221
454
Pháp luật
phapluat
/xahoi/phapluat/
695253
TAND Đồng Tháp công khai xin lỗi người bị oan
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
TAND Đồng Tháp công khai xin lỗi người bị oan
,
Soạn: AM 518073 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Phó Chánh án TAND tỉnh Đồng Tháp Hà Văn Phượng nói lời xin lỗi người bị oan.

(VietNamNet) - Chiều nay, tại trụ sở UBND phường 2, quận 11, TP.HCM, Phó Chánh án Hà Văn Phượng thay mặt TAND tỉnh Đồng Tháp công khai xin lỗi bà Phan Thị Ngọc Hân (ngụ tại 197/21 Hàn Hải Nguyên phường này).

 

Sau lời xin lỗi trước đông đảo người dân và chính quyền địa phương, ông Phượng đề nghị chính quyền địa phương nơi bà Hân cư trú tạo điều kiện giúp đỡ bà hòa nhập cộng đồng, xoá mặc cảm do bị kết án oan chỉ vì sai sót của cơ quan tiến hành tố tụng (cụ thể là TAND tỉnh Đồng Tháp).
 

Việc oan sai này, theo thừa nhận của ông Phượng, đã khiến công dân Phan Thị Ngọc Hân bị tạm giam; gia đình bà lâm vào tình cảnh khó khăn.

Ông Phượng tâm tư: “Là cơ quan tiến hành tố tụng, xét xử, đáng lý ra khi nghiên cứu một vụ án phải xem xét, đánh giá toàn bộ các yếu tố khách quan, chủ quan của vụ án để tránh oan sai, nhưng TAND tỉnh Đồng Tháp đã có những vi phạm gây oan sai cho bà Phan Thị Ngọc Hân.
 

Việc gây oan sai của cơ quan tiến hành tố tụng đã gây nên những thiệt hại rất lớn về mặt vật chất cũng như tinh thần cho người bị oan. Việc công khai xin lỗi người bị kết án oan hôm nay của chúng tôi chỉ phần nào bù đắp được nỗi đau mà họ đã trải qua nhưng dù sao cũng mong người bị oan và bà con thông cảm bỏ qua vì đây là điều không ai muong muốn”.

Rồi ông Phượng nhắc lại lời xin lỗi bà Phan Thị Ngọc Hân.

 

Soạn: AM 518099 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Bà Phan Thị Ngọc Hân tại buổi công khai xin lỗi bà của TAND tỉnh Đồng Tháp.

Nỗi oan 12 năm về trước

Đầu năm 1988, bà Phan Ngọc Hân được Nguyễn Thanh Hùng, nguyên Trưởng Công an huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp và Đỗ Văn Hưng, nguyên Phó Công an huyện này kiêm Giám đốc Xí nghiệp chế biến hàng nông sản huyện thỏa thuận hợp tác kinh doanh. Bà Hân sẽ bỏ vốn, đầu tư kỹ thuật…; xí nghiệp của ông Hưng góp vốn bằng pháp nhân; lời cùng chia, lỗ bà Hân chịu.
 

Trong quá trình hoạt động của “liên doanh”, phía Xí nghiệp Chế biến hàng nông sản huyện Cao Lãnh (cụ thể là 2 ông Nguyễn Thanh Hùng và Đỗ Văn Hưng) không bố trí người làm thủ qũy, kế toán, không mở sổ sách kế toán, không lập chứng từ thu chi…

Từ 4/1/1988 đến 14/2/1989 Đỗ Văn Hưng đã ký 6 hợp đồng mua bán với Công ty Nông sản thực phẩm xuất khẩu TP.HCM theo hình thức trao đổi hàng 2 chiều. Kế quả là Xí nghiệp Chế biến hàng nông sản huyện Cao Lãnh nợ Công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu TP.HCM gần 202 triệu USD và 18 triệu đồng.
 

