221
3702
Điều tra theo thư bạn đọc
theodauthu
/bandocviet/theodauthu/
1253196
Thành ủy vẫn nhận được đơn, chỉ riêng quận không biết
1
Article
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
Việc một Anh hùng lao động phải sơ tán:
Thành ủy vẫn nhận được đơn, chỉ riêng quận không biết
,

  - Thành uỷ thành phố Hà Nội vừa có công văn dẫn lời ý kiến chỉ đạo của Bí thư Thành uỷ đề nghị Sở Xây dựng quan tâm thực hiện vụ nhà GS Phạm Gia Khải. Trước đó, Văn phòng Thành uỷ cũng đã có công văn chuyển đơn thư của GS Khải cho sở này để giải quyết theo thẩm quyền, nhưng đã 6 tháng trôi qua, cơ quan này vẫn không nhận được báo cáo kết quả giải quyết.

 

Ngày 17/12 vừa qua, Văn phòng Thành uỷ Hà Nội đã có công văn số 708 về việc “đôn đốc giải quyết đơn thư” của GS Phạm Gia Khải gửi Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội.

 

“Thời gian gần đây Thường trực Thành uỷ vẫn thường xuyên nhận được đơn thư của gia đình ông Phạm Gia Khải, địa chỉ số 7A, ngõ Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm kiến nghị giải quyết dứt điểm tranh chấp diện tích phụ tại số nhà trên”, CV viết.

 

Mô tả ảnh.

Hình ảnh GS Phạm Gia Khải lúc đang hướng dẫn cho sinh viên khám cho bệnh nhân. (Ảnh do gia đình cung cấp)

 

Thực hiện quyết định số 2702 ngày 12/6/2008 của Thành uỷ Hà Nội và ý kiến chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Bí thư Thành uỷ đầu tháng 12/2009, Văn phòng Thành uỷ “đề nghị đồng chí Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội quan tâm thực hiện và sớm báo cáo kết quả bằng văn bản tới đồng chí Bí thư và Thường trực Thành uỷ”.

 

Trước đó, vào ngày 22/6/2009, Văn phòng thành uỷ cũng đã có công văn số 107 “chuyển ý kiến chỉ đạo của Thường trực Thành uỷ tới Sở Xây dựng Hà Nội để giải quyết theo thẩm quyền” vụ việc GS Khải.

 

Tuy vậy, sau 6 tháng chỉ đạo, Thành uỷ Hà Nội vẫn chưa nhận được báo cáo kết quả giải quyết đơn thư công dân từ phía Sở Xây dựng Hà Nội.

 

Vừa qua, báo VietNamNet cũng đã có loạt bài phản ánh tình cảnh dở khóc dở cười của Anh hùng lao động, GS Phạm Gia Khải phải sơ tán ra khỏi nhà trong hơn 2 năm qua vì có nhà mà không thể ở được. Ngôi nhà của GS tại số 7A ngõ Phan Chu Trinh đã xuống cấp trong mấy năm qua nhưng không được phép sửa chữa, diện tích chung bị lấn chiếm trái phép.

 

Gia đình GS Khải đã có nhiều đơn thư trong nhiều năm qua đề nghị được giải quyết, UBND TP. Hà Nội cũng đã có chỉ đạo giải quyết dứt điểm nhưng sự việc vẫn không đâu vào đâu.

 

Mô tả ảnh.

Căn nhà đã xuống cấp, được đánh giá là "nguy hiểm cho người sử dụng" nhưng vẫn không được sửa chữa. Không ai nghì rằng một con người như GS Khải lại sống ở một nơi như thế này, cái bếp chỉ còn trơ mấy khung sắt trong nhiều năm qua mà vẫn không được phép phục hồi lại. Ảnh: Duy Tuấn

 

Trong lúc đó, trả lời VietNamNet, ông Nguyễn Quốc Hoa, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm lại thông tin rằng cơ quan này chưa nhận được đơn, hồ sơ xin sửa bếp của ông Khải. Trong lúc đó thì sự thực không phải thế.

 

Còn ông Hiền, Trưởng phòng quản lý nhà, Sở Xây dựng Hà Nội thì nói rằng phương hướng giải quyết sắp tới của các cơ quan chức năng là “tiếp tục vận động thuyết phục các hộ dân tầng 1 đồng thuận” - điều rất khó có thể xảy ra.

 

Nguyện vọng của GS Khải bây giờ muốn được được sửa lại cái bếp, thực hiện phương án hoạch định số 5 mà các cơ quan chức năng đã đưa ra. Từ đó ông mới có thể trở về trong căn nhà của mình để góp chút công sức còn lại cho công việc đang đảm nhiệm là “Chủ tịch hội đồng chuyên môn Ban Bảo vệ sức khoẻ Trung ương”.

 

Trong 2 năm sơ tán, xa địa điểm chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ cấp cao, ông Khải có lần đã phải bất lực vì hoàn cảnh ở xa không thể đến kịp để cứu chữa cho người bệnh. Những lúc đó ông chỉ ước gì ông không phải sơ tán mà đang ở trong nhà của mình, với khoảng cách gần Viện 108, khi nhận được yêu cầu cấp cứu bệnh nhân thì có thể đã cứu chữa kịp thời.

 

  • Duy Tuấn
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,