(VietNamNet)
- Một máy bơm giá chỉ 200 triệu đồng nhưng Nguyễn Quang Thường và Trần Quang đã nâng thành hơn 100 nghìn USD để chia nhau.Trong ngày làm việc thứ ba của phiên tòa, Hội đồng xét xử (HĐXX) và đại diện VKS đã tập trung xét hỏi các bị cáo Nguyễn Quang Thường, Trần Quang, Cao Duy Chính, Nguyễn Mạnh Hùng liên quan đến việc thay đổi hợp đồng nguyên tắc đã ký giữa PTSC với Viện Corall, làm giả hợp đồng số 02-00/PTSC-SERV tạo tiền đề cho công ty Interpet Việt Nam của Trần Quang nhảy vào cung cấp thiết bị hợp thức hóa việc rút tiền dự án chia nhau.
Qua mặt chủ đầu tư
Bị cáo Nguyễn Quang Thường khai sở dĩ có việc lập 2 văn bản thỏa thuận phân chia lại công việc giữa PTSC và Viện Corall có nội dung khác hẳn so với hợp đồng nguyên tắc được hai bên ký ngày 25/5/1999 khi liên doanh đấu thầu dự án nhà block 140 chỗ là do hợp đồng nguyên tắc đó có nhiều điểm không thuận lợi cho PTSC trong quá trình thi công công trình.
Khi được hỏi nội dung thỏa thuận lại công việc nói trên có báo cho phía chủ đầu tư Xí nghiệp dầu khí Vietsovpetro (VSP) biết không, Nguyễn Quang Thường cho rằng đây là công việc nội bộ của liên danh PTSC/Corall, không ảnh hưởng gì đến công trình nên không báo cho VSP biết. Tòa hỏi tiếp, nếu nhà đầu tư biết có sự thay đổi này thì liệu liên danh PTSC/Corall có được tiếp tục trúng thầu và thi công không? Thường cho rằng nếu bên chủ đầu tư biết thì có thể họ xem xét vấn đề này.
Tòa rút lại: “mục đích chính của việc sửa đổi hợp đồng 25/5 là gì? Thường trả lời để tạo điều kiện thuận lợi cho PTSC trong quá trình thi công dự án. Bị cáo Thường còn khai việc đàm phán, thỏa thuận lại với phía Corall trong 2 văn bản ngày 10 và
Bị cáo Nguyễn Mạnh Hùng được gọi lên xét hỏi và trả lời đầu năm 2000, bị cáo được giao cho việc dự thảo văn bản sửa đổi theo sự chỉ đạo trực tiếp của Nguyễn Quang Thường. Trong văn bản sửa đổi này, nội dung mua sắm thiết bị vật tư kỹ thuật của PTSC được giao cho Corall làm. Theo Hùng khai, bản thỏa thuận này được soạn thảo xong vào tháng 4/2000, nhưng được ghi lùi ngày lại là ngày
Theo HĐXX việc ký lùi này không đơn thuần chỉ là hình thức văn bản mà vấn đề ở đây là tạo tiền đề cho việc thiết lập hợp đồng 02-00/PTSC-SERV sau này vào tháng 4/2000. Hợp đồng này được HĐXX chỉ rõ là hợp đồng giả con dấu và chữ ký của Viện Corall. Sau khi có hợp đồng này, Corall (giả) chuyển phần mua vật tư thiết bị cho Interpet Việt
Cao Duy Chính, người soạn thảo bản thỏa thuận ngày
Tòa gọi bị cáo Dương Quốc Hà lên để xét hỏi xem vào thời điểm đó với tư cách là chủ đầu tư, bị cáo có biết gì về việc thay đổi nội dung thỏa thuận giữa PTSC với Corall không? Bị cáo Hà cho rằng không được phía liên danh PTSC/Corall thông báo gì về vấn đề này. Tòa hỏi tiếp: “Nếu biết có sự thay đổi này thì chủ đầu tư có chấp nhận không?” Hà trả lời nếu biết có thay đổi thì không chấp nhận bởi lẽ, thẩm quyền phê duyệt sự thay đổi này thuộc Thủ tướng Chính phủ.
Chuyển tiền bất hợp pháp
Bị cáo Trần Quang trả lời là không biết khi được hỏi có biết nội dung của hợp đồng 02 không. Trên thực tế, sau khi có 2 thỏa thuận xong, theo đó phần mua thiết bị vật tư chuyển từ PTSC sang Corall, thì có sự xuất hiện của hợp đồng 02 và 03 thay thế bản hợp đồng nguyên tắc 25/5/1999.