Khi Công ty Nông sản thực phẩm xuất khẩu TP.HCM phát văn bản đòi nợ, không lấy đâu ra tiền trả nên Ban Giám đốc Xí nghiệp Chế biến hàng nông sản huyện Cao Lãnh (lúc ấy là nguyên Trưởng, Phó Công an huyện Nguyễn Thanh Hùng và Đỗ Văn Hưng) đã vu oan cho bà Phan Thị Ngọc Hân chiếm đoạt tiền Nhà nước.

  

Soạn: AM 518095 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Bà Lê Thị Kim Tuyến (người cùng cảnh bị hàm oan) tặng hoa chúc mừng bà Phan Thị Ngọc Hân.

Ngày 11/10/1990, Công an tỉnh Đồng Tháp ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với bà Phan Thị Ngọc Hân về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Ngày 15/6/1995, TAND tỉnh Đồng Tháp đã xử bà Phan Thị Ngọc Hân 20 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Tuy nhiên, 30/7/1997 Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã xử phúc thẩm vụ án và tuyên bố bà Phan Thị Ngọc Hân không phạm tội. Vậy là sau gần 7 năm vướng vào vòng lao lý, bà Hân được giải oan.

Giải một nửa nỗi oan?

Tuy cơ quan gây ra oan sai đã công khai xin lỗi và chờ yêu cầu bồi thường thiệt hại nhưng nỗi lòng của người bị hàm oan vẫn còn trĩu nặng.
 

Tại buổi xin lỗi của TAND tỉnh Đồng Tháp, bà Phan Thị Ngọc Hân tâm sự: “Đến bây giờ tôi vẫn không thể biết được tôi đã làm sai chuyện gì khi liên kết làm ăn với công an huyện Cao lãnh.

Thêm nữa, gia đình tôi có cô em gái Phan Thị Ngọc Hương, nguyên là Đảng viên, Thiếu úy công an công tác ở Công an huyện Cao Lãnh. Khi tôi bị bắt, em tôi bị gán cho cái tội thông đồng với chị vi phạm kinh tế".
 

Soạn: AM 518075 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Người dân tham dự buổi công khai xin lỗi phát biểu ý kiến.


Chị Hương cho biết, khi vụ án ở Công an huyện Cao Lãnh xảy ra, chị bị lãnh đạo giao theo chị Lê Thị Kim Tuyến lên TP.HCM vay tiền trả nợ cho chồng và chị ruột là Nguyễn Trường Giang và Lê Thị Tuyết Loan.

 

Trong thời gian theo chị Tuyến, chị đã phát hiện ra những việc làm sai trái của lãnh đạo Công an huyện Cao Lãnh nên đã ngần giúp chị Tuyến làm bản tường trình sự vụ gửi lãnh đạo cấp trên. Không ngờ sự việc lọt đến tai lãnh đạo trực tiếp của chị là Nguyễn Thanh Hùn và Đỗ Văn Hưng nên chị bị gán thêm cho cái tội “vạch áo cho người xem lưng”.

Soạn: AM 518091 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Bà Phan Thị Ngọc Hương, em gái bà Phan Thị Ngọc Hân.

Sau đó, chị Hương đã bị Đảng ủy huyện Cao Lãnh khai trừ khỏi Đảng; Công an tỉnh điều động về tỉnh chờ phân công việc khác.

Một năm sau, chị Hương nhận được quyết định của công an tỉnh Đồng Tháp loại chị ra khỏi lực lượng theo đề xuất của công an huyện Cao Lãnh. Chị Hương cho biết từ đó đến nay chị kêu cứu khắp nơi nhưng không ai đoái hoài.
 

Bà Phan Thị Ngọc Hân bức xúc: “Tôi làm thì tôi chịu nhưng cớ sao lại kéo em gái tôi vào? Đến hôm nay, bản thân tôi đã được giải oan nhưng còn oan của em tôi thì biết đến bao giờ mới được giải!?"

Bà Hân tha thiết đề nghị các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước xem xét trường hợp của em gái bà, sớm phục hồi Đảng tịch và các quyền lợi hợp pháp khác cho Phan Thị Ngọc Hương. Có như vậy thì niềm vui được giải oan của cả gia đình mới trọn vẹn, lòng người bị hàm oan mới thanh thản.

 

  • Phạm Tấn Gia Khang
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,