221
454
Pháp luật
phapluat
/xahoi/phapluat/
674730
Nhiều câu hỏi cho Bộ KH-ĐT liên quan "siêu lừa quốc tế"
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Nhiều câu hỏi cho Bộ KH-ĐT liên quan 'siêu lừa quốc tế'
,

(VietNamNet) - Dự án khu nghỉ mát Rusalka của Nguyễn Đức Chi được Bộ KH-ĐT đề nghị cho phép chuyển nhượng vốn đến 2 lần dù Bộ Công an đã khuyến cáo.

Soạn: AM 460361 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Nguyễn Đức Chi tại sân bay Nội Bài, trên đường di lý ra Hà Nội để phục vụ điều tra.

Khi còn quản lý Cosmos, từ năm 2000, Chi đã được Bộ KH-ĐT cấp phép dự án khu nghỉ mát Rusalka tại TP. Nha Trang với diện tích 45 ha.

Theo dự án của Chi, đây lại là dự án 100% vốn nước ngoài do 3 công ty TNHH của Nga đầu tư, có vốn pháp định 4,5 triệu USD, vốn điều lệ 15 triệu USD.

Công ty gồm 3 nhà đầu tư: Công ty cổ phần Elaitrox góp 2,7 triệu USD (60%); Công ty TNHH Luzhniky DHL góp 900.000 USD (20%); Công ty TNHH DHL Cargo góp 900.000 USD (20%). Nguyễn Đức Chi đại diện cho 3 công ty làm Chủ tịch HĐQT điều hành toàn bộ dự án khu nghỉ mát Rusalka.

Tuy nhiên, tài liệu điều tra cho thấy, cả 3 công ty trên đều là công ty “ma” do Chi lập hồ sơ giấy tờ, làm con dấu để "phù phép".

Chi cũng ngụy tạo giấy ủy quyền của 3 công ty này cử Chi làm Chủ tịch HĐQT tại Rusalka. Không tiền, Chi tiếp tục nguỵ tạo hồ sơ để có đủ vốn pháp định nhằm thực hiện dự án. Bản thân Chi cũng làm thủ tục giấy tờ chứng tỏ mình góp 1,2 triệu USD.

Lấy Cosmos làm điểm khởi phát, Rusalka làm vốn, Chi đã thực hiện những cú lừa đảo "ngoạn mục" mà VietNamNet đã đề cập về chân dung trùm lừa đảo.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra lại liên quan đến Bộ KH-ĐT khi cấp phép cho dự án này.

Trách nhiệm Bộ KH-ĐT đến đâu?

Công ty Đầu tư và phát triển du lịch Rus-Invest-Tur 100% vốn nước ngoài tại Nha Trang (Khánh Hòa) được Bộ KH-ĐT cấp giấy phép số 2178 ngày 16/1/2000, vốn đầu tư 15 triệu USD, vốn pháp định 4,5 triệu USD.

Theo nguyên tắc, trước khi cấp phép một dự án lớn như Rusalka, Bộ KH-ĐT có trách nhiệm thẩm định dự án, thẩm định năng lực tài chính của chủ đầu tư. Đồng thời, phối hợp để xác minh các cổ đông của công ty có năng lực tài chính thực tế hay không rồi mới cấp phép.

Tuy nhiên, Cơ quan điều tra khẳng định 3 công ty góp vốn, ủy quyền cho Chi không có trên thực tế, nên Rus-Invest-Tur không có vốn pháp định và cũng không có vốn đầu tư.

Theo Luật Đầu tư và theo Điều 7 của giấy phép đầu tư số 2178: “Trong thời gian triển khai xây dựng dự án, các chủ đầu tư không được chuyển nhượng vốn cho các đối tác khác. Sau khi khu nghỉ mát hoàn tất và chính thức hoạt động kinh doanh, nếu các chủ đầu tư có nhu cầu chuyển nhượng vốn cho đối tác khác, phải được Bộ KH-ĐT chấp thuận”.

Tuy nhiên, tháng 8/2004, khi Rusalka còn dang dở và Chi còn nợ trên 2,6 triệu USD tiền xây dựng của các nhà thầu trong nước, thì ngày 25/3/2005, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Võ Hồng Phúc đã có văn bản số 1915 đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Chi được chuyển nhượng 60% vốn đầu tư vào dự án Rusalka để trả cho Công ty Lương thực Trà Vinh.

Lập tức, ngày 18/4/2005, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Thế Tiệm đã báo cáo Chính phủ vụ việc, đề nghị Thủ tướng không cho phép chuyển nhượng.

Bộ Công an cũng đã thông báo nội dung vụ án, âm mưu, thủ đoạn, những nạn nhân và số tiền lừa đảo rất lớn của Chi cho Bộ KH-ĐT.

Sau đó, Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã đồng ý với đề xuất với Bộ Công an tạm ngừng cho phép chuyển nhượng 60% vốn của Nguyễn Đức Chi trong dự án khu nghỉ mát Rusalka.

