(VietNamNet) - Đúng 8h30 sáng nay, TAND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã khai mạc phiên tòa xét xử các bị cáo trong vụ tham ô, cố ý làm trái tại Vietsovpetro.
Mặc dù trụ sở TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mới dời về trung tâm Thị xã Bà Rịa (cách Thành phố Vũng Tàu 25km), nhưng vẫn thu hút khá đông người dân đến tham dự phiên tòa. Những chiếc xe ô tô đời mới đậu san sát nhau nối dài trước cổng tòa án; một hội trường được dành riêng cho những người dự phiên tòa đã không còn chổ trống.
Đúng 8h30, ông Hoàng Thanh Tùng, Phó Chánh án TAND tỉnh, Chủ tọa phiên tòa đã đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử đối với 7 bị cáo gồm: Nguyễn Quang Thường, (nguyên Giám đốc công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí PTSC - sau này là Phó tổng giám đốc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam), Dương Quốc Hà (nguyên Phó tổng giám đốc Xí nghiệp liên doanh Dầu khí Việt- Xô (VSP), Trần Quang (Xưởng trưởng xưởng điện lạnh và vận tải PTSC, đồng thời là ông chủ của 4 công ty Talika, Leverton, Interpet và Interpet Việt Nam), Nguyễn Mạnh Hùng (Trưởng phòng thương mại PTSC), Cao Duy Chính (Phó giám đốc kho ngoại quan PTSC), Trần Ngọc Giao (Chủ tịch Hội đồng quản trị Interpet Việt Nam) và Trần Ngọc Long (nhân viên xưởng điện lạnh và vận tải PTSC).
Hội đồng xét xử đã triệu tập 2 nguyên đơn dân sự là Công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) và Liên doanh Dầu khí Việt - Xô (VSP); 7 tổ chức và cá nhân cũng được triệu tập tham dự phiên tòa với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án.
Trong đó, Nguyễn Lai Phong, bị can trong vụ án đã được đình chỉ điều tra do lập công chuộc tội và 5 người là vợ của các bị cáo Nguyễn Quang Thường, Dương Quang Hà, Cao Duy Chính, Trần Quang, Trần Ngọc Giao.
Hội đồng xét xử cũng đã triệu tập 21 người làm chứng ra tòa, nhưng 8 người vắng mặt không lý do, 3 người vắng mặt có lý do. Bào chữa cho các bị cáo, bảo vệ quyền và lợI ích hợp pháp cho người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án này có 8 người.
Trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, bị cáo Nguyễn Quang Thường đã từ chối luật sư Vũ Bá Thanh (Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) bào chữa cho mình và khẳng định chỉ mời luật sư Phan Trung Hoài.
Còn bị cáo Trần Quang xin bổ sung thêm luật sư Ngô Ngọc Thủy bào chữa cho mình. Đối với Nguyễn Lai Phong, mặc dù tham gia phiên tòa này với tư cách người liên quan nhưng cũng mời đến 2 luật sư bảo vệ cho mình là luật sư Phan Trung Hoài và Vũ Bá Thanh.
Trước khi tòa kết thúc phần thủ tục, luật sư Ngô Ngọc Thủy (Đoàn luật sư Hải Phòng) đã có ý kiến đề nghị hoãn phiên tòa, trả hồ sơ điều tra bổ sung. Theo luật sư Thủy, trong vụ án này, Viện Corall (trụ sở đóng tại Ucraina) có vai trò quan trọng nhưng từ khi điều tra, truy tố đến xét xử vẫn không thấy các cơ quan tiến hành tố tụng đưa tổ chức này vào tham gia trong vụ án là không thỏa đáng.
Luật sư Thủy tâm tư: “nếu không đưa Viện Corall vào tham gia tố tụng thì họ có vai trò gì trong vụ án, có phải là nhân chứng, người liên quan hay đồng phạm?” Ngoài ra, luật sư Thủy còn nói thêm trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra không làm rõ vai trò của Viện Corall là phiến diện, việc mở phiên tòa không có mặt người đại diện của tổ chức này là không toàn diện, không khách quan.
Sau ý kiến của luật sư Thủy, Hội đồng xét xử đã tạm ngưng phiên tòa để hội ý và có ý kiến chính thức về vấn đề này. Theo chủ tọa Hoàng Thanh Tùng, yêu cầu của luật sư không có cơ sở để chấp nhận. Bởi lẽ, trong hồ sơ vụ án đã thể hiện rõ những hợp đồng mà Viện Corall đã ký thì được thực hiện đầy đủ, đúng pháp luật, không phát hiện có sai phạm gì.
