221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1285375
Mỹ - Trung thất bại trong giải quyết bất đồng Biển Đông
1
Photo
null
Phần 2:
Mỹ - Trung thất bại trong giải quyết bất đồng Biển Đông
,

Sự tức giận và thất vọng tiếp tục gia tăng cho tới năm ngoái như vụ va chạm giữa máy bay Trung Quốc và máy bay quân sự Mỹ năm 2001. Trung Quốc tố cáo Mỹ gây nên vụ va chạm. Còn chỉ huy lực lượng của Mỹ ở Thái Bình Dương khi ấy là Đô đốc Dennis Blair cho rằng đây chỉ một tai nạn do máy bay của Trung Quốc tìm cách chặn máy bay của họ. Tiếp đến, vụ tàu USNS Impeccable bị các tàu Trung Quốc “quấy nhiễu” ở gần đảo Hải Nam hồi tháng 3.

>> Phần 1: Mỹ -Trung: Xa vời thỏa thuận chống đụng độ trên Biển Đông

"Đột nhiên trong năm 2009, các hành động này ngừng lại”, McVadon nói. “Điều duy nhất có thể dẫn tới kết quả nhanh chóng như vậy, đó là tại cuộc gặp cấp cao nhất, hai bên đã đạt được một quyết định về việc “ngừng lại”. Điều này xảy ra khi cuộc họp quan trọng G-20 đến gần". Hội nghị G-20 kế tiếp diễn ra ở Toronto vào 26 -27/6.

Ảnh do Hải quân Mỹ cung cấp. Thành viên trên tàu đánh cá Trung Quốc dùng móc sắt với nỗ lực làm thủng lưới định vị âm thanh của tàu USNS Impeccable trên Biển Đông ngày 8/3/2009. Mỹ cho rằng, con tàu này đang tiến hành các hoạt động đo đạc thông thường trên vùng biển quốc tế cách phía nam đảo Hải Nam 120km thì bị năm tàu cá Trung Quốc “quấy nhiễu” (Ảnh AP/U.S. Navy).

Ảnh do Hải quân Mỹ cung cấp. Thành viên trên tàu đánh cá Trung Quốc dùng móc sắt với nỗ lực làm thủng lưới định vị âm thanh của tàu USNS Impeccable trên Biển Đông ngày 8/3/2009. Mỹ cho rằng, con tàu này đang tiến hành các hoạt động đo đạc thông thường trên vùng biển quốc tế cách phía nam đảo Hải Nam 120km thì bị năm tàu cá Trung Quốc “quấy nhiễu”. Ảnh: AP/U.S. Navy

Liệu cả Trung Quốc và Mỹ đã bất ngờ hiểu ra sự vô nghĩa của những cuộc tranh cãi vụn vặt trên Biển Đông, trong khi họ cần cứu thế giới khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, đấu tranh chống khủng bố, giải quyết tình trạng ấm nóng toàn cầu…?

Đó có thể là giả thuyết hấp dẫn. Nhưng dù sao, vào lúc này, Mỹ cần phê chuẩn UNCLOS để xác định EEZ là tuyến đường biển quốc tế và tàu chiến được tự do qua lại. Đây là quan điểm của Abe Denmark, giám đốc Chương trình an ninh châu Á - Thái Bình Dương tại Trung tâm An ninh Mỹ ở Washington, DC. Quan điểm của ông được Đô đốc Nhật Bản về hưu Sumihiko Kawamura chia sẻ.

Cuối năm 2009, ông Dutton nói với Asia Times Online rằng, luật nội địa Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với mọi hòn đảo ở Biển Đông và cũng khẳng định chủ quyền với các lãnh hải cùng EEZ xuất phát từ tất cả vùng lãnh thổ mà họ đòi chủ quyền.

Quan điểm của Trung Quốc là coi Hoàng Hải, Đông Hải và Biển Đông như những “vùng biển gần” với những lợi ích chiến lược trong quá trình tìm kiếm vị trí vượt trội về sức mạnh quân sự.

"Hoạt động giám sát giúp Mỹ hiểu rõ hơn sự chuyển đổi của Trung Quốc sang sự hiện diện mạnh mẽ của lực lượng hải quân trong khu vực”, Dutton nói. "Nó cũng giúp Hải quân Mỹ hiểu rõ hơn đặc tính của vùng biển có thể ảnh hưởng tới các hoạt động. Những nhà hoạch định chiến lược Trung Quốc xem cả hai mục tiêu của Mỹ trái ngược với lợi ích Trung Quốc, nên họ phản đối hoạt động của Mỹ”.

Theo Dutton, “nếu hải quân Trung Quốc hợp tác hơn, ít đối đầu hơn trong cách tiếp cận với các hoạt động ở khu vực, thì Trung Quốc có thể có được ảnh hưởng của Hải quân hơn là đánh mất nó”.

Raul Pedrozo, phó giáo sư luật quốc tế thuộc Đại học Hải quân Mỹ thấy rằng, các cuộc thảo luận do MMCA thực hiện không thành công như người ta mong đợi. Có lẽ tầm quan trọng nên đặt vào Hội nghị Hải quân Tây Thái Bình Dương (WPNS).

