221
10701
Bảo vệ người tiêu dùng
bvkh
/bvkh/
1274594
Người tiêu dùng Việt thời sẵn lòng kiện... cái kim
1
Article
null
Người tiêu dùng Việt thời sẵn lòng kiện... cái kim
,

- Người dùng thời nay bị thu trội chỉ 8.000 đồng tiền nước cũng sắt đá khiếu kiện cả năm trời với lý do mua một sợi chỉ cũng phải rút ví chi tiền.

TIN LIÊN QUAN

Chi 1 xu cũng có quyền đi kiện

Sau những bài học tiêu dùng cay đắng, một bộ phận NTD Việt Nam đã có ý thức đòi quyền sắt đá, sẵn sàng mời doanh nghiệp "đáo tụng đình".

Mua áo mưa hiệu Rando tại siêu thị Harpromart, một bạn đọc VietNamNet rất yên tâm về chất lượng thương hiệu này, nhất là khi hàng mua trong siêu thị. Đi được 20-30km trong thành phố dưới trời mưa nhỏ, bạn đọc thấy nước ngấm ướt tay áo, vạt áo. Bực hàng kém chất lượng, người này "tố" lên báo để nhà sản xuất/cung cấp dịch vụ buộc phải lắng nghe và cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ bán hàng...

mua-ban.jpg
Bên ngoài siêu thị trong một ngày vàng mua sắm. Ảnh minh họa: HM

Một bạn đọc khác sẵn sàng lên tiếng đòi quyền lợi sau khi bị thu trội chỉ 2 m3 nước. Bạn đọc chỉ dùng hết 2 m3 nước (tính theo đồng hồ) một tháng nhưng hóa đơn tính thành 4 khối, với lý do định mức sử dụng theo quy định là 4 khối.

Phản ứng cái hóa đơn vô lý, bạn đọc này viết: "Chẳng lẽ mỗi tháng, tôi cứ phải cố dùng hết 4 khối nước? Muốn tiết kiệm nước ông một đường ống cũng không cho!"

Thoạt nghe chuyện, rất có thể một số người cho rằng những người tiêu dùng (NTD) trên tính toán quá chi li.

Nhưng trên thực tế, để được dùng một cái kim, một sợi chỉ hay một món hàng trị giá hàng chục hàng trăm triệu đồng, NTD đều phải rút ví chi tiền. "Của đau, con xót" nên khiếu nại sản phẩm, dịch vụ không xứng đồng tiền bát gạo cũng là việc không đáng ngạc nhiên.

Những người dùng nói trên lý luận: Chẳng thể vì giá trị nhỏ mà bảo rằng "có đáng là bao" hay "tiền của anh nhẹ hơn tiền của tôi". Mỗi cái chặc lưỡi bỏ qua của người mua sẽ tạo ra cơ hội cho người bán xâm hại lợi ích của hàng vạn khách hàng khác.

TS. Trịnh Hòa Bình (Viện Xã hội học VN) nói, việc NTD Việt dành thời gian và công sức khiếu nại món hàng chỉ vài ngàn bạc cho thấy họ không hiền như DN tưởng. Và khi có luật pháp hỗ trợ, khẩu hiệu của ngày NTD thế giới 2010: "Tiền của chúng ta, quyền của chúng ta" sẽ thực sự có ý nghĩa.
Đã hết thời sợ "đáo tụng đình"

Mới đây, VietNamNet đã có bài viết về anh Hoàng Trọng Hảo âm thầm đo lưu lượng Internet suốt 8 tháng ròng và phát hiện sự chênh lệch giữa lưu lượng trong hóa đơn và lưu lượng anh đo. Anh đã kiên trì kêu kiện doanh nghiệp suốt 6 tháng để đòi công bằng.

