đồng của Công ty Lâm Viên.

Chuyện tưởng như đùa ấy đã diễn ra một cách ngoạn mục như sau: Sau khi trở lại Việt Nam vào năm 1998, Chi thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn quốc tế gọi là LCM, trên danh nghĩa gồm 100% vốn đầu tư nước ngoài do 3 công dân Việt Nam định cư tại Nga đóng góp. 3 công dân này là Nguyễn Đức Chi, Vũ Hoài Lam, Lê Hồng Minh.

Chi góp 1.155.000 USD, chiếm 55% số vốn. Công ty LCM có vốn pháp định 2,1 triệu USD, vốn đầu tư 5,1 triệu USD và thuê ngôi nhà 5 tầng ở 168 Ngọc Khánh, Hà Nội của Công ty điện tử Giảng Võ làm trụ sở của Công ty và mở Trung tâm thể thao giải trí Cosmos. Công ty LCM thuê ngôi nhà 5 tầng với giá 18.000 USD/ tháng, tuy nhiên cho đến năm 2004 vẫn chưa trả một đồng thuê nhà nào. Vì thế Công ty điện tử Giảng Võ đã liên tục hối thúc Công ty LCM trả tiền thuê nhà.

Ngày 10/10/2003, Chi đã mua toàn bộ cổ phần của Lam và Minh, rồi đến ngày 7/11/2003, Chi lại ký một hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ phần vốn điều hành hoạt động gồm 19 tỷ đồng ( các thiết bị, đồ dùng, dụng cụ...trang bị ở toà nhà 5 tầng, không tính toà nhà này) cho Công ty Lâm Viên. Chi không dùng 19 tỷ này để trả tiền thuê nhà mà chiếm đoạt luôn. Thấy vậy, Công ty điện tử Giảng Võ đã đâm đơn kiện Chi ra Toà án Dân sự và Toà sau những lần xét xử ở các cấp đã buộc Chi phải trả 24 tỷ đồng thuê nhà.

Ngày 3/5/2004, Chi có công văn gửi cho Công ty điện tử Giảng Võ với nội dung Công ty LCM đồng ý chuyển toàn bộ số tài sản đầu tư gắn với toà nhà 5 tầng ( giá trị tài sản đã được kiểm toán) cho Công ty điện tử Giảng Võ để trừ tiền thuê nhà. Như vậy, với cùng một khối lượng tài sản chỉ là con số nhỏ so với số tiền thuê nhà phải trả Chi đã gán cho hai công ty làm nảy sinh tranh chấp giữa họ. Không những thế mà còn oái oăm thay, trong cả 2 công ty, chẳng ai có quyền kinh doanh tiếp số tài sản đã được Chi “chuyển nhượng” cho, bởi Chi chỉ chuyển tài sản chứ không chuyển giấy phép kinh doanh cho họ.

Nguyễn Đức Chi sinh năm 1969, quê gốc Diễn Châu, Nghệ An. Năm 1988 Chi ra Hà Nội học đại học, sau đó sang Liên bang Nga học tiếp rồi định cư luôn ở nước này. Quãng thời gian lang bạt trên xứ người đã hun đúc cho anh ta đủ mọi mánh khoé làm tiền mà chủ yếu là lừa đảo. Cho đến khi bị bắt, Chi đã “ẵm” 165 tỷ của các công ty tại Việt Nam và con số này cũng mới chỉ là điều tra ban đầu. Theo dư luận thì Chi cũng có một khối tài sản khá lớn nhưng đều mang tên người khác.

Khu nghỉ mát Rusalka (tiếng Nga nghĩa là Nàng tiên cá) ở khu vực bờ biển Bãi Tiên (phường Vĩnh Hoà) của Công ty Đầu tư và Phát triển Du lịch Rusalka (Rus – Invest – Tur Co.) là 1 trong 3 dự án du lịch lớn nhất, được kỳ vọng nhiều nhất ở Nha Trang khi bước vào thế kỷ 21 (cùng với khách sạn Hòn Ngọc Việt và Khu du lịch Sông Lô). Theo dự án, ở đây sẽ có các khối nhà nghỉ cao cấp kiểu căn hộ biệt lập, khu vui chơi dưới nước, khu spa, sân golf…, tổng vốn đầu tư trên 320 tỉ đồng.

Ngày 16/11/2000, Bộ KH và ĐT cấp Giấy phép đầu tư số 2178/GP, theo đó cho phép Cty Rus – Invest – Tur đầu tư xây dựng Khu nghỉ mát Rusalka. Ngày 5/7/2001, (nguyên) Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn ký Quyết định số 833/QĐ-TTg về việc thu hồi 454.701 m2 đất tại phường Vĩnh Hải (nay thuộc phường Vĩnh Hoà, Nha Trang) để cho Cty Rus – Invest – Tur thuê toàn bộ. Thời hạn cho thuê là 40 năm, kể từ ngày được cấp phép đầu tư (16/11/2000).

Khi dự án Khu nghỉ mát Rusalka được triển khai, UBND tỉnh Khánh Hoà đã giao 900m đoạn đường Trần Phú nối dài (nay là đường Phạm Văn Đồng) đã được xây dựng hoàn chỉnh cho Cty Rus – Invest – Tur quản lý. Do đó, tuyến nối đường Phạm Văn Đồng với quốc lộ 1A phải điều chỉnh tránh về phía tây khu đất Cty Rus – Invest – Tur được thuê. Tháng 5/2003, Cty Rus – Invest – Tur lập trạm gác ở đầu đoạn đường Phạm Văn Đồng chạy qua khu Rusalka, người qua lại đây phải xin phép nhân viên gác. Trạm viba Kê Gà cũng phải gửi cho Cty Rus – Invest – Tur danh sách phương tiện và nhân viên thường xuyên làm việc ở đó để “thuận tiện cho việc quản lý và bảo vệ an ninh”!

Dù việc đền bù giải toả bị người dân phản đối quyết liệt và việc bàn giao mặt bằng chưa thực hiện xong, ngày 27/5/2003 Cty Rus – Invest – Tur đã được UBND tỉnh Khánh Hoà cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Liệu Nguyễn Đức Chi có sử dụng GCN này làm “bảo bối” và tiếp tục lừa đảo?

Sau 4 năm triển khai, dự án Rusalka đến nay vẫn ngổn ngang dang dở. Do không được thanh toán vốn thi công, nhiều đơn vị đã “bái bai” Nàng tiên cá, hiện nay hàng ngày ở đây chỉ có vài chục người hoàn chỉnh nốt những phần việc nhỏ đã lỡ làm. Thậm chí từ đầu năm nay nhiều nhân viên của Cty Rus – Invest – Tur đã bị nợ lương. Tuy vậy, tại sân bay Nha Trang và sân bay Cam Ranh, Cty Rus – Invest – Tur dựng những bảng lớn quảng cáo về khu nghỉ mát Rusalka. Không đủ năng lực tài chính thực hiện dự án, phải tìm cách liên doanh với Cty Lâm Viên để cứu vãn tình thế, nhưng Cty Rus – Invest – Tur còn đề nghị được mở rộng quy mô dự án. Đồng thời, họ tự ý san lấp, lấn hơn 2 ha mặt biển ở Bãi Tiên. Được biết, Chi còn cùng 2 em gái lập thêm 2 công ty để xin đầu tư vào 27 ha đất ở khu vực Bắc bán đảo Cam Ranh.

Phương Anh

  • Hải Hà
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,