Tuy nhiên, ngày 1/6/2005, Bộ KH-ĐT lại có văn bản báo cáo Thủ tướng, đề nghị cho chuyển 65% vốn của Công ty Rus-Invest-Tur cho Công ty TNHH Bạch Lân (Hoa Kỳ).

Trong khi, vào thời điểm đó, kết quả kiểm toán dự án Rusalka khẳng định: tài sản và tiền đầu tư vào Rusalka đến 31/8/2004 chỉ là 4,3 triệu USD

Trong đó, 2,6 triệu USD tiền Rusalka đang nợ các nhà thầu trong nước khi xây dựng khu nghỉ mát này tại Nha Trang.

Soạn: AM 460313 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Nguyễn Đức Chi (trái) đang nghe đọc lệnh bắt tại Nha Trang (Khánh Hoà). Ảnh: Lan Trang.

"Bị lừa" đến 2 lần?

Từ năm 2000 - 2003, số tiền Chi nợ thuê nhà 168 Ngọc Khánh của Công ty Điện tử Giảng Võ (giá 18.000 USD/tháng) để làm Trung tâm thể thao giải trí Cosmos (Giảng Võ, Hà Nội) đã lên tới 24 tỷ đồng. Đến năm 2003, Chi đã bán toàn bộ hạng mục, thiết bị khu vui chơi giải trí này cho Công ty Lâm Viên (Bộ Quốc phòng), lấy 19 tỷ đồng.

Nhưng sau đó, Chi đã làm biên bản bàn giao, chuyển nhượng lại các hạng mục, thiết bị của Cosmos cho Công ty Điện tử Giảng Võ.

Công ty Lâm Viên kiện Chi nhưng cũng không thu được tiền vì khi bán Cosmos cho Lâm Viên, Chi không bàn giao giấy tờ kinh doanh. Sau đó, Công ty Lâm Viên đã có đơn tố cáo hành vi chiếm đoạt của Chi thông qua phi vụ chuyển nhượng vốn nói trên.

Tuy nhiên, do phải trả số nợ cho Công ty Lương thực Trà Vinh, ngày 20/11/2003, Chi lại tiếp tục ký hợp đồng liên doanh đầu tư xây dựng Dự án Rusalka với Công ty Lâm Viên.

Ngày 20/11/2003, Nguyễn Đức Chi đã tự ý ký hợp đồng chuyển nhượng 55% vốn pháp định (tương đương 5,5 triệu USD) của Dự án khu nghỉ mát Rusalka cho Công ty Lâm Viên.

Trong khi đó, giấy phép đầu tư do Bộ KH-ĐT cấp cho Rusalka khẳng định: “Trong thời gian triển khai dự án, chủ đầu tư không được chuyển nhượng vốn cho các đối tác khác”.

Như vậy, Công ty Lâm Viên dù đã có "kinh nghiệm" nhưng lần thứ 2 vẫn tiếp tục bị Chi "cho ăn trái đắng". Đồng thời, không hiểu vì lý do gì, Dự án khu nghỉ mát Rusalka vẫn hai lần được Bộ KH-ĐT đề nghị cho phép chuyển nhượng vốn, trong khi Bộ Công an đã khuyến cáo.

Kết quả điều tra cho thấy, Nguyễn Đức Chi đã liên tục dùng một dự án hoặc một công trình để cùng lúc lừa bán, chuyển nhượng, thế chấp cho từ 1 đến 3 đối tác.

Chẳng hạn, ngày 9/9/2004, Chi đã dùng “tài sản hình thành trên đất và giấy chứng nhận của dự án Rusalka” để thế chấp vay tiền tại Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Ninh Bình.

Trong khi đó, tài sản này Chi đã thế chấp ở Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội để được bảo lãnh vay 30 tỷ đồng.

Đông thời, Chi là sáng lập viên thành lập Công ty phát triển nhà đô thị Thăng Long để đầu tư xây dựng dự án Trung tâm hội nghị quốc tế và khu nghỉ mát cao cấp hồ Tuyền Lâm tại Đà Lạt, Lâm Đồng.

Chi là sáng lập viên Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và du lịch Ninh Thuận, có vốn điều lệ 45 tỷ đồng. Ngày 12/11/2004, Sở KH-ĐT Ninh Thuận đã cấp giấy phép đầu tư cho công ty này. Nhưng qua điều tra, công ty không có vốn.

Trong quá trình điều tra vụ án, Cơ quan điều tra cũng được Interpol cho biết là Công ty Arabella (Hoa Kỳ) mà Chi đại diện làm giám đốc trong vụ mua bán 31.488 tấn gạo có đăng ký tại bang IOWA, Hoa Kỳ nhưng thực tế không tồn tại, không phát sinh các quan hệ kinh tế và không mở tài khoản tại Nga (nơi Chi định cư). Tại Đức, công ty này đang bị điều tra về tội rửa tiền và buôn bán phụ nữ!

(Nguồn: SGGP)

VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc diễn biến tiếp theo của vụ án nghiêm trọng này.

  • Nhóm PV điều tra
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,