221
454
Pháp luật
phapluat
/xahoi/phapluat/
711416
Ông Lê Minh Hoàng có dấu hiệu phạm tội “cố ý làm trái”
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Ông Lê Minh Hoàng có dấu hiệu phạm tội “cố ý làm trái”
,

Ngoài các hành vi vi phạm nghiêm trọng quy chế đấu thầu, ông Lê Minh Hoàng còn tự tay ký 10 hợp đồng trong tổng số 14 hợp đồng mua 312.000 ĐKĐT trị giá 171 tỉ đồng mà theo Bộ KHCN - đã đủ cơ sở xác định lô hàng này là hàng giả.

Soạn: AM 562749 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Nhân viện ngành chức năng tháo gỡ ĐKĐT “dỏm” của Công ty Điện lực TPHCM đã gắn cho người dân để mang đi kiểm định

Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự (Vụ 1) - VKSND Tối cao vừa có báo cáo chi tiết hành vi vi phạm pháp luật của ông Lê Minh Hoàng, nguyên giám đốc Công ty Điện lực TPHCM-đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XI, trong vụ án điện kế điện tử (ĐKĐT).

Biết sai quy định, vẫn ký

Vụ 1 nhận định, theo tài liệu điều tra, ông Lê Minh Hoàng đã vi phạm quy định về quy chế đấu thầu. Cụ thể, Tổng Công ty Điện lực VN (EVN) có kế hoạch đấu thầu mua sắm thiết bị năm 2004, trong đó có gói thầu số 2, mua 40.000 chiếc ĐKĐT 1 pha. Ngày

1-10-2003, EVN có văn bản phê duyệt, đồng ý kế hoạch mua sắm thiết bị của Công ty Điện lực TPHCM. Trong đó, gói thầu ĐKĐT là 40.000 chiếc, đơn giá 340.000 đồng/chiếc, không điều chỉnh giá, giao ông giám đốc công ty lập hồ sơ mời thầu. Trong quá trình thực hiện, ông Lê Minh Hoàng đã ký hàng loạt văn bản không đúng quy định. Qua điều tra, ông Lê Minh Hoàng đã thừa nhận quá trình tổ chức đấu thầu, ký hợp đồng mua 312.000 ĐKĐT là không đúng quy định của EVN và quy chế đấu thầu.

Sau khi EVN duyệt kế hoạch đấu thầu mua sắm vật tư năm 2004 nói trên, ông Hoàng lại tự ý phê duyệt kế hoạch đấu thầu do Phòng Quan hệ quốc tế-XNK (thuộc Công ty Điện lực TPHCM) lập với số lượng 10.000 ĐKĐT, đơn giá 580.000 đồng/chiếc. Sau đó ký hợp đồng mua 312.000 ĐKĐT trị giá 171 tỉ đồng.

Tự ý phê duyệt hồ sơ mời thầu

Theo đề nghị của Phòng Quan hệ quốc tế - XNK, ông Lê Minh Hoàng đã phê duyệt hồ sơ mời thầu quốc tế và phê duyệt tiêu chuẩn xét thầu. Nội dung mời thầu, tiêu chuẩn xét thầu không quy định yêu cầu cụ thể về kinh nghiệm, năng lực của nhà thầu. Việc làm này vi phạm Nghị định 88/CP về quy chế đấu thầu.

Không những thế, việc mở thầu, đánh giá gói thầu với hồ sơ dự thầu của nhà thầu Linkton Singapore không đáp ứng cơ bản các điều kiện của hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn xét thầu. Hồ sơ mời thầu quy định hàng chào từ nước ngoài phải chào giá tại cảng biển VN (CIF) hoặc tại nơi quy định (CIP). Tuy nhiên, hồ sơ dự thầu đã không tuân thủ quy định này. Theo hồ sơ chào thầu của Linkton, ĐKĐT sản xuất tại Singapore nhưng thực tế, nhà thầu nộp ĐKĐT mẫu do họ sản xuất ngay tại “lò” Phú Nhuận - TPHCM.

Giấy phép đăng ký kinh doanh của nhà thầu Linkton cũng không xác định có ngành nghề sản xuất ĐKĐT. Đặc biệt nghiêm trọng, các ĐKĐT này đều không có chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), không có chứng chỉ ISO. Dù vậy, ngày 14-1-2004, ông Hoàng vẫn có quyết định số 162, phê duyệt kết quả xét thầu và ra thông báo trúng thầu cho Linkton Singapore.

Ký hợp đồng không cần thương thảo

Trên cơ sở kết quả đấu thầu, ngày 30-1-2004, ông Lê Minh Hoàng đã ký hợp đồng số 03-04 với Công ty Linkton Singapore, mua 10.000 ĐKĐT trị giá 6,3 tỉ đồng sản xuất tại Singapore. Theo Vụ 1, việc ký hợp đồng không qua thương thảo hợp đồng. Tại thời điểm ký hợp đồng, giấy đăng ký kinh doanh của nhà thầu Linkton Singapore đã hết hợp đồng, nên đã vi phạm nghiêm trọng Nghị định 88/CP.

Tiếp theo, từ ngày 18-2 đến 31-12-2004, Công ty Điện lực TPHCM đã ký 13 hợp đồng với Linkton Singapore mua 312.000 ĐKĐT. Trong số này, riêng ông Hoàng đã ký tới 10 hợp đồng, ông phó giám đốc Lê Văn Hoành ký 3 hợp đồng. Ông Hoàng ký duyệt trả tiền, tổng số 14 hợp đồng mua 312.000 ĐKĐT trị giá 171 tỉ đồng. Theo kết luận của Bộ Khoa học Công nghệ thì đã đủ cơ sở xác định lô hàng này là hàng giả.

Vụ 1 - VKSND Tối cao đánh giá, việc làm của ông Hoàng đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Ông Lê Minh Hoàng phải chịu trách nhiệm về việc làm nói trên. Hành vi này có dấu hiệu phạm tội “Cố ý làm trái...” cần được xem xét xử lý hình sự. Vụ này kiến nghị: Hiện ông Lê Minh Hoàng là ĐBQH khóa XI, việc đề nghị, bắt giam, truy tố, khám xét nơi ở của ĐBQH thuộc thẩm quyền của Viện trưởng VKSND Tối cao, đề nghị Viện trưởng VKSND Tối cao báo cáo, xin ý kiến Ủy ban Thường vụ QH.

Ngày 26-9, bên lề phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ QH, Phó Chủ tịch QH Trương Quang Được cho biết, thủ tục đề nghị bãi miễn tư cách ĐBQH của ông Lê Minh Hoàng đang chờ Ủy ban Trung ương TMTQ VN hướng dẫn cho UBMTTQ VN TPHCM. Do MTTQ là nơi tiến hành hiệp thương và giới thiệu người ứng cử ĐBQH nên khi đại biểu không còn được nhân dân tín nhiệm, tổ chức này phải hướng dẫn, làm thủ tục đề nghị bãi miễn tư cách ĐBQH.

(Theo NLĐ)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,