Sau khi nội dung bản hợp đồng soạn xong, Trần Quang đã đưa cho Nguyễn Lai Phong (theo hồ sơ vụ án lúc đó là Phó Giám đốc Interpet Việt
Khi hợp đồng 02 được Nguyễn Quang Thường ký tên, đóng dấu cho bên PTSC, Quang chuyển cho Phong để giả chữ ký của lãnh đạo Viện Corall và đóng dấu giả vào. Sau khi hợp đồng 02 được ký, toàn bộ công việc mua sắm thiết bị vật tư được chuyển hóa từ Corall sang Interpet Việt
Tòa đặt vấn đề vì sao Interpet Việt
Người liên quan là Nguyễn Lai Phong (bị can trong vụ án nhưng đã được đình chỉ điều tra do có công tố cáo giúp cơ quan điều tra phá vụ án này) cũng được thẩm vấn. Trước tòa, Nguyễn Lai Phong khai Công ty InterPet Việt Nam được Quang và Mac-xim lập ra với mục đích là thành lập xưởng lắp ráp thiết bị ngành dầu khí nhưng thực tế công ty này chẳng hoạt động gì. Việc tham gia trong gói thầu Block 140 chỗ tuy Phong là Phó Giám đốc nhưng chỉ là trên danh nghĩa, mọi việc chỉ có Trần Quang và Trần Ngọc Giao biết.
Ai đạo diễn cho Trần Ngọc Giao bỏ trốn?
Vấn đề dư luận quan tâm đến là làm thế nào để Trần Ngọc Giao biết sẽ bị bắt để bỏ trốn; ai đã đạo diễn trong vụ này cũng đã được HĐXX làm rõ trong chiều nay. Bị cáo Trần Ngọc Long khai, sở dĩ bị cáo bỏ trốn là theo sự chỉ đạo của Trần Quang và một người tên Đức ngụ ở Hà Nội.
Giữa năm 2002, có một đoàn thanh tra của Bộ Công an đến Vietsovpetro làm việc và họ chỉ chú ý đến những vấn đề có liên quan đến Công ty IntrePet và Mac-xim. Việc này khá bất thường và sau đó có tin đồn về việc InterPet làm ăn bậy bạ nên công an đang tiến hành điều tra. Tin đồn này ngày càng trầm trọng nên bị cáo rất lo. Bị cáo đã điện thoại cho anh Thắng ở Bộ Công an hỏi về việc này thì anh ấy không nói gì.
Sau đó, vào tháng 9/2002 bị cáo nhận được điện thoại của Trần Quang bảo nói chuyện với Đức là bạn thân của bị cáo Quang. Đức bảo bị cáo cầm theo hộ chiếu đi ngay ra sân bay mua vé ra Hà Nội gặp ảnh có việc bàn. Bị cáo ra sân bay mua vé nhưng hết vé nên báo lại cho Quang biết. Đức bảo bị cáo đi taxi ra Nha Trang gặp Đức. Tối đó bị cáo thuê xe đi thẳng ra Nha Trang. Đến Nha Trang Đức lại gọi bị cáo đi thẳng ra Đằng Nẵng và đến Đà Nẵng lại nhận được chỉ đạo đi thẳng ra Hà Nội nên bị cáo lại đổi xe đi Hà Nội.
Tại Hà Nội Quang và Đức bảo có nhiều vấn đề liên quan đến InterPet mà Bộ Công an đang điều tra do vậy bị cáo phải lánh mặt một thời gian. Quang bảo bị cáo coi như đi du lịch vậy và bảo nên qua Singapore. Sau đó bị cáo đã đi Trung Quốc rồi sang Singapore. Ở Singapore được thời gian, Đức điện thoại từ Thái Lan và bảo bị cáo qua Thái Lan gặp Đức. Ở Thái Lan được thời gian, Đức gọi điện bảo bị cáo đi sang Malaysia vì đã sắp sếp cho vợ và con bị cáo đi Malaysia gặp bị cáo. Bị cáo liền sang Malaysia và gặp được vợ con bị cáo. Những lần sau đó vợ và con bị cáo tự sang Malaysia thăm bị cáo và bị cáo ở Malaysia cho đến ngày 27/1/2004 thì bị bắt.
Phiên tòa tạm nghỉ và sẽ tiếp tục xét hỏi vào ngày 10/10.
- Gia Khang