Đối với những tài liệu, giấy tờ, kể cả hợp đồng ký tên đóng dấu Viện Corall thể hiện trong hồ sơ vụ án qua giám định đã xác định là giả mạo do vậy các bị cáo sẽ phải chịu trách nhiệm. Xét thấy Viện Corall không liên quan gì đến vụ án nên việc họ không có mặt không ảnh hưởng đến việc xét xử.
Kết thúc phần thủ tục, đại diện VKS giữ quyền công tố tại phiên tòa đã công bố bản cáo trạng. Theo cáo trạng,Công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập, là thành viên của tổng Công ty Dầu khí Việt nam được thành lập theo Nghị định 38/CP ngày 30/5/1995 của Thủ tướng Chính phủ.
Từ năm 1999 đến tháng 10/2001, Công ty PTSC, thuộc Tổng Công ty Dầu khí Việt
Tuy nhiên, từ năm 1996 Trần Quang (cán bộ thuộc biên chế của PTSC từ năm 1985 – 2003) đã góp vốn với Mac-xim, quốc tịch Nga thành lập cùng lúc 3 công ty: Talika, Leverton, Interpet đều hoạt động ở nước ngoài để cung cấp thiết bị cho Xí nghiệp liên doanh dầu khí Việt xô (VSP). Tới năm 1998, Quang va Maxim lập thêm Công ty Interpet Việt
Năm 1998, dự án xây dựng nhà block 140 chỗ nằm trong Tổ hợp công nghệ trung tâm 3 thuộc Vòm
Thông qua Trần Quang, Nguyễn Quang Thường đã gặp lãnh đạo Viện Corall để hợp tác thành lập liên danh tham gia đấu thầu dự án nói trên. Đầu tháng 11/1999, biết tin liên danh PTSC/Corall trúng thầu, Dương Quang Hà, Phó Tổng giám đốc VSP đồng thời là phó hội đồng xét thầu đã thông qua Trần Quang để gặp Thường bàn bạc chuyện nâng giá, chiếm đoạt tiền nhà nước.
Qua Trần Quang, Thường và Hà gặp nhau tại khách sạn
Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn phê duyệt kết quả liên danh PTSC/Corall trúng thầu với tổng giá trị không vượt quá 17,05 triệu USD. Sau khi được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, VSP đã ký hợp đồng với PTSC thực hiện dự án, tổng trị giá là 16,99 triệu USD.
Để rút được tiền chênh lệch như thỏa thuận, Thường đã giao cho Chính, Hùng, Phong trực tiếp đàm phán với Corall và ép đối tác này chỉ thực hiện phần việc thiết kế, kỹ thuật; còn mua sắm vật tư, thiết bị thi công và thanh toán tiền của dự án thì phải giao cho Thường, Quang thực hiện. Theo đó, phía PTSC thực hiện phần việc có giá trị là 8,273 triệu USD, Viện Corall là 8,723 triệu USD., Trong phi vụ này, Thường, Quang và đồng bọn đã hưởng chênh lệch 2,288 triệu USD.
Cũng trong thời gian này, Trần Quang biết có dự án sửa chữa ballast Đại Hùng 1 nên đã thông báo cho Thường biết. Thường giao Quang theo dõi để tham gia đấu thầu và sau đó đã trúng thầu và được Dương Quốc Hà ký hợp đồng với Thường trị giá 2,976 triệu USD. Sau khi trúng thầu, Trần Quang bàn với Thường làm giả hợp đồng với Viện Corall sửa chữa giàn ballast với trị giá 2,703 triệu USD.
Theo dự án ballast phải chữa là 34 tank, nhưng khi sửa chữa được 24 tank thì được đăng kiểm Lloyd chấp nhận nên VSP quyết định dừng và thanh toán cho Trần Quang số tiền tương đương 60% trị giá hợp đồng (1,551 triệu USD). Theo VKSND TốI cao sau khi tính toán trừ tất cả các loại chi phí, Trần Quang còn thu lãi được hơn 900 ngàn USD.
Như vậy, trong vụ án này các bị cáo đã, bỏ ngoài sổ sách, gây thất thoát cho Nhà nước hơn 3,4 triệu USD (tương đương gần 55 tỉ đồng). Trong đó, các bị cáo đã tham ô, chiếm đoạt tiền Nhà nước gần 2,2 triệu USD (hơn 33,3 tỉ đồng).
- Gia Khang