Ông nói: "MMCA cung cấp một diễn đàn đầy đủ để thảo luận và kiểm soát những đụng độ Mỹ - Trung trên biển và trên không. Thỏa thuận tạo điều kiện thuận lợi cho việc hội đàm giữa Bộ Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc để thúc đẩy hiểu biết chung về các hoạt động của lực lượng không quân và hàng hải hai bên khi chúng phù hợp với luật pháp quốc tế”.

Điều đáng nói là, Trung Quốc đã không sử dụng MMCA như một phương pháp xác định hoặc thảo luận về các biện pháp an ninh thích hợp có thể áp dụng trong trường hợp xảy ra đụng độ quân sự trên biển. Thay vì tập trung “tăng cường hiểu biết lẫn nhau” để thúc đẩy an ninh trên biển và trên không, Trung Quốc dùng MMCA như là cơ sở ủng hộ cho phát ngôn của chính phủ về sự bất hợp pháp của các hoạt động quân sự Mỹ tại EEZ.

"Đã tới lúc các cuộc tranh luận “pháp lý” cần dẹp sang một bên, ít nhất là trong ngắn hạn. Những gì MMCA cần tập trung là phát triển các thủ tục và biện pháp hoạt động an toàn nhằm giới hạn sự bất ổn và can thiệp lẫn nhau, đồng thời tạo điều kiện trao đổi thông tin khi các máy bay và tàu quân sự Mỹ - PLA liên lạc trên biển”, Pedrozo nhấn mạnh.

Ông đề cập đến Quy tắc về các cuộc đụng độ không báo trước trên biển (CUES) do WPNS đưa ra, trong đó có các thủ tục và biện pháp an toàn nhằm hạn chế sự bất ổn và can thiệp lẫn nhau, đồng thời tạo điều kiện thông tin khi các tàu, máy bay liên lạc.

Theo Winkler, WPNS được thành lập năm 1988, gần đây có 18 thành viên gồm cả Mỹ và Trung Quốc. Năm 2000, diễn đàn đã đưa ra CUES, cung cấp cho các bên tham gia diễn tập chiến thuật và hướng dẫn sử dụng tín hiệu dựa trên nguyên tắc mà NATO và hải quân đồng minh khác sử dụng trong Chiến tranh Lạnh. “Các cuộc thảo luận sau đó với diễn đàn này đã đưa ra khả năng kết hợp các cơ cấu INCSEA ở toàn khu vực", Winkler khẳng định.

WPNS thúc đẩy hợp tác hải quân và tạo ra luồng thông tin, ý kiến giữa các chuyên gia hải quân, dẫn tới sự hiểu biết chung và có thể thỏa thuận.

"Trung Quốc tham gia đầy đủ vào WPNS", Pedrozo khuyến nghị. "Không cần phát triển thứ gì đó “đặc biệt” để tương tác với lực lượng quân sự Mỹ trên biển. Nghĩa là một hiệp ước hay thoả thuận mới là không cần thiết, chúng ta chỉ cần sử dụng những cơ cấu, thủ tục hiện hành theo đúng cách nó được dùng”.

Những cơ cấu hiện hành khác gồm Các quy tắc tránh va chạm của Tổ chức Hàng hải quốc tế và Quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế.

Năm 2009, các tàu hàng và đánh cá của Trung Quốc đã được sử dụng công khai để “quấy nhiễu” những tàu Mỹ hoạt động ở Biển Đông.

Những gì có thể xảy ra tiếp theo không hoàn toàn bất ngờ.

"Trung Quốc gần đây cố tạo dựng ra vụ việc giữa một tàu thương mại, có lẽ là tàu cá, với tàu sứ mệnh đặc biệt của Mỹ như một phần nỗ lực để tập trung sự quan sát của cộng đồng quốc tế cho họ thấy các hoạt động quân sự Mỹ là can thiệp vào quyền hợp pháp của Trung Quốc tại EEZ", Pedrozo nói.

Triển khai vài tàu có trang bị laser và ít máy bay hay trực thăng giám sát là một cách để gia tăng sự hiện diện nhanh chóng.

Theo Winkler: "Một trong những vấn đề mà Mỹ lo lắng trong những năm 1980 là Liên Xô đã trực tiếp hướng laser vào máy bay Mỹ. Vấn đề này được đưa vào Hiệp định Ngăn chặn các hoạt động quân sự nguy hiểm được ký kết giữa hai bên năm 1989".

Trong khi đó, cả Mỹ và Trung Quốc đều chưa đề cập tới việc sử dụng laser chống lại trực thăng hay máy bay khác.

"Sử dụng laser gây “mù” hoặc “choáng” với phi công máy bay là rất nguy hiểm và có thể bị xem là tấn công tùy tiện, trừ phi nó thực sự cần thiết với mục đích tự vệ”, Dutton nhấn mạnh. "Liên Xô từng bị cho là sử dụng laser chống lại vài phi công Mỹ những năm 1980, nhưng đã bị lên án và giờ đây, cũng phải chỉ trích các hành động tương tự".

Sự bất lực của Mỹ và Trung Quốc trong việc giải quyết những bất đồng trên biển không phải là “điềm lành” cho các tương tác khác như trên không trong tương lai. Điều này thực sự đáng quan ngại.

  • Thái An (Theo Atimes)

,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,