Một người dùng khác, chị Lê Thị Thu thì tự tay ghi chép giờ vào mạng, thoát mạng, sau khoảng thời gian online thì tự tay tắt modem, rút phích điện để lưu chứng cứ nhằm đối chứng sau một vài tháng thấy hóa đơn cao quá mức sử dụng thông thường.

adsl-ghi-cuoc-bang-tay.jpg ghi-cuoc-adsl.jpg
Ghi thời gian truy cập Internet bằng tay để làm cơ sở đối chiếu. Ảnh: HM

Một khách hàng khác đã dành cả năm qua kiên trì khiếu nại về chất lượng 1 chiếc võng xếp có thương hiệu.

Một NTD là anh Nguyễn Quốc Nam thì liên hệ với Coca-Cola liên tục trong 4 năm ròng để phản ánh về những lon Coca-Cola đong thiếu.

Khiếu nại về chất lượng sản phẩm dịch vụ, trước tiên người dùng đều kêu với doanh nghiệp - nơi sản xuất, cung cấp. Và hiển nhiên, khi sản phẩm lỗi, hỏng, họ muốn trả nó về nơi sản xuất, được đổi hàng mới và được giải thích hợp lý hợp tình. Chỉ cần doanh nghiệp đáp ứng được điều đó, sẽ chẳng có câu chuyện về hình ảnh doanh nghiệp xấu xí được kể lại. Thay vào đó là câu chuyện truyền tai của hàng ngàn, hàng vạn khách hàng về tinh thần cầu thị, thái độ phục vụ tận tình của một nhãn hàng, một thương hiệu.

Thế nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng cầu thị. Lời giải thích không có. Có giải thích cũng chẳng mấy khi lọt tai. Có doanh nghiệp còn liều lĩnh khẳng định với báo chí khách hàng đã đồng thuận với giải thích của mình (trong khi thực tế thì ngược lại), khiến cuộc khiếu nại như "thêm dầu vào lửa". Khách hàng từ chỗ muốn hợp tác trở thành nổi xung mời doanh nghiệp hầu tòa.

Luật BVNTD có là "thượng phương bảo kiếm"?
Nói kiện thì rất dễ, đi kiện mới thấy khó. Doanh nghiệp sẵn có tiềm lực kinh tế, lại có một hệ thống đã được đăng kí tiêu chuẩn chất lượng, cũng là đơn vị ghi hóa đơn nên dễ dàng kiện khách hàng nợ tiền hay xâm phạm lợi ích của doanh nghiệp. Và doanh nghiệp thường dễ dàng thắng kiện.

Còn NTD thì có gì? Một danh sách dài dằng dặc cuộc gọi đến doanh nghiệp nhưng không có ai bắt máy, có số đo lưu lượng bằng phần mềm hay thời gian vào mạng chép tay, có sản phẩm lỗi và may ra có hóa đơn thanh toán.

Đặt lên một bàn cân hay một phiên tòa thông thường, ai tin bằng chứng miệng? Ai tin những con số đo đếm không được công nhận? Và đơn vị trọng tài nào sẽ kiểm tra miễn phí cho NTD xem sản phẩm có bị lỗi, dịch vụ có tệ hay không?

Không còn cách nào khác, NTD đành chờ một phiên tòa đặc biệt, một phiên tòa mặc định đã kiện thì sẽ được tin ngay; NTD không cần phải chứng minh và nghĩa vụ chứng minh do doanh nghiệp thực hiện.

Phiên tòa như vậy, may ra, chỉ có sau khi Luật BVNTD chính thức được công nhận tại Việt Nam.

Để chuẩn bị cho những phiên tòa như vậy, ngay từ bây giờ, người tiêu dùng Việt - tưởng là những con kiến đi kiện củ khoai, đã bắt đầu để tâm khiếu nại những chuyện mà doanh nghiệp tưởng chỉ bé bằng... con kiến.

  • Huyền My

Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !

Đường dây nóng: (092)345-7799 (092)345-7799 hoặc (04)3772-2729 (04)3772-2729.

Email: bvkh@vietnamnet.vn

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,